Dâu mới
Buổi chợ hôm sau thì lý lịch cô gái trẻ đẹp như một làn gió thổi khắp, cô là nàng dâu từ thành phố vừa về nhà anh Minh ở thôn kế cận. Ai cũng nói anh Minh trúng số độc đắc, người ghen tỵ thì nói “đê rôi coi, ba bữa nửa ngày…”.
Chợ thôn họp vào buổi sáng mà cũng chỉ tới khoảng hơn mười giờ là tan. Vài người ngồi nán lại không phải để mong bán được thêm mà vì lý do khác như là đợi ai đó trả món tiền, hoặc đôi quang gánh với mớ hàng lèo tèo nằm đó mà chủ của nó thì đi vô trong xóm để tìm mua bí bầu chuối bắp cho buổi chợ ngày mai.
Tấm bảng ghi rõ “rau sạch” trên đôi quang gánh của người mới tới khiến toàn chợ thôn bất ngờ và… tự ái sùng sục. Ma mới không tỏ ra nể nang ma cũ thì thôi, viết như vậy hóa ra ở cái chợ toàn những người cùng xóm làng này từ trước tới nay chỉ bán rau bẩn à?
Người mới quấn khăn che mặt kín mít hốt hoảng gỡ khăn ra để lộ khuôn mặt trẻ trung trắng trẻo, cô vội vàng phân bua: “Dạ tại vì quen sống ở thành phố… người ta thích mua rau sạch… cho nên…”.
Cơn giận xẹp xuống nhanh như khi bùng lên, còn lại nỗi tò mò. Người ở đâu mà tới đây? Bán rau mà có những ngón tay thon mềm mại đến vậy?
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Buổi chợ hôm sau thì lý lịch cô gái trẻ đẹp như một làn gió thổi khắp, cô là nàng dâu từ thành phố vừa về nhà anh Minh ở thôn kế cận. Ai cũng nói anh Minh trúng số độc đắc, người ghen tỵ thì nói “đê rôi coi, ba bữa nửa ngày…”.
Một tháng sau, anh Minh đem cây gỗ dựng một cái quán và gắn bảng “Cắt gội uốn tóc nữ”. Cái quán xuất hiện giữa chợ thôn như một bông hoa nở trên đám cỏ dại thu hút bao mắt nhìn. Cô chủ khuôn mặt lúc nào cũng hồng hào và nụ cười tươi tắn, mái tóc mới dợn loăn quăn đó hôm sau đã duỗi thẳng tắp đổ xuống bờ vai thon, hôm nay cô mặc quần bó thì ngày mai mặc váy.
- Trưa bán xong mời bác vô quán gội đầu, hôm qua anh Minh hái được mớ bồ kết trong rừng, bồ kết tươi trị được gàu luôn đó bác – cô đon đả mời mấy bà sồn sồn hay giở nón đưa tay vô tóc gãi sột sột.
Nước bồ kết tự gội ở nhà khác hẳn bàn tay có nghề điệu nghệ cào cào đúng ngay những chỗ ngứa, gội xong lại còn được nhổ tóc sâu nữa. Cái quán của cô nhanh chóng trở thành chỗ… mấy bà già giành nhau ngủ trưa. Dân trong thôn gọi đùa đó là mấy bà già gân. Ai cũng có con cháu cả bầy, mắc gì thích tay cô chủ nhổ tóc sâu cho?
Vì cô chủ còn biết day huyệt nữa cho nên khách ngủ ngon lành mà thức dậy thì sảng khoái vô cùng. Chợ thôn vẫn chỉ họp tới mười giờ là vắng, mà quán của cô nằm trong chợ lúc nào cũng có khách.
Má tôi là một trong những bà già thích ra quán của cô. Người chở má ra quán là tôi. Khi má tôi đã ngủ ngon, tôi hỏi bâng quơ: “Lúc nào cũng có khách, vậy thu nhập cũng khá hả?”.
Cô lắc đầu cười buồn: “Làm luôn tay nhưng mà không được bao nhiêu hết chị ơi. Hồi ở thành phố, tay nghề của em ngày nhiều khách kiếm được bạc triệu, về đây được trăm ngàn đã mừng”.
Tôi không hỏi thêm gì nưa, nhưng như được khơi dòng, cô tuôn ra: “Hồi em thương anh Minh ba má không chịu, sợ em khổ. Khi em quyết định theo anh về đây, má em khóc quá chừng. Hôm bữa mấy đứa bạn tới thăm thấy cảnh chợ hiu quạnh mà quán thì chỉ một mình em làm hết mọi việc, mấy đứa bạn cũng lo cho em…”.
Tôi im lặng, cô tiếp: “Nhiều khi em cũng buồn lắm, nhớ ba má nhớ thành phố, nhớ lung tung rồi cũng nghĩ lung tung…”.
Điện thoại trong túi cô reo vang. Nhìn màn hình, đôi mắt đang buồn của cô bỗng sáng lên và giọng cô vui vẻ: “Em đang có khách, anh đem cơm ra hả? Đừng quên lấy cho em trái ớt nghe. Nhắc rồi mà ngày nào anh cũng quên hoài à. Cái anh này, mụn thì mụn có sao. Đâu phải ai ăn ớt cũng bị mụn mà lo”.
Cất điện thoại vô túi, cô nhìn tôi cười tươi: “Anh Minh nấu ăn ngon lắm. Mà anh Minh không phong kiến như người ta. Từ hồi mở quán tới giờ, em làm công việc quán thì anh cũng bận bịu công việc rẫy, nhưng mà ảnh giành phần làm việc nhà luôn, sợ em cực quá sinh buồn. Kể chị nghe vậy thôi nghe, đang nấu nướng giặt giũ mà thấy có người là ảnh đóng kín cửa lại. Cũng mắc cỡ lắm mà vì thương vợ cho nên…”.
Cô cười thành tiếng, đôi mắt ánh lên láu lỉnh và hạnh phúc.
Theo VNE
"Đơn giản là chồng đã chán vợ rồi!"
"Vợ chẳng làm gì sai? Đơn giản là chồng đã chán vợ rồi". Chẳng cần giấu giếm thêm, anh lạnh nhạt đuổi mẹ con Quyên ra khỏi nhà với lý do "hết tình thì hết tiền". Thêm vào đó, nhà này là của bố mẹ anh.
Từ trước đến giờ, Quyên luôn tự nhủ: " Chỉ cần mình ngoan ngoãn, nghe lời chồng, đảm đang công việc, tề gia nội trợ, chăm con khéo, chồng sẽ thương yêu, sống có trách nhiệm hơn".
Thế nhưng, chị suy sụp hoàn toàn khi biết tin anh Huấn phản bội mình. Chị trống trải, cô đơn, thất vọng với cái gọi là tình yêu mà anh dành cho chị. Nhớ ngày nào, anh thề sống thề chết đòi gia đình phải cưới chị bằng được. Vậy mà giờ đây...
Nhà anh thuộc diện khá giả ở thị trấn, trong khi chị sinh ra ở vùng "chó ăn đá, gà ăn sỏi". Có lẽ Quyên xinh đẹp lại ngọt ngào, là đối tượng của nhiều chàng trai, trong đó có Huấn nên ngay từ lần đầu gặp gỡ, trái tim anh đã thổn thức loạn nhịp vì chị.
Ngày ra mắt, bố mẹ anh không mấy thiện cảm với Quyên vì gốc gác, quê quán của chị khác biệt. Nhưng vì con trai, họ đành chấp nhận để hai người đến với nhau.
Nếu được tự nhận, có lẽ chị thấy mình là người đàn bà hạnh phúc nhất thế giới vỏn vẹn trong 3 tuần đầu tiên sau khi làm vợ Huấn. Còn sau đó, hai vợ chồng chị sống riêng trong một căn hộ được bố mẹ chồng mua cho ngay giữa trung tâm thủ đô. Ngày ngày đúng giờ tan sở, chị lại chạy vội chạy vàng đi chợ, nấu cơm, giặt giũ, quét dọn nhà cửa rồi mòn mỏi chờ chồng về ăn cơm.
Nhiều người bạn của chị thắc mắc: " Tại sao Quyên làm trong một công ty nước ngoài mà về sớm hơn cả cái lão làm công ăn lương trong nhà nước nhỉ?". Chị lại cười xòa: " Ôi đàn ông mà, họ có tới cả trăm công nghìn việc ấy chứ!".
Trăm công nghìn việc của chồng chị chính là bia bọt, chém gió, chơi tenis, bơi lội... Chị biết và chị tôn trọng chồng. Đêm nào chị cũng chờ chồng. Sớm thì 11 giờ anh về, muộn thì có khi tới 2 giờ sáng.
Càng ngày, chị càng thấy mình cô đơn, vò võ trong căn nhà 70m2 này. Đôi lần, chị lại gợi ý chồng cho chị đi cùng tới những nơi anh tới. Nhưng anh lại gạt đi: " Đàn bà thì biết gì. Không phải vợ định quản chồng đấy chứ?".
Đã có giai đoạn chị suy sụp hoàn toàn khi biết tin anh Huấn phản bội mình (Ảnh minh họa).
Chị chấp nhận, bởi ngay từ khi đồng ý yêu và cưới anh, chị đã nhận ra anh là một con ngựa bất kham. Anh đã thích gì, sẽ làm cho bằng được. Và ngược lại, nếu cố giữ anh, anh sẵn sàng tung hê hết. Càng ngày, chị càng nằm lòng câu nói của chồng: " Chỉ cần vợ ngoan, chồng sẽ tốt lại".
Từ khi Quyên có thai, anh ít về nhà hơn. Có lúc 2, 3 hôm anh vẫn chưa về. Gọi điện thì lúc anh bảo đang đi công tác, lúc ở Vũng Tàu, lúc trên Tuyên Quang.
Cô bạn thân bảo chị: " Chồng Quyên có vấn đề rồi". Chị lại cười xòa: "Bà không hiểu gì về anh ấy thì đừng nên nói gì. Vợ chồng tôi mới lấy nhau được vài tháng, anh ấy yêu tôi lắm".
Đã có lúc chị thấy sức chịu đựng của chị thật phi thường. Bụng mang dạ chửa mà lầm lũi đi làm rồi về nhà một mình chờ đợi. Chị chờ thôi chứ không dám gọi, gọi chắc chắn sẽ bị anh mắng cho "cái tội gọi nhiều".
Chị vui sướng như bắt được vàng khi có lần anh về sớm và dẫn theo một đám bạn về nhà dùng cơm. Chị lại nai lưng ra làm đồ ăn rồi dọn dẹp chẳng khác nào ôsin. Có chị đồng nghiệp của anh Huấn ái ngại vào giúp Quyên một tay nhưng anh lại sĩ diện bảo: "Em cứ để cho nó làm một thể, đụng vào bẩn tay".
Trái tim Quyên như có ai bóp nghẹt. Chị tủi thân lắm, quay nhanh đi vào bếp giấu những giọt nước mắt lăn dài.
Người ngoài nhìn vào, chẳng phải kể họ cũng sẽ thấy đấy là một gia đình bất thường. Vợ chồng gì mà mỗi người một nơi. Chồng đi tối ngày, vợ lúc nào cũng tha thẩn như cái bóng trong nhà, hết đứng dậy ngồi xuống lại chạy ra ngõ chờ đợi, trong tay lăm lăm cái điện thoại. Mọi thứ dần trôi qua với sức chịu đựng, tính kiên nhẫn của Quyên.
Những tưởng sau khi bé Bi chào đời thì anh sẽ yêu mẹ con chị hơn. Thế nhưng tần suất đi chơi của anh lại càng tăng lên.
Một mình chị vất vả chăm con, giặt giũ, quét dọn và... chờ chồng. Nhưng chị chỉ nhận được ánh mắt khó chịu của anh. Nhìn thấy vợ, anh chẳng buồn chào hỏi, lặng lẳng ôm máy tính sang phòng bên chat chit cả đêm.
Chị mà có sang mở cửa phòng, anh sẽ gắt um lên: " Trông con đi chứ, còn mò sang đây làm gì?".
Tính ra "chuyện ấy" của vợ chồng chị có vấn đề thật. Từ khi cưới tới khi sinh con xong, số lần yêu đếm trên đầu ngón tay. Chị cảm thấy vợ chồng chị lệch pha nhau rõ rệt. Chị muốn có điều gì đó êm ái, nhẹ nhàng còn anh muốn dữ dội, đôi khi thô lỗ. Có lẽ vì không gặp nhau tại cùng một điểm nên vợ chồng lại càng xa nhau hơn chăng, chị nghĩ vậy?
Một ngày, chị đứng tim khi nhìn thấy chồng mình đang tay trong tay với một người đàn bà khác ngoài đường. Họ đang đi vào một khách sạn ở phố cổ. Người đó chẳng phải ai xa lạ, đó chính là cô gái đã định giúp chị rửa bát mới đây.
Lúc này, sức chịu đựng của chị dường như đã chạm ngưỡng. Chị không muốn buông xuôi, nhưng chị muốn rõ ràng và níu kéo anh.
" Tại sao anh nỡ đối xử với mẹ con em như thế? Em đã làm gì sai?" - Chị thổn thức.
" Vợ chẳng làm gì sai? Đơn giản là chồng đã chán vợ rồi". Chẳng cần giấu giếm thêm, anh lạnh nhạt đuổi mẹ con chị ra khỏi nhà với lý do " hết tình thì hết tiền". Thêm vào đó, nhà này là của bố mẹ anh.
Tay bế con, tay cầm túi lôi thôi lếch thếch bước đi, chị ước giá như chị chưa có con, chắc chắn chị sẽ đi xa lắm. Chị muốn để cơn mưa ngoài trời gột rửa hết những ê chề đang ngập tràn trong chị. Nhưng nếu dầm mưa như vậy, Bi nhà chị sẽ ốm mất.
Gạt nước mắt, chị thuê một phòng trọ ở ngoại thành ở tạm. Nghĩ lại, chị thấy mình may mắn, ngoài đứa con bé bỏng, chị vẫn còn công việc, bạn bè.
Dần dần, Bi cứng cáp hơn. Nhờ trời thương bé khỏe, chị gửi đi học, công việc của chị càng ngày càng thuận lợi. Chị tính sẽ không "dây dưa" với đàn ông nữa, Huấn đã là một bài học quá đủ với chị.
Nhưng sau khi gặp Long, một chàng trai cùng công ty, chị nghĩ khác. Long đã khiến trái tim chị rộn ràng trở lại. Điều tuyệt vời nhất là anh rất yêu Bi, Bi cũng rất quý anh. Cuộc sống của chị dường như bước sang một trang mới, hoàn toàn vui vẻ, đầy ắp tiếng cười.
Ngày Long ngỏ lời với chị cũng là ngày Huấn đột nhiên quay lại, van xin chị tha thứ. Nghe anh đổ tội cho người thứ 3, nghe tiếng anh khóc nức nở, chị chẳng còn thấy đau đớn, xót xa như trước đây.
" Đơn giản, vợ đã chán chồng rồi!" - Nói xong, chị từ biệt anh để hòa vào dòng người tấp nập.
Theo Ngoisao
Mệt mỏi vì thông gia "đại chiến" giành quyền chăm cháu Mặc cho những đứa trẻ còn ngô nghê trước sự tranh giành của người lớn, mặc cho các nàng dâu phải rơi nước mắt vì khó xử, công cuộc tranh giành quyền chăm cháu của ông bà nội, ngoại vẫn diễn ra trong nhiều gia đình. Với khuôn mặt tiều tụy, chị Lan (Hà Đông, Hà Nội) vừa trút bầu tâm sự với...