Dâu mới đáp trả bố chồng vì bị chê chân ngắn
Là một người có học thức và địa vị đoàng hoàng trong xã hội, mình không bao giờ nghĩ rằng, bố chồng mình có thể thốt ra câu đó ngay trong bữa tối đầu tiên của mình ở nhà chồng, hơn nữa, lại trước mặt bao nhiêu anh em họ hàng nhà chồng…
Với chiều cao 1m57 lại nặng tới 54 kg, mình biết, mình chẳng thuộc nhóm người cao ráo, hay mảnh mai gì. Tuy nhiên, người yêu của mình và cũng là chồng mình bây giờ cũng chỉ cao 1m67. Chỉ có điều, anh gầy nên trông nhẹ nhõm hơn mình khá nhiều.
Vì vậy, có nhiều lúc, đi với chồng, mình cũng thấy tự ti vô cùng. Thế nhưng, từ trước khi cưới, mình cũng đã về ra mắt gia đình chồng 4, 5 lần. Chưa bao giờ, thấy ai chê, hay nói một câu nào không vừa ý về ngoại hình của mình.
Thế nên, mỗi lần về nhà anh chơi là mỗi lần mình cảm thấy rất thoải mái và vui vẻ.
Không thể ngờ được rằng, chỉ sau khi đám cưới vừa diễn ra, trong bữa cơm tối đầu tiên với tư cách là dâu con trong gia đình của mình, khi mấy bác mấy chú vừa khen chồng mình kiếm được cô vợ xinh xắn lại có nước da đẹp, thì bố chồng mình buông ngay câu: “Mỗi tội là không cao dàn thoáng mái” cho lắm.
Mình nghe mà sững cả người, mặt đỏ nhừ lên vì xấu hổ và cảm thấy khó chịu.
Đã vậy, ngay sau khi nói câu đó, bố chồng mình còn bồi thêm câu: “Sau này, cậu út lấy vợ là cứ phải chọn cô “cao dàn thoáng mái” thì hẵng lấy”.
Nói rồi, ông cười hà hà mà không hề để ý đến khuôn mặt đã tái nhợt đi của mình. Trong khi đó, mọi người trong bữa ăn đều đổ dồn ánh mắt về phía mình làm mình dù đang khó chịu trong lòng nhưng cũng cố gượng cười cho qua chuyện.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Sau hôm đó, cứ nghĩ cái chuyện “cao dàn thoáng mái” kia của ông bố chồng sẽ không còn lặp lại nữa, nhưng không, trong mấy ngày làm dâu ngắn ngủi ở nhà (vì sau đó, mình và chồng lại lên Hà Nội đế sống và làm việc) bố chồng mình vẫn cứ lặp đi lặp lại cái điệp khúc đó mỗi khi có ai đó nhắc đến chuyện ngoại hình của con dâu.
Có hôm, cũng đang trong bữa ăn thì bà mẹ chồng mình vô tình nhắc đến cô bạn gái học cùng cấp 3 với chồng mình, rồi bà bảo, ngày xưa cô này cũng thích chồng mình lắm, theo anh mãi mà anh cứ phớt lờ.
Thấy thế, bố chồng mình lại được đà thêm vào “Đúng rồi, kể lấy con bé đó cũng được, tuy học không giỏi nhưng được cái “cao dàn thoáng mái”".
Đến mức ấy thì mình không kiềm chế được nữa vì bản chất mình nóng tính, nhưng mình đã cố nhịn suốt từ hôm cưới đến giờ, vậy mà bố chồng vẫn vô duyên và thiếu lịch sự khi liên tục nhắc đến cụm từ đó. Và ông nói, cứ như thể ông chẳng có chút tôn trọng gì mình.
Vì vậy, mình cũng không giữ ý giữ tứ nữa mà độp lại luôn: “ Sao hồi đó, bố không hỏi chị ấy cho anh H (- chồng mình) để anh khỏi phải vất vả theo đuổi con. Và con cũng đỡ phải áy náy khi không có ngoại hình “cao dàn thoáng mái” như mong muốn của bố”.
Nói xong, mình tiếp tục ăn cơm như không hề có chuyện gì xảy ra. Dù biết, bố mình cũng đang thấy ngượng, mẹ chồng, và cả chồng mình cũng đang đảo mắt nhìn mình.
Tuy nhiên, cũng từ hôm đó, không bao giờ mình thấy bố chồng, hay mẹ chồng mình nhắc đến cụm từ kia nữa. Cũng không bao giờ, mình thấy ông chê ngoại hình của mình nữa.
Thế nên, theo mình nghĩ, không phải lúc nào, nhẫn nhịn cũng tốt, bởi khi mình nhẫn nhịn nhiều quá, mọi người sẽ không biết hoặc cố tình không biết rằng, họ đang khiến mình cảm thấy bị tổn thương đến mức nào.
Theo Vietnamnet.vn
Nếu muốn "đáp trả" nhà chồng hoặc đồng nghiệp xấu, các chị hãy học tập tôi!
Trước năm 30 tuổi, thần may mắn chưa từng mỉm cười với tôi. Vì thế mà cuộc sống của tôi "đen" toàn tập. Từ công việc tới hôn nhân, luôn có người ngáng chân, cản đường và gây rắc rối cho tôi. Nhưng bây giờ, mọi chuyện đã khác xưa rồi.
Tôi làm trong một ngân hàng lớn nên áp lực công việc rất lớn. Vậy mà, các đồng nghiệp dường như toàn tìm cách chơi khăm và đùn đẩy cho tôi. Vì là tổ trưởng nên hầu hết những việc khó đều do tôi làm. Rồi trong tổ nếu có ai làm sai, sếp cũng gọi tôi lên mắng trước. Không chỉ vậy, tôi phải luôn tìm cách chống đỡ những mũi dao nhọn từ các nữ đồng nghiệp xấu tính. Những người đó sẵn sàng kể như thật những chuyện tôi chưa từng làm với sếp. 3 năm làm việc, tôi đã học được rất nhiều điều về lòng dạ con người.
Còn trong gia đình, tôi cũng chẳng khá khẩm hơn bao nhiêu. Tôi cưới chồng năm 27 tuổi và hiện đang có một cô con gái 2 tuổi. Mẹ chồng tôi thuộc kiểu cổ hủ, khó tính trăm bề. Đi làm mệt mỏi nhưng tôi phải gồng mình làm tất cả việc nhà sao cho chu đáo nhất. Chỉ cần tôi phạm phải một lỗi nhỏ cũng đủ để mẹ chồng đay nghiến suốt mấy ngày và đi kể xấu khắp nơi.
Em chồng tôi còn ghê gớm và đanh đá hơn. Có lần, nó không ngần ngại chỉ mặt chửi tôi ngu khi tôi đang nấu cơm mà không theo ý nó.
Chịu đựng mọi chuyện tồi tệ suốt 3 năm, đến lúc tôi không thể nhẫn nhịn được nữa, tôi quyết định vùng dậy, làm lại tất cả cho dễ sống hơn. Và tôi nung nấu ý định "đáp trả" để những người từng hành hạ tôi phải kiêng dè và nể phục. Tôi muốn dùng chính sự bao dung, sự hiền lành, tốt tính của mình để ứng phó với thói xấu của những người đó. Và tôi nghĩ nếu mình cứ nhẫn nhịn như những năm qua thì mọi chuyện sẽ càng tồi tệ hơn. Điều đó cũng chẳng khác nào tôi đang ngược đãi bản thân mình.
Đầu tiên là cô đồng nghiệp, tổ trưởng tổ kế hoạch, người luôn tìm cách hạ bệ uy tín của tôi trước mặt các đồng nghiệp khác và sếp. Cô nàng dù nhỏ hơn tôi 2 tuổi nhưng rất tự tin và sành điệu. Hôm đó, cô nàng được sếp giao việc thuyết trình về ngân hàng để kí kết hợp đồng với một đối tác nước ngoài. Đây là một cuộc họp rất quan trọng. Tôi thừa biết, với năng lực và phạm vi hiểu biết không ngoài lĩnh vực công tác như cô ấy, chuyện kí hợp đồng là rất khó. Thế là tôi âm thầm chuẩn bị sẵn một bản kế hoạch của riêng mình.
Cũng nhờ bản thuyết trình chu đáo của tôi mà cô nàng đã vớt vát lại được một chút thiện cảm từ đối tác bởi sự am hiểu kỹ lưỡng về nơi mình làm việc. (Ảnh minh họa)
Quả nhiên đúng như tôi dự đoán. Bản kế hoạch của cô ấy không qua được vòng kiểm duyệt của sếp. Sếp yêu cầu cô ấy làm lại trong vòng 1 tiếng nếu không thì chuẩn bị sẵn đơn nghỉ việc vì kế hoạch lần này hợp tác với đối tác người nước ngoài. Và đứng trước tình huống đó, cô ấy gần như không còn đủ tỉnh táo để suy nghĩ. Trong lúc cô ấy nhăn nhó khổ sở, tôi đã nhẹ nhàng trợ giúp. Tôi gác mọi công việc của mình, chủ động hỏi cô ấy xem tôi có thể trợ giúp gì. Dĩ nhiên với những dữ liệu tôi đã chuẩn bị thì phần thuyết trình mà sếp áp cho cô ấy được chúng tôi hoàn thành nhanh chóng. Tôi từ một người bị đối đầu trở thành người cứu cô ấy.
Và dĩ nhiên lúc đó, cô nàng đanh đá thường ngày biến mất, thay vào đó là một cô đồng nghiệp ươn ướt mắt, rối rít cảm ơn. Cũng nhờ bản thuyết trình chu đáo với sự trợ giúp chính của tôi mà chúng tôi đã kí kết đựoc hợp đồng, cô nàng cũng không phải buộc thôi việc. Sau lần đó, cô nàng lúc nào cũng ríu rít chị em với tôi. Còn ra tay dàn xếp những kẻ chuyên nói xấu tôi sau lưng.
Đó là chuyện ở cơ quan. Còn việc nhà, tôi cũng vạch ra cho mình một số hướng "đáp trả" mẹ chồng và cô em chồng ghê gớm.
Một mặt tôi luôn cố gắng hoàn tất mọi chuyện hoàn hảo đến mức mẹ chồng tôi không thể chê. Mặc khác, tôi tìm cách kết thân với các bạn bà, với những người hàng xóm và chị em dâu, các bà các cô bên nhà chồng. Có gì ngon tôi biếu họ, họ cần gì, tôi sẵn sàng giúp. Thế là sự khéo léo, tốt bụng của tôi được mọi người ca ngợi. Ai cũng khen mẹ chồng tôi may mắn lắm mới có được cô con dâu như tôi.
Mỗi lần mẹ chồng kể xấu về tôi, họ lại tìm bảo mẹ chồng tôi rằng đã hái được sao trên trời rồi còn đòi hỏi. Rồi họ khuyên nhủ bà bớt khó tính đi. Họ còn nói thẳng dâu như tôi, nhiều người đỏ mắt đi tìm mà không được. Vì thế mà mẹ chồng tôi chẳng thể nói xấu tôi với ai được nữa. Dần dà, bà cũng thay đổi thái độ với tôi, trở nên dễ chịu và gần gũi hơn.
Cô em chồng thì khá đơn giản. Vì khi này tôi đã có hậu thuẫn từ mẹ chồng và những người xung quanh. Mỗi lần em chồng lên tiếng mắng mỏ, tôi chỉ im lặng, làm ra vẻ nhẫn nhục kìm nén. Nhưng tôi âm thầm để bố mẹ chồng chứng kiến được cảnh em ấy bắt bẻ, chanh chua và hỗn láo với tôi. Thế là mẹ chồng tôi liền mắng em ấy một trận. Trận mắng đó khiến em ấy càng ghét tôi hơn nên cũng đâm ra mâu thuẫn luôn cả với mẹ.
Tôi nghĩ, trả thù không phải là làm cho người ta sợ, người ta ghét, mà phải làm cho người ta nể và tự nhận ra lỗi sai của mình. (Ảnh minh họa)
Một hôm, thấy nó giấu giấu giếm giếm điều gì đó, lại tỏ vẻ mệt mỏi thấy rõ. Tôi mới lân la hỏi chuyện. Nó chẳng nói gì mà còn xua đuổi tôi đi. Nhưng tôi kiên nhẫn nhắn tin hỏi nó có cần tôi giúp gì không, tôi sẵn lòng.
Mãi cả tuần sau, nó tự tìm đến tôi. Hóa ra, con bé không nhớ cất tập hóa đơn mua nguyên vật liệu gần trăm triệu ở đâu nên giờ kiểm tra thấy thiếu tiền quỹ công ty mà không biết xoay xở thế nào. Chẳng ngại ngần, tôi đưa nó thẻ tiết kiệm của hai vợ chồng, bảo nó đi rút. Trong đó có 80 triệu, còn lại tôi vay bạn bè thêm 20 triệu nữa cho nó. Lúc đó, cô em chồng ghê gớm của tôi đã ôm lấy tôi mà khóc.
Bây giờ, nó đã tìm thấy hóa đơn và trả hết nợ cho tôi. Mối quan hệ giữa tôi và nhà chồng hiện đã tốt hơn rất nhiều.
Tôi nghĩ, trả thù không phải là làm cho người ta sợ, người ta ghét, mà phải làm cho người ta nể và tự nhận ra lỗi sai của mình. Bởi mình còn sống với họ lâu dài, và sự đời thì khó lường trước. Đó mới đúng là người phụ nữ thông minh! Nhưng để làm được điều đó, rất cần một bản lĩnh vững vàng và sự kiên trì. Các chị em hãy chia sẻ cho nhau những cách hay để giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống nhé! Đừng để khi mọi chuyện quá muộn rồi than thở, trách móc người khác và số phận.
Theo Trí Thức Trẻ
Đòn đáp trả của cô gái Hải Phòng bị người có vợ lừa tình "Mỗi dịp vui, mình lại mua quần áo, đồ chơi gửi xuống cho hai nhóc, còn bố chúng thấy vợ và nhân tình kết thân thì vã mồ hôi", Tuệ Nhi kể. Tuệ Nhi cho biết, cô nhận được rất nhiều lời chia sẻ của các cô gái trẻ đau khổ khi lỡ rơi vào lưới tình với đàn ông có vợ. Tuệ...