Đau lưng và “chuyện ấy”
Bị đau lưng có thể gây mất tập trung vào “chuyên môn” và ảnh hưởng đến “thành quả cuối cùng”. Nếu rơi vào tình trạng này, bạn xử lý bằng cách nào? Hãy tham khảo một số cách được đăng trên website Good In Bed.
Hãy nói về điều đó
Đau lưng- có thể rất rắc rối do mọi người trông vào có vẻ ổn ngay cả khi bạn phải chịu đau khủng khiếp. Đó là lý do bạn cần cho đối tác của mình biết tường tận. “Điều quan trọng là phải cởi mở với đối tác và trao đổi thẳng thắn về việc đau lưng can thiệp như thế nào vào sự gần gũi của hai người. Điều này không nhằm giúp bạn hay “một nửa” của bạn tránh làm chuyện ấy, thay vào đó là hai người hãy sáng tạo những tư thế phù hợp.
Hãy để cơ thể làm hướng dẫn viên
Nếu nằm ngửa làm bạn đau, bạn có thể chọn cách “cưỡi ngựa” hoặc ngược lại. Tư thế úp thìa có thể giải phóng áp lực khỏi lưng. Hãy thử nghiệm bằng cách đặt gối dưới lưng, đầu gối hoặc cổ để xem sự hỗ trợ này có phát huy tác dụng hay không. Hoặc thử một chiếc có góc cạnh để làm cho một số vị trí trở nên thoải mái hơn, chuyên gia tình dục Stephanie Mitelman nói.
Video đang HOT
Khám phá những hình thức gần gũi
Chuyên gia tình dục Needles nói: “Việc vuốt ve và được đối tác vuốt ve có vai trò hết sức quan trọng. Tắm trong bồn nước nóng hoặc tắm vòi sen, hoặc xoa bóp có thể làm giảm căng cơ trước khi nhập cuộc”. Tốt hơn nữa là biến chúng thành một dạng dạo đầu. “Hãy đãi đối tác một cuộc xoa bóp cho nhau để lấy cảm hứng. Nếu việc giao hợp khiến bạn đau, nên biến khúc dạo đầu thành mối bận tâm chính, hay tập trung vào bất kỳ hình thức gần gũi nào không gây đau, chẳng hạn như vuốt ve, hôn, yêu bằng miệng- hay đơn giản là cùng nhau tưởng tượng”.
Điều chỉnh
Cần lưu ý, tùy theo vị trí đau của bạn, một số tư thế sẽ gây đau nhiều hoặc ít hơn. “Người bị các vấn đề về lưng dưới như đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm có xu hướng bị đau nhiều hơn khi cúi về phía trước, trong khi người bị hẹp cột sống có thể bị đau “thấu trời xanh” khi ngả người ra phía sau”, ông O’Leary nói.
Tập thể dục
Tiến sĩ Maureen O’Leary, chuyên gia về chấn thương chỉnh hình, đã hướng dẫn các bài tập được thiết kế nhằm căng duỗi và củng cố cơ. “Cá nhân tôi có các vấn đề về lưng dưới tái đi tái lại, và nhận thấy việc tập yoga vài lần một tuần, đặc biệt trước khi quan hệ tình dục, có tác dụng rất lớn. Vì nó rất hiệu quả trong việc củng cố cơ vùng bụng và thân”- ông nói.
Theo Thảo Quân/PNTĐ
Chữa bệnh bằng... nhiệt
Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
Nhiệt là đại lượng đặc trưng cho cảm giác nóng hoặc lạnh. Từ định nghĩa đó người ta chia ra: nhiệt nóng, nhiệt trung hòa, nhiệt lạnh. Nhiệt nóng là nhiệt độ cao hơn, còn nhiệt lạnh là nhiệt độ thấp hơn vùng cơ thể mà nhiệt tác động. Nhiệt trung hòa là nhiệt độ ngang bằng với nhiệt độ của vùng cơ thể mà nhiệt tác động, và không gây ra cảm giác thay đổi về nhiệt. Trong y học, người ta sử dụng nhiệt nóng và nhiệt lạnh để điều trị.
Tất cả các chất thỏa mãn các điều kiện như không gây độc hoặc dị ứng khi tiếp xúc với da, giữ nhiệt lâu và truyền nhiệt từ từ, dễ sử dụng, đều có thể dùng làm chất trung gian truyền nhiệt.
Trong các khoa Vật lý trị liệu người ta sử dụng paraffin, túi silicagen, khay nhiệt điện, túi chườm nhiệt sử dụng điện. Trong dân gian thường dùng cám rang, muối rang, lá cây sao nóng, túi nước nóng, ngâm trong nước nóng, để làm các chất trung gian truyền nhiệt. Sử dụng nhiệt để điều trị đã mang lại hiệu quả rất tốt, nhưng nếu dùng không đúng có thể gây thêm tác dụng có hại. Vì vậy hiểu biết về tác dụng của nhiệt trong chữa bệnh là kiến thức cần thiết đối với mỗi người.
Nhiệt nóng
Tác dụng của nhiệt nóng là gây giãn mạch, làm tăng lượng máu đến vùng điều trị. Nhờ việc tăng tuần hoàn và dinh dưỡng cho vùng điều trị sẽ kích thích quá trình tái tạo tế bào, hàn gắn tổn thương. Nhiệt nóng còn làm tăng các phản ứng sinh học, tăng quá trình chuyển hóa của mô, làm tăng tái tạo mô, làm tăng tính thấm của mô, tăng trao đổi dịch giữa khoang máu và khoang kẽ tế bào, do đó làm tăng quá trình hấp thu dịch nề, làm giảm nề, giảm đau; Làm tăng khả năng xuyên mạch của bạch cầu, tăng khả năng thực bào của bạch cầu, làm phân tán nhanh các chất trung gian gây viêm, do đó làm giảm viêm cả viêm do nhiễm khuẩn và viêm không do nhiễm khuẩn...
Vì vậy, nhiệt nóng được dùng rộng rãi để điều trị các vùng viêm do nhiễm khuẩn giai đoạn viêm tấy chưa hóa mủ (như viêm cơ), điều trị các trường hợp viêm không do nhiễm khuẩn (như viêm khớp dạng thấp, viêm quanh khớp vai, viêm cột sống dính khớp), điều trị các vùng đau do thoái hóa (như đau cột sống cổ, đau thắt lưng, đau khớp do thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp); làm giảm nề, tan khối máu tụ sau chấn thương; làm nhanh liền sẹo vết thương, làm sẹo mềm mại, chống dính và co kéo do sẹo...
Mặc dù nhiệt nóng được chỉ định rất rộng rãi và an toàn, nhưng cũng có những chống chỉ định. Đó là các vùng đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu, các ổ viêm đã hóa mủ, các vùng có khối u cả u lành và u ác tính, các vùng lao đang tiến triển như lao khớp, lao cột sống, các chấn thương mới trong một hai ngày đầu, những người đang sốt.
Cách dùng: Mỗi lần đắp nóng nên duy trì 20-30 phút. Một ngày có thể đắp nóng 1 đến 4 lần. Mỗi lần đắp nóng không quá 1/6 diện tích cơ thể để tránh gây rối loạn thân nhiệt. Khi đắp nóng cần chú ý tránh để nhiệt độ quá cao (>40o) vì có thể gây bỏng.
Nhiệt lạnh
Nhiệt lạnh gây ra các tác dụng ngược lại so với nhiệt nóng, như làm co mạch, giảm tuần hoàn, giảm dinh dưỡng, giảm chuyển hóa, giảm tiêu thụ oxy, giảm tính thấm của mô. Nếu bị lạnh quá lâu có thể gây ra thiếu dinh dưỡng và hoại tử mô do lạnh. Nhiệt lạnh được dùng để làm giảm sưng nề sau các chấn thương mới, làm giảm chảy máu ở những vùng đang chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu, như chườm lạnh vùng thượng vị trong chảy máu dạ dày, giảm tụ máu, giảm nề trong chấn thương mới (một hai ngày đầu), chườm lạnh để hạ nhiệt độ khi sốt cao, bảo quản mô ghép giúp mô ghép chịu đựng được tình trạng thiếu oxy kéo dài mà không bị hủy hoại. Người ta thường dùng túi nước lạnh, túi nước đá, hoặc ngâm chi trong nước lạnh. Cần chú ý thời gian chườm lạnh cần ngắn vài phút, không kéo dài để tránh gây tổn thương mô do thiếu dinh dưỡng.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Thực phẩm cho người đau lưng Có nhiều thực phẩm có thể giúp cải thiện tình trạng đau lưng cho nhiều người. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau lưng trong đó do thời tiết thay đổi đột ngột là nguyên nhân khiến các cơ, dây chằng, mạch máu và thần kinh vùng lưng bị co giãn quá mức. Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, đau mỏi lan...