Đau mắt đỏ: phòng bệnh bằng cách rửa tay thường xuyên
Người đau mắt đỏ luôn có cảm giác đau, ngứa, chảy nước mắt nên thường dùng tay, khăn tay để chấm mắt. Nếu không rửa tay thường xuyên sẽ là tác nhân lây truyền bệnh.
Theo BS Hoàng Cương, BV Mắt trung ương việc một người đau mắt đỏ lây cho cả nhà là rất phổ biến, bởi đau mắt đỏ là bệnh lây truyền nên dễ thành dịch. Bệnh đau mắt đỏ dễ lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, qua tay, lây qua những vật dụng hàng ngày như khăn rửa mặt, đồ chơi, bát ăn, cốc uống…
Đáng sợ nhất là giai đoạn ủ bệnh bởi tốc độ lây truyền nhanh nhất cũng là ở giai đoạn này. Khi mới
nhiễm vi-rút, người bệnh không có triệu trứng nên không biết để phòng ngừa cho người khác.
Vì thế thường xảy ra tình trạng cả nhà cùng đau mắt đỏ vì lây lan nhau. Nhiều trường hợp, người lớn khỏi rồi nên chủ quan khi chăm sóc con dẫn đến tái nhiễm.
Khi bị đau mắt đỏ thường chỉ cần chăm sóc, giữ vệ sinh mắt, rửa mắt hàng ngày nhiều lần bằng nước muối sinh lý, sau 7 – 10 ngày bệnh sẽ khỏi mà không phải dùng kháng sinh. Tuy nhiên, trong mùa dịch này, số bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ kéo dài hơn 10 ngày rất phổ biến.
Video đang HOT
Theo BS Hoàng Cương, nhiều khả năng do việc tự dùng các loại thuốc, khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Hơn nữa, nhiều người chỉ chăm chăm nhỏ thuốc mà quên mất khâu rửa, vệ sinh mắt thật sạch trước khi nhỏ thuốc để đẩy vi rút ra ngoài, nên thời gian khỏi bệnh cũng lâu hơn.
“Gần đây còn có hiện tượng người bệnh đau mắt đỏ tự tiêm kháng sinh vào mắt. Họ cứ nghĩ kháng sinh là thần dược, đau đâu thì tiêm đó nên tiêm vào mắt, trong khi không phải loại thuốc nào cũng có thể tiêm vào mắt, hậu quả là mắt người bệnh thêm sưng, nề càng khó chịu hơn”, BS Cương nói.
Mỗi người bệnh nên dùng một lọ thuốc riêng phòng tránh lây chéo. Sau khi vệ sinh mắt cần rửa tay sạch với xà phòng để phòng lây
bệnh cho người khác.
Việc vệ sinh bàn tay thường xuyên rất có ý nghĩa để phòng bệnh đau mắt đỏ lây lan trong cộng đồng.
Các bác sĩ khuyến cáo, với đau mắt đỏ không nên quá nôn nóng điều trị, bởi cần có thời gian nhất định là 7 – 10 ngày để loại bỏ vi-rút khỏi cơ thể.
Tốt nhất trước mỗi lần nhỏ thuốc mắt cần rửa sạch mắt bằng muối sinh lý.
Bệnh nhân nên nằm nghiêng, rửa từng mắt một, nhỏ nước muối liên tục để làm mềm dử mắt rồi dùng gạc tiệt trùng lau khô.
Lưu ý, khi rửa mắt không để đầu thuốc chạm vào mắt để tránh lây lan.
Theo Thanhnien
Thủ phạm gây ngứa 'vùng kín'
'Vùng kín' bị ngứa thường gây khó chịu cho chị em phụ nữ và sau đây là các nguyên nhân gây ngứa âm đạo, theo simple-remedies.com dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe:
Có nhiều nguyên nhân gây ngứa âm đạo - Ảnh: Shutterstock
Chất hóa học gây kích ứng như bột giặt, chất làm mềm vải, thuốc xịt, thuốc mỡ, kem...
Mãn kinh: Hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen suy giảm làm mỏng thành âm đạo và làm giảm chất dầu bôi trơn nên dễ gây ngứa.
Căng thẳng: Có thể làm tăng ngứa âm đạo và càng khiến bạn dễ bị viêm nhiễm.
Nhiễm nấm âm đạo: Thường bao gồm dịch trắng. Nhiễm nấm âm đạo có thể do thuốc kháng sinh, thuốc ngừa thai, mang thai, kinh nguyệt, sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục, bệnh tiểu đường và hệ miễn dịch suy yếu.
Viêm âm đạo: Viêm, ngứa, ra dịch trắng và có mùi do các bệnh nhiễm trùng khác gây ra (bao gồm cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục). Viêm âm đạo ở bé gái trước tuổi dậy thì.
Theo TNO
Đau mắt đỏ vào mùa dịch Số bệnh nhân đến các bệnh viện (BV) tại TP.HCM khám đau mắt đỏ không ngừng gia tăng trong tháng 9, thời điểm bệnh đang vào mùa. Bác sĩ khám cho một bệnh nhân bị đau mắt đỏ sáng 13.9 tại phòng khám mắt, BV Đại học Y dược TP.HCM - Ảnh: Hà Minh Bệnh dễ lây lan 10 ngày đầu tháng 9,...