Đau mắt đỏ và đau mắt hột dễ nhầm lẫn, gây khó khăn trong điều trị
Đau mắt đỏ và đau mắt hột có nhiều triệu chứng tương tự rất dễ gây nhầm lẫn khi chuẩn đoán dẫn đến điều trị sai phương pháp gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Phân biệt sự khác nhau giữa đau mắt đỏ và đau mắt hột giúp tiết kiệm thời gian điều trị và ngăn cản biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay có rất nhiều người không phân biệt được sự khác nhau giữa đau mắt đỏ và đau mắt hột. Điều này gây ra khó khăn trong điều trị dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như giảm thị lực vĩnh viễn. Phân biệt nguyên nhân, triệu chứng của đau mắt đỏ và đau mắt hột giúp việc điều trị dễ dàng, chính xác hơn.
1. Tìm hiểu chung về đau mắt đỏ và đau mắt hột
Hiểu rõ nguyên nhân, đặc điểm, phương thức lây truyền,… của bệnh là sơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa đau mắt đỏ và đau mắt hột. Dưới đây là những kiến thức cơ bản về hai loại bệnh này.
1.1. Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ là tên gọi khác của viêm kết mạc. Đây là bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Đau mắt đỏ có tính lây lan nhanh, đa số trường hợp có thể khỏi sau 7 – 14 ngày phát bệnh.
Đau mắt đỏ không phải là bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ dẫn tới các biến chứng như viêm giác mạc, suy giảm thị lực, kéo dài thời gian điều trị.
Đau mắt đỏ là bệnh lành tính và nếu được chăm sóc đúng cách có thể tự khỏi mà không gây ảnh hưởng gì lớn – Ảnh: Internet
Hiện nay đau mắt đỏ chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chỉ cần chăm sóc đúng cách, giữ gìn vệ sinh cẩn thận bệnh sẽ khỏi sau 6 – 10 ngày. Đau mắt đỏ có thể lây lan qua nước mắt, dịch tiết từ đường hô hấp và vật dụng, đồ dùng cá nhân của người bệnh.
1.2. Đau mắt hột là gì?
Đau mắt hột là bệnh nhiễm trùng mạn tính kết mạc và giác mạc. Bệnh do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh đau mắt hột gây nguy hiểm hơn nhiều so với đau mắt đỏ.
Đau mắt hột là viêm kết mạc đặc hiệu, tiến triển mạn tính, dễ lây lan từ người bệnh sang người lành thông qua tiếp xúc với đồ vật nhiễm khuẩn.
Bệnh đau mắt hột thường âm thầm xuất hiện ở cả hai mắt. Bắt đầu từ kết mạc, sụn mi trên và kết mạc nhãn cầu trên. Nhú gai và phản ứng nhú gai khiến toàn bộ kết mạc có màu đỏ trong giai đoạn nhiễm trùng cấp.
Video đang HOT
Bệnh đau mắt hột thường âm thầm xuất hiện ở cả hai mắt – Ảnh: Internet
2. Điểm giống và khác nhau giữa đau mắt đỏ và đau mắt hột
Để phân biệt đau mắt đỏ và đau mắt hột chúng ta cần lưu ý triệu chứng phát bệnh. Hiểu rõ điểm giống và khác nhau giữa hai loại bệnh giúp phòng tránh và điều trị dễ dàng hơn.
2.1. Điểm giống nhau
Đau mắt đỏ và đau mắt hột đều là tình trạng kết mạc bị viêm nhiễm do virus và vi khuẩn gây ra. Môi trường sống bị ô nhiễm, thói quen sinh hoạt kém vệ sinh là nguyên nhân chính khiến nhiều người mắc phải một trong hai bệnh này.
Triệu chứng đặc trưng của đau mắt đỏ và đau mắt hột là chảy nước mắt, ngứa ngáy, dễ bị mỏi mắt, nhạy cảm với ánh sáng. Trong quá trình mắc bệnh, thị lực bị suy giảm gây ra những bất tiện và khó chịu cho người bệnh.
2.2. Sự khác biệt giữa đau mắt đỏ và đau mắt hột
Mặc dù có một số triệu chứng tương tự nhưng dấu hiệu điển hình của đau mắt đỏ và đau mắt hột lại hoàn toàn khác nhau.
- Người bị đau mắt đỏ, kết mạc sưng, mọng do các mạch máu bị viêm nhiễm. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là mắt đỏ, có ghèn, gây cảm giác khó chịu, bị cộm như có cát ở bên trong. Thông thường người bệnh sẽ bị đỏ một mắt trước, sau đó mới lan sang mắt thứ hai.
Môi trường sống bị ô nhiễm, thói quen sinh hoạt kém vệ sinh là nguyên nhân chính khiến nhiều người mắc phải một trong hai bệnh – Ảnh: Internet
Đau mắt đỏ khiến người bệnh khó mở mắt do nhiều dử dính chặt. Mí mắt của người bệnh bị sưng nề, đỏ mọng, kèm theo đó là triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng. Một số trường hợp xuất hiện hạch sau tai, hoặc họng.
Tuy nhiên, đau mắt đỏ mặc dù gây khó chịu nhưng không ảnh hưởng nhiều đến thị lực của người bệnh. Đặc biệt là bệnh có thể tự khỏi trong một thời gian ngắn nếu được chăm sóc hợp lý.
- Người bị đau mắt hột vòng kết mạc mắt thường không đỏ. Cảm giác khi bị bệnh là mắt bị cộm như có hạt bụi bay vào bên trong. Triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh là ngứa nhẹ, cộm, kèm theo chảy nước mắt, chấy nhầy hoặc mủ.
Khi bệnh phát triển nặng hơn sẽ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như đau mắt, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng. Sau đó mắt bắt đầu nhú gai, nổi hột, xuất hiện màng máu và sụp mi mắt.
Bệnh đau mắt hột có thể kéo dài qua nhiều ngày. Tình trạng bệnh có thể nặng hoặc nhẹ. Với trường hợp nhẹ bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian chăm sóc và điều trị bằng thuốc. Trong trường hợp nặng thời gian điều trị thường kéo dài hơn. Bệnh đau mắt hột nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây tổn thương mắt nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến mù loà.
3. Phòng ngừa đau mắt đỏ và đau mắt hột bằng cách nào?
Rửa tay thường xuyên, rửa mặt, không sử dụng chung khăn mặt để phòng ngừa bệnh về mắt – Ảnh Internet
Thực tế, đau mắt đỏ và đau mắt hột có nhiều đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, biện pháp phòng ngừa của 2 bệnh về mắt này lại có nhiều đặc điểm tương đồng.
Do các loại vi khuẩn, virus gây đau mắt đỏ và đau mắt hột đều bắt nguồn từ môi trường bên ngoài, môi trường sống bẩn, vệ sinh kém hoặc thói quen sinh hoạt bừa bãi. Do đó, để hạn chế sự xuất hiện của đau mắt đỏ và đau mắt hột thì mọi người cần phòng ngừa bằng cách:
- Thực hiện giữ gìn vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên, rửa mặt, không sử dụng chung khăn mặt.
- Không dụi mắt khi tay chưa được vệ sinh sạch sẽ.
- Tập thói quen vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước muối.
- Khi ra ngoài đường cần sử dụng kính để che chắn bụi bẩn.
Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường, có cảm giác khó chịu ở mắt bạn cần tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị bệnh. Đặc biệt, cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, không lạm dụng sử dụng thuốc.
Viêm giác mạc - Nguy hiểm từ biến chứng của đau mắt đỏ ở trẻ em
Những biến chứng của đau mắt đỏ ở trẻ em thường dễ xảy ra hơn do thói quen dụi mắt và vệ sinh mắt không triệt để. Trong đó viêm giác mạc là một biến chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống cần được lưu ý.
Một đặc điểm nổi bật của dịch đau mắt đỏ trong thời gian này là người bệnh diễn tiến lâu khỏi hơn rất nhiều và thường lây lan trong toàn gia đình. Điều này là do việc vệ sinh và phòng bệnh chưa tốt cũng như mọi người chủ quan với tình hình dịch bệnh. Đặc biệt những biến chứng của đau mắt đỏ ở trẻ em cũng dễ xuất hiện hơn do ý thức phòng bệnh chưa tốt và thói quen dụi mắt ở trẻ.
Bên cạnh đó, việc điều trị không triệt để, chăm sóc không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến kéo dài thời gian chữa bệnh và diễn tiến bệnh xấu đi dẫn đến biến chứng xảy ra. Trong số đó phải kể đến biến chứng viêm giác mạc ở trẻ nhỏ làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ.
1. Biến chứng của đau mắt đỏ ở trẻ em
Tuy rằng bệnh đau mắt đỏ là một căn bệnh lành tính và rất dễ dàng điều trị, bệnh vẫn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Một số biến chứng hiếm gặp có thể xảy ra là:
- Viêm giác mạc sợi ở trẻ em.
- Viêm giác mạc đốm.
- Viêm giác mạc sâu.
- Viêm mủ túi lệ.
- Nghiêm trọng hơn có thể gây sẹo giác mạc, suy giảm thị lực.
Mắt bị viêm giác mạc sợi - biến chứng của đau mắt đỏ ở trẻ em (Ảnh: Internet)
2. Biến chứng viêm giác mạc khi trẻ bị đau mắt đỏ
Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân nhi bị biến chứng viêm giác mạc do đau mắt đỏ đang gia tăng một cách đáng kể, chiếm từ 10 đến 15% tổng số bệnh nhân đau mắt đỏ tới khám. Một khi đã bị viêm giác mạc, thời gian điều trị bệnh sẽ kéo dài gấp 3 đến 4 lần so với điều trị đau mắt đỏ thông thường.
Chưa kể tình trạng viêm giác mạc kéo dài khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Bệnh nhân luôn bị đỏ mắt, đau chói mắt, cộm mắt,... gây ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập. Đặc biệt ở trẻ em, khi bị biến chứng viêm giác mạc, thời gian điều trị sẽ lâu hơn rất nhiều do trẻ nhỏ chưa ý thức, luôn tay dụi mắt khiến tổn thương lâu hơn.
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị cho trẻ ở nhà, người lớn không chú ý ghi nhớ thời gian nhỏ mắt cho bé. Việc không để ý đến bé liên tục cũng khiến bé thường xuyên dụi mắt dẫn đến sưng mắt, chất dịch đóng vảy dày đặc khiến bé không mở được mắt.
Nhiều trẻ còn bị chói, cộm, ghèn mắt nhiều, từ đó phải dùng nhiều loại thuốc kết hợp để điều trị có hiệu quả hơn. Những trường hợp đau mắt đỏ dẫn đến viêm giác mạc không phải hiếm gặp mà khá phổ biến.
Thói quen dụi mắt ở trẻ khiến tình trạng đau mắt đỏ diễn tiến trầm trọng hơn (Ảnh: Internet)
Có bệnh nhân bị biến chứng viêm giác mạc nặng, phải điều trị liên tiếp 6 tháng mới ổn định. Chi phí điều trị cho những trường hợp này vô cùng tốn kém, gấp hàng vài chục lần so với điều trị đau mắt đỏ thông thường.
Hầu hết, khi bị đau mắt đỏ bệnh sẽ tự khỏi sau 7 đến 10 ngày chăm sóc mà không cần dùng đến kháng sinh. Tuy nhiên, việc tự ý dùng các loại thuốc để nhỏ mắt khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Một số phụ huynh sử dụng các thuốc chứa desamethasol để nhỏ mắt cho trẻ lâu ngày khiến hệ miễn dịch mắt suy giảm, thời gian hồi phục cũng lâu hơn.
Ngoài ra, nhiều người chỉ chăm chăm nhỏ thuốc cho trẻ mà quên mất cần phải vệ sinh mắt thật sạch trước khi nhỏ thuốc để làm sạch các virus, vi khuẩn. Vì vậy dẫn đến thời gian điều trị kéo dài, dễ dàng khiến biến chứng viêm giác mạc xảy ra.
Do đó, người lớn cần lưu ý nhắc trẻ ý thức phòng tránh việc lây lan bệnh cho trẻ khác, hạn chế dụi tay vào mắt. Sau khi dụi mắt cần phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để tránh lây lan cho người khác. Khi sử dụng gạc diệt khuẩn để lau, thấm nước mắt, ghèn mắt phải bỏ vào túi riêng, vứt vào thùng rác. Tuyệt đối không vứt bừa bãi ra nơi công cộng.
Chăm sóc phụ nữ mang thai bị đau mắt đỏ cần lưu ý những gì? Chăm sóc phụ nữ mang thai bị đau mắt đỏ cần được đặc biệt lưu ý để điều trị an toàn, tránh những ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và thai nhi. Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc cấp tính là một căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và những người thường xuyên tiếp xúc với...