Dầu mỏ, chứng khoán đua nhau giảm giá
Cổ phiếu Trung Quốc giảm mạnh ngày 26-1 tác động xấu đến thị trường chứng khoán châu Á trong khi giá dầu thô thế giới tụt xuống dưới ngưỡng 30 USD/thùng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 26-1, chỉ số Shanghai Composite giảm 6,4%, xuống còn 2.749,79 điểm, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 1-12-2014. Chỉ số CSI300 của các công ty niêm yết lớn nhất tại Thượng Hải và Thâm Quyến giảm 6% xuống còn 2.940,51 điểm, chạm đáy kể từ đầu tháng 12-2014.
Thị trường chứng khoán châu Á cũng trải qua một ngày khốn đốn. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm 2,4%, trong khi chỉ số Hang Seng của Hồng Kông bốc hơi 2,3%. Ngoài ra, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) giảm 1,5% sau khi vừa nhích lên hồi cuối tuần trước.
Bảng điện tử hiển thị thông tin chứng khoán ở TP Nam Kinh, tỉnh Giang Tô-Trung Quốc hôm 26-1. Ảnh: REUTERS
Trước tình hình ảm đạm trên, các nhà đặt cược tỉ giá châu Âu dự báo chỉ số FTSE của Anh và CAC 40 của Pháp sẽ giảm 0,8% và mức giảm đối với chỉ số DAX của Đức có thể là 0,7%.
Ngoài ra, chỉ số S&P 500 của Mỹ cũng chịu chung số phận khi giảm 1,6%, xuống còn 1,877.08 điểm. Giá cổ phiếu tài chính trên thực tế của Mỹ đã giảm 12,8% trong năm nay, cao hơn mức giảm ở lĩnh vực năng lượng (11,2%).
Chỉ cách đây 3 ngày, giá dầu thô thế giới vượt ngưỡng 30 USD/thùng nhưng đến ngày 26-1, giá dầu Brent lại mất 2,1% trong các giao dịch ở châu Á và giảm tổng cộng 7,2% cho đến đầu tuần này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu trên thế giới không cho thấy dấu hiệu cắt giảm sản lượng để cứu vãn thị trường đang dư thừa nguồn cung.
Chủ tịch Công ty năng lượng Saudi Aramco (Ả Rập Saudi) hôm 25-1 cho biết họ đang tiếp tục đầu tư vào khả năng sản xuất dầu mỏ và khí đốt dù phải cắt giảm chi phí.
Trong khi đó, một quan chức cấp cao Iraq nói rằng sản lượng dầu của nước này đạt mức kỷ lục hồi tháng 12 năm ngoái và Baghdad có thể tăng sản lượng trong năm nay.
Dầu thô tiếp tục giảm xuống dưới 30 USD/thùng. Ảnh: Rodeo Canada
Giá dầu đã giảm hơn 75% so với mức đỉnh năm 2012 trong khi sản xuất dầu đá phiến của Mỹ tăng tỉ lệ nghịch với nhu cầu thị trường, một phần do tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại khiến sức mua tụt giảm.
Hậu quả là các công ty năng lượng trên toàn thế giới lần lượt cắt giảm đầu tư và việc làm để có thể trụ được khi giá dầu giảm mạnh.
Trong lúc này, thị trường tiền tệ cũng gặp nhiều biến động. Đồng yen Nhật phục hồi nhẹ, từ 1 USD đổi được 118,88 yen (ngày 22-1) tăng lên 117,99 yen (hôm 26-1). Đồng euro tăng giá trị 0,5% so với đồng USD, lên 1,0845 USD/euro.
P.Nghĩa (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Ả Rập Xê Út rục rịch bán cổ phần hãng dầu lớn nhất thế giới
Vừa tung ra một loạt các biện pháp cắt giảm chi tiêu, Ả Rập Xê Út cho hay nước này đang xem xét việc bán cổ phần trong doanh nghiệp năng lượng quốc doanh khổng lồ Saudi Aramco. Đây là hãng sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
Ảnh: AFP
Theo CNN, Saudi Aramco hôm 8.1 cho biết công ty này đang xem xét các lựa chọn "cho phép công chúng sở hữu rộng rãi các cổ phiếu" của hãng. Hoạt động chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của công ty này và một số công ty con có thể sẽ diễn ra.
Aramco là hãng sản xuất dầu lớn nhất thế giới, sản xuất 12% lượng dầu thô thế giới. Công ty này cũng ngồi trên một trữ lượng dầu lớn, với khoảng 261 tỉ thùng dầu dự trữ đã được kiểm chứng. Con số trên tương đương với 15% tổng lượng dầu thô dự trữ toàn cầu.
Việc Ả Rập Xê Út đang xem xét bán cổ phần trong hãng Saudi Aramco trong bối cảnh giá dầu đã sụt giảm xuống mức thấp nhất trong một thập niên qua càng thể hiện tình hình tài chính khó khăn mà nước này đối mặt.
"Ả Rập Xê Út đang trải qua chuyện chi tiêu cho quốc phòng và trợ cấp không bền vững và không kiểm soát được... họ đang rất cần huy động tiền mặt", chuyên gia an ninh năng lượng Luay al-Khatteeb và một đồng nghiệp thuộc Trung tâm Brookings Doha cho biết.
Dầu chiếm 75% doanh thu của quốc gia Trung Đông và chuyện giá dầu lao dốc gây tổn thương cho nước này. Chính phủ Ả Rập Xê Út chi nhiều hơn thu trong năm 2015, dẫn đến khoản thâm hụt ngân sách gần 100 tỉ USD. Riyadh vừa công bố một loạt các biện pháp cắt giảm chi tiêu, và thậm chí đã tăng giá xăng lên 50%.
Giá dầu chạm đáy 12 năm hồi đầu tuần này, rơi từ mức 100 USD/thùng xuống còn trên 33 USD/thùng sau 18 tháng. Điều này đồng nghĩa với việc hãng Aramco đang có giá trị thấp hơn hơn so với những năm trước.
Dù vậy, hãng sản xuất dầu này vẫn rất lớn và chỉ cần niêm yết một phần cũng sẽ đem lại nhiều tỉ USD. Câu hỏi lớn được đặt ra hiện nay là: liệu một đợt IPO về cơ bản có khả thi hay không. Aramco có thể là quá lớn để được niêm yết, ít nhất là trên thị trường chứng khoán Ả Rập Xê Út.
Tờ The Economist cho hay Saudi Aramco có thể giá trị đến hàng nghìn tỉ USD. Mức giá trị như trên lớn hơn tất cả cổ phiếu của Ả Rập Xê Út cộng lại, và lớn hơn giá trị của hãng công nghệ Apple.
Để so sánh thêm, công ty dầu khí lớn nhất thế giới được niêm yết là Exxon Mobil có giá trị vốn hóa thị trường là 314 tỉ USD và có khoản dự trữ đã được kiểm chứng bằng 10% so với Aramco.
Nhà kinh tế Fahad Al-Turki cho biết chính quyền Ả Rập Xê Út có thể xem xét IPO một phần Saudi Aramco. Hãng sản xuất dầu khổng lồ này thành lập vào những năm 1930. Cuối thập niên 1970, Saudi Aramco trở thành doanh nghiệp quốc doanh. Hãng đã phát hiện hơn 100 mỏ dầu ở Ả Rập Xê Út và tuyển dụng khoảng 60.000 người.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
USD mạnh tác động đến kinh tế Nga như thế nào? Đồng đô la Mỹ tăng giá kết hợp với giá dầu thô giảm sâu đặt ra một thách thức mới với nền kinh tế Nga trong năm 2016, báo Nga Russia Today viết. Ảnh: Bloomberg Quyết định nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đánh dấu khởi đầu của kỷ nguyên đồng bạc xanh mạnh. Song trong tất cả...