Đầu mối xe buýt lớn nhất TP HCM sẽ dời về đường Hàm Nghi
Trạm điều hành xe buýt Sài Gòn có tuổi đời hơn nửa thế kỷ bị đập bỏ giao mặt bằng thi công ga ngầm metro Bến Thành, trạm mới được xây trên đường Hàm Nghi gần đó.
Ngày 5/4, Giám đốc Trung tâm điều hành vận tải hành khách công cộng ( Sở Giao thông Vận tải TP HCM) Trần Chí Trung cho biết, để bàn giao mặt bằng phục vụ thi công ga ngầm Bến Thành tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), từ ngày 10/4 trạm điều hành xe buýt Bến Thành sẽ được dời về đường Hàm Nghi.
Trạm trung chuyển xe buýt Bến Thành hiện có 36 tuyến hoạt động, gồm hơn 1.400 chuyến với lượng hành khách khoảng 152.000 – chiếm 30% lượng phục vụ của toàn hệ thống xe buýt thành phố.
Trạm xe buýt mới sẽ được chuyển về đường Hàm Nghi để bàn giao mặt bằng thi công ga ngầm metro Bến Thành. Ảnh: Hữu Công.
“Việc dời trạm trung chuyển không thay đổi lộ trình nhiều, do 2 vị trí mới và cũ nằm khá gần nhau”, ông Trung nói và cho biết hiện đường Hàm Nghi có 3 làn ôtô mỗi bên, khi đưa trạm xe buýt về đây sẽ bố trí 2 làn cho xe buýt, làn còn lại cho ôtô.
Video đang HOT
Trước mắt, trung tâm sẽ lắp đặt 6 cụm nhà chờ tạm thời trên đường Hàm Nghi, tăng cường chiếu sáng và lắp một số nhà vệ sinh di động phục vụ hành khách. Hệ thống nhà chờ và nhà vệ sinh mới để phục vụ lâu dài sẽ được hoàn thành trong tháng 6.
“Khi dời trạm trung chuyển xe buýt về đường Hàm Nghi, dự báo 6 vị trí ở gần khu vực này có nguy cơ ùn tắc. Trung tâm đã làm việc với Phòng CSGT, Công an quận 1 cùng Khu quản lý giao thông số 1 để có phương án bố trí lực lượng điều tiết cũng như có giải pháp trong các tình huống”, ông Trung nói.
Giám đốc Trung tâm vận tải hành khách công cộng TP HCM cũng cho biết, trong giai đoạn đầu việc di dời trạm xe buýt Bến Thành về đường Hàm Nghi chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân. “Chúng tôi mong người dân thông cảm và chia sẻ”, ông nói.
Trạm Bến Thành (Trạm điều hành Sài Gòn) là trạm trung chuyển hành khách công cộng lớn nhất, quan trọng nhất trong mạng lưới xe buýt tại TP HCM. Trạm được xây dựng năm 1956, khi mạng lưới xe buýt Sài Gòn được thiết lập và vẫn đóng vai trò là trạm vận chuyển công cộng chính của thành phố cho đến nay.
Hữu Công
Theo VNE
2 đường ở TP HCM có làn riêng cho xe buýt
Đường Điện Biên Phủ và Võ Thị Sáu được chọn thí điểm làn dành riêng cho xe buýt, nhằm tăng tốc độ cho loại hình vận tải công cộng này.
Ngày 21/3, Giám đốc Trung tâm vận tải hành khách công cộng (Sở Giao thông Vận tải TP HCM) Trần Chí Trung cho biết, trong tháng 4 triển khai làn đường dành riêng cho xe buýt để tăng tốc độ và giúp chạy đúng giờ. Đây là cách thu hút người dân sử dụng phương tiện vận tải công cộng.
Có làn đường riêng, xe buýt được kỳ vọng sẽ chạy đúng lịch trình. Ảnh: Hữu Công.
Sở Giao thông Vận tải chọn đường một chiều Điện Biên Phủ (từ vòng xoay Lý Thái Tổ đến chân cầu Sài Gòn) và đường Võ Thị Sáu (từ vòng xoay Dân Chủ đến Đinh Tiên Hoàng) để thí điểm bố trí làn riêng cho xe buýt.
Nếu thành công, thành phố sẽ triển khai trên các đường Trường Chinh, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Văn Trỗi, Xa lộ Hà Nội (đoạn từ cầu Sài Gòn đến khu du lịch Suối Tiên), Phạm Văn Đồng...
Trước đó, năm 2003, TP HCM thí điểm làn dành riêng cho xe buýt trên đường Trần Hưng Đạo (quận 5) nhưng phát sinh nhiều bất cập nên ngừng.
Theo thống kê năm 2016, lượng hành khách đi xe buýt tại thành phố giảm 3,4 triệu lượt (giảm 84.000 chuyến). Trung tâm vận tải hành khách công cộng cho biết có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu vẫn do cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, phát triển bến bãi còn chậm...
Việc chưa có làn đường ưu tiên cho xe buýt cũng khiến xe chạy chậm, thường xuyên muộn giờ; xe đã xuống cấp, thái độ phục vụ của nhân viên chưa tốt; lộ trình chưa đảm bảo...
Hữu Công
Theo VNE
Mở tuyến buýt 5 sao nối Tân Sơn Nhất với bến xe lớn nhất TP HCM 159 là tuyến buýt đầu tiên kết nối Tân Sơn Nhất với 2 bến xe lớn của TP HCM là Miền Đông và An Sương giúp giảm lượng xe cá nhân vào sân bay. Ngày 15/1, Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Hàng không Miền Nam (Satsco) cùng Sở Giao thông Vận tải TP HCM khai trương tuyến xe buýt chất lượng...