Dâu mới đưa mẹ chồng 10 triệu sắm Tết, bà không lấy nhưng sau lưng lại làm một việc lạ đời và câu hỏi muôn thuở khiến hội chị em đau đầu
Bài đăng thu hút rất nhiều bình luận của chị em phụ nữ. Quả thật là vấn đề đau đầu.
Tết đến có lẽ chỉ có hội chị em phụ nữ là đủ mọi gánh lo. Nhất là những người đang làm vợ, làm mẹ, làm con dâu. Lo trước Tết chưa hết đã phải lo ăn Tết, lo sau Tết, chả có mấy thời gian được nghỉ ngơi cho mình. Có một vấn đề năm nào cũng diễn ra mỗi dịp Tết nhưng hội chị em vẫn canh cánh bởi mỗi năm lại có những thay đổi khác nhau. Đó là việc góp bao nhiêu tiền để ăn Tết với nhà chồng.
Mới đây, 1 cô vợ đã kể câu chuyện của mình trên mạng xã hội như sau:
“Em bực quá các chị ạ. Hôm rằm em về nhà mẹ chồng mua ít đồ với đưa cho bà tiền sắm Tết. Vợ chồng em đi làm trên Hà Nội, mới cưới được 2 năm, đi ở trọ thôi nên cũng nhiều cái khó khăn. Nhưng với bên nội bên ngoại lúc nào em cũng cố gắng chu đáo. Năm ngoái chồng em còn ở nhà nên không đưa tiền cho bà mà bọn em đi sắm hết. Đợt đấy bà mới ngã, chân đi tập tễnh và nói là giao hết việc cho em.
Năm ngoái mua cây cối, giò chả, gà, bia, sửa sang nhà cửa các thứ hết chả dưới 15 triệu. Nhưng mà thôi ai lại đi kể lể ra mấy cái ấy, cuối cùng thì mẹ chồng em chả biết giá trị đâu các chị ạ. Năm nay em bận quá, 29 mới được nghỉ Tết nên em về sớm ngay từ giữa tháng đưa tiền cho bà phấn khởi.
Bài đăng trên hội nhóm
Em đưa mẹ chồng 10 triệu – Em nghĩ đấy là một con số không nhỏ nhưng bà lại nhất quyết từ chối. Bà bảo mua bán hết rồi mà lúc ấy mới có 16 tháng Chạp. Em nài nỉ mãi thì bà phải cầm nhưng đến lúc lên trên này bà mới gọi bảo bỏ tiền lại vào hộp trứng đưa em xách lên rồi. Thật sự câu bà nói làm em xúc động lắm: ‘Hai đứa đang không có cứ giữ lấy mà chăm con, gà nhà nuôi, rau nhà trồng được, có phải sắm gì đâu, bố mẹ lo được’.
Thế mà bẵng đi vài ngày, bà chị hàng xóm nhắn tin trên face cho em bảo là: ‘Mày không đưa tiền cho mẹ chồng sắm Tết à hay đưa ít quá? Hôm qua thấy sang tâm sự với mẹ chị có vẻ thất vọng với con dâu lắm?’.
Em thật sự sốc luôn. Em phải bốc máy gọi ngay cho chị ấy hỏi rõ ngọn ngành thì chị ấy kể mẹ chồng em nói là: ‘Cả năm mấy lần con nó ốm đau lên chăm con cho nó, lần nào cũng tay xách nách mang từ quả cà muối mà có mỗi cái Tết nó còn tiếc bố mẹ, đưa được mấy đồng. Cũng chả hỏi han nhà cửa, bố mẹ ra sao. Tôi thương con Chip nó ốm nên không lấy bà ạ, thôi thì vì con vì cháu…’.
Video đang HOT
Riêng bà chị này thì em tin bà ấy không nói điêu còn mẹ chồng, em chứng kiến mấy lần rồi, cứ có ít xít lên nhiều. Mà em không hiểu nói thế để làm gì luôn ấy. Cháu ốm cả năm nhờ bà lên được 3 lần. Bà có hay đưa trứng, rau, gà sạch nhà nuôi nhưng em không nghĩ số tiền em đưa là ‘mấy đồng’. Mà bà không ưng cũng không nói thẳng với em lại để em mang tiếng xấu với hàng xóm.
Cuối cùng thì em quyết định kể với chồng, chồng em bực lắm, có lẽ hiểu tính mẹ rồi nên anh ấy phi xe về luôn chiều qua. Em thấy bảo sáng nay sang vườn mua cây quất 2 triệu với đưa 10 triệu trước mặt ông bà, anh trai, chị dâu để bà không nói được gì nữa. Nghĩ mà chán không cơ chứ! Chị em rút kinh nghiệm, đừng có ‘áo gấm đi đêm’ như em”.
Ảnh minh họa
Bài đăng thu hút rất nhiều bình luận của chị em phụ nữ. Quả thật là vấn đề đau đầu. Có người chia sẻ: “Chả bù mẹ chồng mình, biết 2 đứa nghèo Tết năm nào cũng đưa thêm 5 triệu bảo con cho bố mẹ ăn Tết luôn”. Nhưng cũng có chị còn éo le hơn: “Thế đã là gì, mẹ chồng mình còn nói thẳng mặt ấy, chê ít rồi so sánh với vợ chồng thằng em trai, nó ở riêng mà nó còn đưa gấp đôi nọ kia, mệt lắm!”.
Đa phần các bà vợ đều cho rằng đây là dịp trả nợ, ví dụ con số kia sẽ phụ thuộc vào việc trong năm ông bà cho cháu bao nhiêu, giúp đỡ con cái những gì. Nhưng nó cũng chỉ mang tính tương đối, còn tùy vào từng điều kiện hoàn cảnh và tính nết bố mẹ ra sao. Có người lại không thích đưa tiền, cũng có người muốn 1 tay lo hết theo đúng ý mình. Thế nên nàng dâu cứ phải hỏi thẳng xem mẹ chồng mình muốn thế nào, mất lòng trước được lòng sau.
Có lẽ, thiếu sót của nàng dâu trên là vì bận rộn quá mà vội vàng đưa tiền cho mẹ chồng như kiểu trách nhiệm, không hỏi han hay quan tâm gì đến việc nhà. Còn bà mẹ chồng ấy lại trái tính quá, có lẽ vì muốn thể hiện 1 chút nên thành ra gây ấn tượng xấu với con dâu. Thế người ta mới nói, chẳng gì bằng sống thật tâm, thật lòng, có sai sót cũng sẽ được bỏ qua.
Về phía nàng dâu, các chị em hãy thoải mái với khoản này, có nhiều thì góp nhiều, có ít góp ít, nói thêm để mẹ chồng hiểu. Hãy nhớ tiền sắm Tết không phải tiền báo hiếu hay là tiền ăn góp vào mấy ngày Tết để cân đong đo đếm. Làm cái gì cũng nên từ cái tâm mà ra. Còn vui hơn nữa là khi con dâu đề nghị mẹ chồng 2 mẹ con cùng đi sắm Tết, cùng làm những công việc trong nhà, cùng trò chuyện để tăng thêm tình cảm.
Theo Helino
Trước ngày cưới 2 hôm, cô dâu cho "toang" cả đồ cưới hơn 100 triệu, tuyên bố "không cưới xin gì nữa" khi được chiêm ngưỡng thứ mà mẹ chồng chuẩn bị
'Em tức đến run cả người khi nhìn quanh phòng. Đúng là không thể chấp nhận được!', L.H chia sẻ.
Là phụ nữ, ai chẳng muốn có một đám cưới trọn vẹn, những bức ảnh cưới đẹp và một căn phòng tân hôn ấm áp, không cần quá cầu kỳ nhưng phải thể hiện được sự trân trọng của nhà trai. Thế nhưng, có những bà mẹ chồng keo kiệt khiến con dâu uất nghẹn, nhìn phòng tân hôn mà khóc ròng, thậm chí hủy đám cưới vì cảm thấy không thể sống chung.
Mới đây, mạng xã hội lại xôn xao với lý do hủy hôn của cô dâu hụt tên L.H và câu chuyện đầy bức xúc cô chia sẻ.
"Em điên quá các chị ạ. Lần này thì em đã nhìn rõ thái độ và lối sống quá khác người của nhà chồng em. Em sợ phải bước vào cuộc hôn nhân ấy, sống với những con người keo kiệt, bủn xỉn và không từ thủ đoạn vơ vét. Vậy nên, sau một đêm suy nghĩ em quyết định hủy cưới để thoát thân.
Em năm nay 27 tuổi, đang là trưởng phòng marketing của một công ty truyền thông. Lương khá và còn có thêm thu nhập từ kinh doanh một cửa hàng đồ handmade. Chồng sắp cưới bằng tuổi em, là kỹ sư trong công ty Nhật, lương cũng gần 30 triệu.
Nhà chồng 4 tầng, trông hơi cũ vì xây hơn chục năm rồi nhưng cũng rộng rãi. Em mới đến chơi 1-2 lần chỉ ở phòng khách và bếp chứ chưa bao giờ lên phòng ngủ vì lịch sự.
Chuẩn bị cưới, bọn em tự lo chụp ảnh cưới, may vest cưới, áo cưới, áo dài và vest cho bố mẹ hai bên nên tính ra hơn 100 triệu. Ngoài ra, chúng em có quỹ chung nên em bảo nó đưa mẹ 50 triệu mua sắm cho phòng tân hôn.
Chia sẻ của L.H trên mạng xã hội
Thế mà, khiếp luôn các chị ạ. Trước hôm cưới 2 ngày em đi việc cùng chồng sắp cưới ghé qua nhà chồng lấy đồ, em bước vào căn phòng chuẩn bị cho tân hôn mà em choáng toàn tập.
Giường cũ, trên tường còn treo mấy bức tranh cũ rích bám bụi, tap đầu giường hỏng ngăn kéo, xù xì và tay nắm bung cả ra. Tường phòng ngủ bẩn lem nhem vết tô vẽ do trước đó chị chồng hay đưa cháu về chơi ăn ngủ ở phòng ấy.
Em bực mình hỏi nó sao giờ này chưa chuẩn bị phòng tân hôn thì nó cười nói: 'Mẹ bảo mua sắm làm gì cho tốn kém. Mẹ mua cho bộ chăn ga sale đợt Black Friday rồi, rẻ mà đẹp lắm. Chắc mai mẹ rải lên'.
Xong nó còn nịnh là với tình cảm của bọn em thì ở đâu chẳng tân hôn được. Tiền đó mẹ nó mang đi lo chi phí đám cưới rồi. Nhà trai phải bỏ ra nhiều không tính toán thì lỗ. Em nghe đến đâu sốc đến đấy.
Đã thế, nó còn bảo là con cái thì phải nghe lời bố mẹ, lương sau này cũng để cho mẹ giữ chứ không em lại tiêu hoang.
Em giận bỏ về luôn. Nó còn trách em ích kỷ không nghĩ cho bố mẹ chồng rồi dọa nạt em: 'Cô không bỏ cái tính đỏng đảnh, hơi tí giận dỗi thì về mẹ tôi đuổi đi lúc nào không biết đâu!'. Thế có điên không cơ chứ.
Thôi em chẳng cần cưới xin gì nữa hết. Dù em ăn hỏi từ tuần trước rồi nhưng bố mẹ em biết chuyện cũng đồng ý trả lễ, hủy hôn luôn. Giờ em ôm gối ấm ức trong nhà, chẳng dám đi đâu nữa các chị ạ".
Ảnh minh họa
Trước những lời tâm sự của L.H, một số người góp ý khuyên cô nên "nhịn một chút" cho xong chuyện vì chồng L.H chắc không phải khéo ăn nói nên mới kể rõ mọi chuyện mà không giấu diếm cô. Thân con gái, hủy hôn vì lý do gì cũng thiệt thòi, sau này khó lấy chồng, mang tiếng xấu và bị người đời soi mói.
Nhưng phần lớn chị em lại đồng ý với cách xử lý của L.H và vui cho cô là bố mẹ luôn ủng hộ, coi trọng hạnh phúc của con gái thay vì sĩ diện với bên ngoài. Tiền cô đưa mẹ chồng để sắm sửa phòng cưới cho chính mình mà còn bị cắt bỏ chứng tỏ bà mẹ chồng ấy không hề tôn trọng hay yêu quý gì con dâu.
Về nhà chồng mà như thế, chỉ sợ cuộc sống sau cưới đầy tủi hờn. Hơn nữa, nếu mẹ chồng keo kiệt , tính toán chi li như thế, sau này tiền lương của vợ chồng L.H bị tịch thu hết thì cô cũng khổ sở lắm.
Câu chuyện này là một bài học cho các cô gái khi yêu và xác định tiến tới hôn nhân. Kết hôn không chỉ đơn giản là hai người về một nhà mà còn là mối quan hệ mật thiết với bố mẹ hai bên, anh chị trong gia đình.
Bản thân nàng dâu luôn là người phải hòa nhập với lối sống của gia đình chồng. Nếu nàng dâu chỉ ghé qua vài lần, chưa hiểu tính cách, thói quen, tư tưởng của bố mẹ chồng mà đã đồng ý cưới thì rất dễ xảy ra trục trặc khi chuẩn bị cưới, tệ hơn là những khó khăn khi đã về làm dâu.
Theo toquoc
Chăm 2 con còn phải lo cho em chồng đẻ, cô vợ lên tiếng than thở thì bị chồng mắng thẳng mặt "Nhà bao việc" nhưng vẫn phải chăm lo cho em chồng sinh bé, nghe qua đã thấy cô vợ phải chịu nhiều áp lực. Đã thế, người chồng không san sẻ còn mắng mỏ như osin. "Vợ chồng chị lấy nhau được 3 năm, may phước thế nào lại liền tù tì 2 đứa con san sát nhau. Hồi chị mới về hôm...