Dâu mới khiến bố chồng giận tím mặt, suýt hất cả mâm cơm nhưng sau đó lại yêu thương cô hết mực!
Chỉ phát biểu một câu thôi, H. khiến không khí của bữa ăn trở nên căng thẳng.
Nhiều nàng dâu thường bị ám ảnh bởi mối quan hệ với mẹ chồng. Tuy nhiên vì lý do này hay khác, cũng có người e ngại bố chồng. Ví dụ như nàng dâu có tên H. trong câu chuyện dưới đây. Chỉ vì một câu nói lúc mất bình tĩnh của mình, cô khiến bố chồng giận “sôi người”. Nhưng sau đó khi hiểu ra chuyện, H. đã khéo léo sửa sai khiến bố chồng yêu thương con dâu nhiều hơn.
H. mới lấy anh T. được tròn hai tháng. Về ra mắt mấy lần cô cũng nhận thấy bố mẹ chồng mình là người tâm lý, dễ sống. Chính vì vậy, khi có nhiều chị em về làm dâu than thở chuyện mẹ chồng khó tính, làm khó dễ, cô nàng lại cảm thấy mình may mắn khi có được một gia đình mới ưng ý.
Về phần H., cô cũng là người được bố mẹ giáo dục rất kỹ. H. biết đối trên nhường dưới nên cũng được lòng mọi người. Tuy nhiên điểm đáng chê trách nhất của cô nàng đó là nóng tính. Khi mất bình tĩnh cô thường nói năng bộp chộp, thậm chí làm mất lòng người khác.
Một hôm đi làm về, H. đã thấy mẹ chồng nấu xong bữa tối, dọn mâm cơm lên bàn ăn chỉ chờ cô với chồng về là cả nhà dùng bữa.
Bố chồng cười khà khà rồi lấy chai rượu ngâm lâu năm trong tủ ra nói với chồng H.: “Nay cuối tháng, đụng nửa đùi chó về làm rượu mận. Lâu lắm không ăn món này, thấy nhớ”.
Chồng cô chưa kịp đáp lại, thì H. xồn xồn chạy từ phòng mình xuống dưới nhà hoảng hốt: “ Ôi sao lại có thể ăn thịt chó ạ? Chó là thú cưng được nuôi và bảo vệ sao nhà mình có thể ăn được?”.
Thấy con dâu phản ứng khá mạnh, bố chồng H. có phần không bằng lòng, ông cũng lớn tiếng: “ Ơ cái con này, nhà tao ăn bao đời nay có sao? Có quy định nào cấm ăn thịt chó đâu. Nó cũng giống như thịt lợn, thịt bò… bán đầy ngoài chợ”.
“ Không, ăn thịt chó là ác độc lắm, không có tình người. Con mà biết nhà mình ăn thịt chó thì còn lâu con mới về làm dâu” – H. nói xong bỏ chạy về phòng mình.
Có tí men trong người, lại bị con dâu xúc phạm, bố chồng H. nổi giận lôi đình suýt hất tung cả mâm cơm, nhưng may sao có chồng H. đỡ lời: “ Vợ con tính cũng nóng nảy bố biết mà, chứ nó không dám hỗn với bố đâu. Để con lên bảo nó”.
Mẹ chồng cô gái cũng chạy tới khuyên: “Thôi ông ạ, con nó mới về làm dâu nó chưa biết phép tắc. Thằng T. lên dạy vợ mày mau”.
T. lên phòng thì thấy H. đang nằm giường chùm kín chăn. Anh mới ngồi cạnh giường vợ mà rằng: “ Khổ quá anh không biết em không thích ăn thịt chó. Anh chỉ nghĩ rằng em yêu thương động vật thôi. Nhưng em nói với bố như vậy là có phần không phải đó. Dù sao bố mẹ cũng lớn tuổi, mình phải tôn trọng.
Nếu em không thích ăn thì em góp ý với bố mẹ. Ai lại quy chụp chung những người ăn thịt chó là ác độc. Văn hóa nước mình từ xưa đến nay cũng có lên án những người ăn thịt chó đâu.
Nay bố giận lắm, bữa khác em lựa lời xin lỗi bố nhé”.
H. không nói gì, chồng cô bỏ ra khỏi phòng thì mẹ chồng cô vào. Thấy H. vẫn nằm im, mẹ T. cũng thêm lời: “ Nay H. nói với bố như vậy là không được đâu nhé. Mẹ biết con nóng tính nhưng không phải lời lẽ nào mình cũng có thể thốt ra được. Cả nhà mình vẫn thi thoảng ăn món đấy để đổi vị. Nhưng con xem có ai nói gia đình mình là ác độc không?
Ác độc hay không nó ở cách sống chứ không phải vì vài ba món ăn. Con sau đừng trẻ con như thế nữa nhé”.
Vùi mình trong chăn, H. cũng nhận thấy mình hơi quá lời. Cũng tại cái tính nóng nảy của mình làm cho quan hệ của cô với bố mẹ chồng trở nên căng thẳng. Nhưng không lẽ cô xuống nhận sai? Không cô không sai. Trước nay cô vẫn kịch liệt lên án những người ăn thịt chó. Cô phải làm thế nào bây giờ?
Sáng hôm sau khi dậy đi làm, H. chạm mặt bố chồng, nhưng cả hai không ai nói với ai một lời nào.
Cô cũng định xin lỗi bố nhưng rồi lại ngại mở lời. Còn bố chồng cô thì vẫn có phần hậm hực về những lời nói của con dâu tối qua.
Chiều hôm ấy khi đi làm về, H. có dẫn về một chú chó nhỏ.
Cả nhà có vẻ bất ngờ trước hành động của H. Cô chỉ cười bảo: “Nhà bạn con có con chó mẹ đẻ ra được nhiều con quá, không chăm xuể. Con thấy thương nên có xin về một em”.
Chồng và mẹ chồng H. đều không nói gì nhưng bố chồng cô thì phải đối: “Không, nuôi chó bẩn nhà, ai mà dọn được”.
Ngày hôm sau, khi cả nhà đi làm hết, còn mỗi bố chồng H. ở nhà. Con chó nhỏ được xích vào cột nhưng vì đói, khát và muốn được đi chơi nên nó cứ kêu oăng oẳng suốt.
Video đang HOT
Nghe chú chó “ăn vạ” mãi sốt ruột, bố chồng H. đành mang cơm cho nó ăn. Nhưng cơm trắng thì chó chê, ông đành ngồi gỡ thịt rồi trộn đều lên nó mới chịu ăn.
Sau khi ăn xong, cái bụng của chú chó nhỏ cứ căng tròn ra nhìn đến buồn cười. Rồi nó cứ nghĩ bố chồng H. là chủ của nó nên cứ đi theo chân ông để chọc ghẹo. Ông xua nó về nhà thế nào cũng không được đành dẫn nó đi chơi quanh xóm với mình.
Cứ thế gần tháng trôi qua, một hôm H. về nhà sớm thấy bố chồng mình đang nô đùa với chú chó. Bây giờ, chó ta cũng lớn phổng phao rồi, tất cả là nhờ có bàn tay chăm sóc của bố chồng H.
Thấy bố đang vui vẻ với chú chó, H. cũng cười tít mắt, quên cả chuyện hai bố con đang “chiến tranh lạnh” với nhau: “ Ô thế mà con nhớ hôm con dẫn nó về, ai giãy nảy lên không nhận nuôi ấy nhở”.
Ngượng ngùng vì bị con dâu trêu chọc nhưng bố chồng H. vẫn giận dỗi: “Kệ tao”.
Anh T. từ trong nhà chạy ra sân trêu bố: “ Nay lại cuối tháng bố con mình làm ít thịt chó rượu mận đi. Bụi lá mơ nhà mình đang tốt”.
H. liền lườm chồng mình, còn bố chồng H. thì nói luôn: “ Không, đổi món khác đi, nay tao không muốn ăn”.
Đến bữa cơm, bố chồng H. tự lấy luôn một bát cơm lớn rồi trộn với thức ăn, xong mang ra sân gọi chú chó.
Ông quay lại mâm cơm rồi cười rằng: “ Cái giống chó cũng khôn thật. Mình cho nó ăn tí mà nó biết là chủ. Về đến đầu ngõ là nó chạy ra mừng rồi”.
Rồi ông nhỏ nhẹ bảo H.: “Giờ bố biết tại sao con lại không thích ăn thịt chó rồi. Cái giống có tình có nghĩa thế mà bị con người giết làm thịt quả thật có phần nhẫn tâm. Thôi từ nay bố cũng không ăn thịt chó nữa”.
Nghe vậy, H. cũng gãi đầu nhận lỗi: “Con xin lỗi bố vì đã có lúc con nóng tính, nói những lời làm bố phiền lòng. Từ nay con cũng sẽ kiềm chế bản thân hơn ạ.
Mấy lần con định mở lời xin lỗi bố mà cứ sợ bố còn giận không tha thứ cho”.
“ Giận là giận thế nào. Tao quá g
Chỉ phát biểu một câu thôi, H. khiến không khí của bữa ăn trở nên căng thẳng.
Nhiều nàng dâu thường bị ám ảnh bởi mối quan hệ với mẹ chồng. Tuy nhiên vì lý do này hay khác, cũng có người e ngại bố chồng. Ví dụ như nàng dâu có tên H. trong câu chuyện dưới đây. Chỉ vì một câu nói lúc mất bình tĩnh của mình, cô khiến bố chồng giận “sôi người”. Nhưng sau đó khi hiểu ra chuyện, H. đã khéo léo sửa sai khiến bố chồng yêu thương con dâu nhiều hơn.
H. mới lấy anh T. được tròn hai tháng. Về ra mắt mấy lần cô cũng nhận thấy bố mẹ chồng mình là người tâm lý, dễ sống. Chính vì vậy, khi có nhiều chị em về làm dâu than thở chuyện mẹ chồng khó tính, làm khó dễ, cô nàng lại cảm thấy mình may mắn khi có được một gia đình mới ưng ý.
Về phần H., cô cũng là người được bố mẹ giáo dục rất kỹ. H. biết đối trên nhường dưới nên cũng được lòng mọi người. Tuy nhiên điểm đáng chê trách nhất của cô nàng đó là nóng tính. Khi mất bình tĩnh cô thường nói năng bộp chộp, thậm chí làm mất lòng người khác.
Một hôm đi làm về, H. đã thấy mẹ chồng nấu xong bữa tối, dọn mâm cơm lên bàn ăn chỉ chờ cô với chồng về là cả nhà dùng bữa.
Bố chồng cười khà khà rồi lấy chai rượu ngâm lâu năm trong tủ ra nói với chồng H.: “Nay cuối tháng, đụng nửa đùi chó về làm rượu mận. Lâu lắm không ăn món này, thấy nhớ”.
Chồng cô chưa kịp đáp lại, thì H. xồn xồn chạy từ phòng mình xuống dưới nhà hoảng hốt: “ Ôi sao lại có thể ăn thịt chó ạ? Chó là thú cưng được nuôi và bảo vệ sao nhà mình có thể ăn được?”.
Thấy con dâu phản ứng khá mạnh, bố chồng H. có phần không bằng lòng, ông cũng lớn tiếng: “ Ơ cái con này, nhà tao ăn bao đời nay có sao? Có quy định nào cấm ăn thịt chó đâu. Nó cũng giống như thịt lợn, thịt bò… bán đầy ngoài chợ”.
“ Không, ăn thịt chó là ác độc lắm, không có tình người. Con mà biết nhà mình ăn thịt chó thì còn lâu con mới về làm dâu” – H. nói xong bỏ chạy về phòng mình.
Có tí men trong người, lại bị con dâu xúc phạm, bố chồng H. nổi giận lôi đình suýt hất tung cả mâm cơm, nhưng may sao có chồng H. đỡ lời: “ Vợ con tính cũng nóng nảy bố biết mà, chứ nó không dám hỗn với bố đâu. Để con lên bảo nó”.
Mẹ chồng cô gái cũng chạy tới khuyên: “Thôi ông ạ, con nó mới về làm dâu nó chưa biết phép tắc. Thằng T. lên dạy vợ mày mau”.
T. lên phòng thì thấy H. đang nằm giường chùm kín chăn. Anh mới ngồi cạnh giường vợ mà rằng: “ Khổ quá anh không biết em không thích ăn thịt chó. Anh chỉ nghĩ rằng em yêu thương động vật thôi. Nhưng em nói với bố như vậy là có phần không phải đó. Dù sao bố mẹ cũng lớn tuổi, mình phải tôn trọng.
Nếu em không thích ăn thì em góp ý với bố mẹ. Ai lại quy chụp chung những người ăn thịt chó là ác độc. Văn hóa nước mình từ xưa đến nay cũng có lên án những người ăn thịt chó đâu.
Nay bố giận lắm, bữa khác em lựa lời xin lỗi bố nhé”.
H. không nói gì, chồng cô bỏ ra khỏi phòng thì mẹ chồng cô vào. Thấy H. vẫn nằm im, mẹ T. cũng thêm lời: “ Nay H. nói với bố như vậy là không được đâu nhé. Mẹ biết con nóng tính nhưng không phải lời lẽ nào mình cũng có thể thốt ra được. Cả nhà mình vẫn thi thoảng ăn món đấy để đổi vị. Nhưng con xem có ai nói gia đình mình là ác độc không?
Ác độc hay không nó ở cách sống chứ không phải vì vài ba món ăn. Con sau đừng trẻ con như thế nữa nhé”.
Vùi mình trong chăn, H. cũng nhận thấy mình hơi quá lời. Cũng tại cái tính nóng nảy của mình làm cho quan hệ của cô với bố mẹ chồng trở nên căng thẳng. Nhưng không lẽ cô xuống nhận sai? Không cô không sai. Trước nay cô vẫn kịch liệt lên án những người ăn thịt chó. Cô phải làm thế nào bây giờ?
Sáng hôm sau khi dậy đi làm, H. chạm mặt bố chồng, nhưng cả hai không ai nói với ai một lời nào.
Cô cũng định xin lỗi bố nhưng rồi lại ngại mở lời. Còn bố chồng cô thì vẫn có phần hậm hực về những lời nói của con dâu tối qua.
Chiều hôm ấy khi đi làm về, H. có dẫn về một chú chó nhỏ.
Cả nhà có vẻ bất ngờ trước hành động của H. Cô chỉ cười bảo: “Nhà bạn con có con chó mẹ đẻ ra được nhiều con quá, không chăm xuể. Con thấy thương nên có xin về một em”.
Chồng và mẹ chồng H. đều không nói gì nhưng bố chồng cô thì phải đối: “Không, nuôi chó bẩn nhà, ai mà dọn được”.
Ngày hôm sau, khi cả nhà đi làm hết, còn mỗi bố chồng H. ở nhà. Con chó nhỏ được xích vào cột nhưng vì đói, khát và muốn được đi chơi nên nó cứ kêu oăng oẳng suốt.
Nghe chú chó “ăn vạ” mãi sốt ruột, bố chồng H. đành mang cơm cho nó ăn. Nhưng cơm trắng thì chó chê, ông đành ngồi gỡ thịt rồi trộn đều lên nó mới chịu ăn.
Sau khi ăn xong, cái bụng của chú chó nhỏ cứ căng tròn ra nhìn đến buồn cười. Rồi nó cứ nghĩ bố chồng H. là chủ của nó nên cứ đi theo chân ông để chọc ghẹo. Ông xua nó về nhà thế nào cũng không được đành dẫn nó đi chơi quanh xóm với mình.
Cứ thế gần tháng trôi qua, một hôm H. về nhà sớm thấy bố chồng mình đang nô đùa với chú chó. Bây giờ, chó ta cũng lớn phổng phao rồi, tất cả là nhờ có bàn tay chăm sóc của bố chồng H.
Thấy bố đang vui vẻ với chú chó, H. cũng cười tít mắt, quên cả chuyện hai bố con đang “chiến tranh lạnh” với nhau: “ Ô thế mà con nhớ hôm con dẫn nó về, ai giãy nảy lên không nhận nuôi ấy nhở”.
Ngượng ngùng vì bị con dâu trêu chọc nhưng bố chồng H. vẫn giận dỗi: “Kệ tao”.
Anh T. từ trong nhà chạy ra sân trêu bố: “ Nay lại cuối tháng bố con mình làm ít thịt chó rượu mận đi. Bụi lá mơ nhà mình đang tốt”.
H. liền lườm chồng mình, còn bố chồng H. thì nói luôn: “ Không, đổi món khác đi, nay tao không muốn ăn”.
Đến bữa cơm, bố chồng H. tự lấy luôn một bát cơm lớn rồi trộn với thức ăn, xong mang ra sân gọi chú chó.
Ông quay lại mâm cơm rồi cười rằng: “ Cái giống chó cũng khôn thật. Mình cho nó ăn tí mà nó biết là chủ. Về đến đầu ngõ là nó chạy ra mừng rồi”.
Rồi ông nhỏ nhẹ bảo H.: “Giờ bố biết tại sao con lại không thích ăn thịt chó rồi. Cái giống có tình có nghĩa thế mà bị con người giết làm thịt quả thật có phần nhẫn tâm. Thôi từ nay bố cũng không ăn thịt chó nữa”.
Nghe vậy, H. cũng gãi đầu nhận lỗi: “Con xin lỗi bố vì đã có lúc con nóng tính, nói những lời làm bố phiền lòng. Từ nay con cũng sẽ kiềm chế bản thân hơn ạ.
Mấy lần con định mở lời xin lỗi bố mà cứ sợ bố còn giận không tha thứ cho”.
“ Giận là giận thế nào. Tao quá giận ấy chứ, nhưng thôi tao tha vì mày mang về cho tao con chó cưng. Không có nó ở nhà cả ngày, mọi người đi làm hết cũng buồn lắm” – ông thêm lời.
Từ ngày làm lành với bố chồng, gia đình nhà H. trở nên vui vẻ, yêu thương nhau nhiều hơn!
Bữa ăn hôm ấy của gia đình H. diễn ra thật vui vẻ sau gần tháng trời không ai nói ai câu nào trong lúc ăn cơm. Cũng từ đây bố chồng H. mở lòng, yêu thương con dâu nhiều hơn. Có gì cô còn chưa được ông đều nhẹ nhàng góp ý.
Phần về H, cô cũng rút ra nhiều bài học cho mình. Nàng dâu này thêm phần tôn trọng và quý mến bố mẹ chồng mình nhiều hơn. H. vẫn nghĩ rằng đúng là mình may mắn mới được gia đình chồng hiền lành, tâm lý như vậy. Chứ bữa đó cô nóng tính mà rơi vào nhà khác thì bị trả về nơi sản xuất rồi cũng nên!
iận ấy chứ, nhưng thôi tao tha vì mày mang về cho tao con chó cưng. Không có nó ở nhà cả ngày, mọi người đi làm hết cũng buồn lắm” – ông thêm lời.
Từ ngày làm lành với bố chồng, gia đình nhà H. trở nên vui vẻ, yêu thương nhau nhiều hơn!
Bữa ăn hôm ấy của gia đình H. diễn ra thật vui vẻ sau gần tháng trời không ai nói ai câu nào trong lúc ăn cơm. Cũng từ đây bố chồng H. mở lòng, yêu thương con dâu nhiều hơn. Có gì cô còn chưa được ông đều nhẹ nhàng góp ý.
Phần về H, cô cũng rút ra nhiều bài học cho mình. Nàng dâu này thêm phần tôn trọng và quý mến bố mẹ chồng mình nhiều hơn. H. vẫn nghĩ rằng đúng là mình may mắn mới được gia đình chồng hiền lành, tâm lý như vậy. Chứ bữa đó cô nóng tính mà rơi vào nhà khác thì bị trả về nơi sản xuất rồi cũng nên!
3 thứ phụ nữ thông minh không bao giờ cho chồng, dù anh ấy có van nài đến mấy cũng vô ích
Đây là 3 thứ dù có "đánh chết" phụ nữ thông minh cũng giữ khư khư, dù chồng có van xin cũng tuyệt đối không cho, nhất là điều thứ hai.
Nếu là phụ nữ thông minh, bạn hãy tự nhắc nhở mình không được cho chồng 3 thứ này để cả đời an yên, càng về hậu vận cùng sung túc viên mãn, hạnh phúc ấm êm.
Nếu là phụ nữ thông minh, bạn đừng bao giờ cho chồng tất cả thời gian của mình - Ảnh minh họa: Internet
Tất cả thời gian của mình
Phụ nữ lấy chồng, dù yêu chồng thương con đến mấy cũng đừng dành toàn bộ thời gian của mình để ở nhà chăm sóc gia đình. Bạn còn có sự nghiệp, các mối quan hệ xã hội và thú vui của bản thân. Việc tự nhốt mình trong bốn bức tường để ôm đồm hết việc nhà, cần mẫn chăm sóc con chỉ có thể khiến chồng bạn biết ơn trong vài năm, sau đó anh ấy sẽ thấy bạn vô dụng, ăn bám và nhàm chán.
Thế nên, đã là phụ nữ, bạn đừng bao giờ cho chồng tất cả thời gian của mình. Hãy yêu cầu chồng chia sẻ việc nhà, cùng nhau vun đắp cho mái ấm và phấn đấu không ngừng để công việc càng thành công, phát triển.
Rồi bạn sẽ thấy, mỗi sáng sớm trang điểm xinh đẹp, mặc quần áo tươi tắn và đến công sở chính là giây phút đáng sống nhất trong ngày của phụ nữ khôn ngoan.
Đàn ông nào cũng thích một người vợ ngoan, nhưng khi bạn hư đúng cách sẽ khiến anh ấy mê đắm một đời - Ảnh minh họa: Internet
Quá nghe lời chồng
Người chồng luôn đóng vai trò là trụ cột gia đình, là cây tùng cây bách để vợ con tựa nương. Thế nên, trong những vấn đề quan trọng đàn ông thường là người đưa ra quyết định sau cùng.
Là phụ nữ, bạn đừng quá ngoan ngoãn, đừng nghe lời chồng trong tất cả mọi chuyện. Nếu thấy anh ấy đang suy nghĩ không thấu đáo, quyết định có thể mắc phải sai lầm thì bạn hãy cứ thẳng thắn đưa ra quan điểm cá nhân và tranh luận đến cùng.
Đàn ông nào cũng thích một người vợ ngoan, nhưng khi bạn hư đúng cách sẽ khiến anh ấy mê đắm một đời.
Hãy để anh ấy có cơ hội bảo vệ, chở che và là lá chắn cho cuộc đời bạn - Ảnh minh họa: Internet
Che giấu cảm xúc thật của mình
Phụ nữ vốn lo xa, họ thường tự ôm lấy mọi thua thiệt vào người, dù buồn đau mệt mỏi đến mấy cũng gồng mình cam chịu và chẳng chia sẻ với chồng nửa lời. Họ sợ chồng sẽ phiền lòng, sẽ phải lo lắng vì những bất ổn của mình.
Họ quên mất rằng, phụ nữ bản lĩnh, mạnh mẽ đến mấy thì khi ở bên người đàn ông mình hết lòng yêu thương hãy cứ yếu mềm. Hãy để anh ấy có cơ hội bảo vệ, chở che và là lá chắn cho cuộc đời bạn.
Hôn nhân ngoài tình yêu còn cần có cả sự thấu hiểu, bao dung và đồng hành cùng nhau qua mọi khốn khó, gian truân. Nếu cứ giấu nhẹm suy nghĩ của bản thân, sợ đối phương biết cảm xúc thật của mình thì vợ chồng khó lòng ăn đời ở kiếp với nhau.
Mình tôi lo kinh tế sau 13 năm lấy chồng Tôi 39 tuổi, có 2 con gái, chồng 42 tuổi. Chúng tôi lấy nhau được 13 năm. Kinh tế gia đình tôi lo tất cả. Từ ngày cưới, chồng không phụ một xu để trang trải cuốc sống. Thực sự tôi cũng không nặng nề chuyện này vì còn lo được. Anh lười việc nhà, không bao giờ đụng tay chân việc gì....