Dầu mỏ Nga tràn ngập Trung Đông
Dòng chảy nhiên liệu của Nga sang Trung Đông tăng vọt trong tháng 6 và dự kiến còn cao hơn nữa trong tháng 7.
Một cơ sở khai thác dầu ở ngoài khơi Astrakhan, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Trích dữ liệu từ công ty phân tích Vortexa, kênh truyền hình RT cho biết các lô dầu Nga đến Trung Đông vào tháng 6 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng ít nhất 6 năm, trong khi lượng dầu sang châu Âu giảm khoảng 30%.
Theo báo cáo dữ liệu, các quốc gia Trung Đông đã nhập khoảng 155.000 thùng dầu Nga/ngày trong tháng 6, đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2016. Dữ liệu cũng cho thấy nhập khẩu có xu hướng tăng mạnh từ tháng 2/2022, thời điểm Moskva bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, dẫn đến việc các thành viên Liên minh châu Âu và các nước phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga, đặc biệt là việc xuất khẩu năng lượng của nước này.
Hơn 1/3 dầu Nga xuất khẩu sáng Trung Đông được đưa tới cảng Fujairah tại Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Phần lớn trong số đó là dầu nhiên liệu, còn lại là xăng, dầu diesel và một số sản phẩm khác làm từ dầu.
Giới phân tích dự đoán lượng dầu Nga sang Trung Đông trong tháng 7 sẽ còn tăng vọt và vượt 220.000 thùng/ngày.
Theo trang mạng Bloomberg, số dầu Nga vận chuyển tới Trung Đông chỉ là một phần nhỏ trong tổng số dầu Nga xuất khẩu và không thể bù đắp cho lượng dầu sang châu Âu sụt giảm mạnh, giảm hơn 500.000 thùng/ngày từ tháng 2 đến tháng 6.
Vào tháng trước, EU đã áp đặt một lệnh cấm vận một phần đối với dầu của Nga, đồng thời giảm dần hoạt động vận chuyển kể từ khi Mỹ cấm vận dầu Nga hồi tháng Ba. Lệnh cấm của EU sẽ có hiệu lực vào tháng 12. Về phần mình, Moskva coi các lệnh trừng phạt của EU và Mỹ là bất hợp pháp, đồng thời đang thực hiện các bước để đa dạng hóa xuất khẩu, bao gồm chuyển hướng xuất khẩu nhiên liệu sang Trung Quốc và Ấn Độ.
Iran thử nghiệm hành lang thương mại mới để vận chuyển hàng hóa của Nga
Iran đã bắt đầu vận chuyển chuyến hàng hóa đầu tiên từ Nga sang Ấn Độ bằng hành lang thương mại mới đi qua nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Thành phố cảng Astrakhan thuộc Nga. Ảnh: Getty Images
Hãng thông tấn IRNA của Iran đưa tin chuyến hàng của Nga, gồm hai container nặng 41 tấn, đã khởi hành từ thành phố St. Petersburg đến thành phố cảng Astrakhan ngày 11/6 để kiểm tra hành lang vận tải mới. Thông tin trên do ông Dariush Jamali, giám đốc một cảng hàng hóa thuộc sở hữu chung giữa Iran và Nga ở Astrakhan cung cấp.
Thông báo không nêu rõ thời điểm lô hàng sẽ rời khỏi Nga hay chi tiết về hàng hóa bên trong. Từ Astrakhan, chuyến hàng sẽ vượt qua hồ Biển Caspi đến cảng Anzali ở phía Bắc Iran, tiếp đó là được vận chuyển bằng đường bộ đến cảng phía nam Bandar Abbas trên Vịnh Ba Tư. Từ đó, nó sẽ được đưa lên tàu và gửi đến cảng Nhava Sheva của Ấn Độ.
Ông Jamali cho biết hoạt động vận chuyển trên đang được điều phối và quản lý bởi Tập đoàn Vận tải biển Cộng hòa Hồi giáo Iran và các chi nhánh ở Nga và Ấn Độ. Dự kiến, mất 25 ngày để chuyến hàng đến đích.
Sau khi Nga trở thành nước bị cấm vận nhiều nhất thế giới do liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, các quan chức Iran muốn khôi phục một dự án bị đình trệ nhằm phát triển Hành lang trung chuyển Bắc-Nam. Qua đó, Iran sẽ là điểm kết nối Nga với các thị trường xuất khẩu châu Á. Kế hoạch trên còn đề xuất xây dựng một tuyến đường sắt để chuyển hàng hóa tại các cảng nằm quanh hồ Biển Caspi của Iran đến Chabahar - cảng đại dương duy nhất của nước này.
100 USD/thùng sẽ là đáy cản cứng của giá dầu trong trung hạn? Giá dầu có thể đã xác lập được mức đáy hỗ trợ bất chấp những biến động mạnh gần đây do lo ngại về suy giảm kinh tế tại Trung Quốc khởi nguồn từ các lệnh phong tỏa chống COVID-19. Một nhà máy lọc dầu của Nga ở vùng Astrakhan. Ảnh: TASS/TTXVN Giá dầu biến động mạnh trong thời gian qua, do lo...