Đau lưng: Nghĩ ngay đến bài thuốc từ cây mướp
Mướp không chỉ là cây cung cấp cho cuộc sống món ăn ngon mát vào mùa hè mà còn là một dược liệu vô cùng hữu ích trong việc chữa bệnh cho chúng ta trong cuộc sống.
Đau lưng ảnh hưởng rất lớn tới mọi hoạt động của chúng ta trong cuộc sống
Đau lưng là bệnh rất phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh đau lưng, nhưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: au lưng cấp tính và đau lưng mãn tính.
Nguyên nhân gây ra đau lưng
- Vỡ đĩa đệm
- Co thắt
-Căng giãn cơ
- Thoát vị đĩa đệm.
- Thương tích do bong gân, gãy xương, tai nạn và té ngã có thể dẫn đến đau lưng.
Bị đau lưng, gây ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động trong cuộc sống cũng như trong công việc. Làm cho cơ thể luôn mệt mỏi và không thoải mái, vì vậy chúng ta nên điều trị căn bệnh này để có một cuộc sống hoàn hảo hơn.
Có rất nhiều loại thuốc được nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc chữa trị bệnh đau lưng, như thuốc tây, thuốc nam,…trong đó có loại cây rất quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta mà có công dụng vô cùng hiệu quả cho việc chữa trị bệnh đau lưng này.
Chữa đau lưng bằng cây mướp
Dược liệu hữu ích trong cuộc sống thường ngày
Là một loài cây cho món ăn ngon và mát đặc biệt cho mùa hè. Mướp có nhiều loài khác nhau. Mướp ta, hay mướp thường (Luffa cylindrica (L.) Roem.), mướp hương (Luffa acutangula Roxb.). Đặc biệt, mướp còn là loại thuốc quý. Theo Đông y, các bộ phận của cây mướp, như lá mướp (ty qua diệp), dây mướp (ty qua đằng), xơ mướp (ty qua lạc) đều là những vị thuốc có thể sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau.
Video đang HOT
Lá mướp có vị ngọt, chua, mát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, chỉ khái, giải độc, chỉ huyết. Dùng trị ho cấp tính và mạn tính, nhiều đờm, đờm dính máu.
Quả mướp có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đàm, lương huyết, giải độc.
Rễ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, thanh trừ nội nhiệt, nhuận tràng, trị phế ung, viêm mũi, viêm xoang, ho, đau nửa đầu, viêm tuyến vú.
Thân cây mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết thông lạc, thanh nhiệt giải độc.
Gốc cây mướp, sau khi rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống có tác dụng tiêu viêm. Trị viêm xoang, viêm mũi, mũi ngứa, chảy nước mũi, nước mũi có mùi hôi, tanh.
Xơ mướp có vị ngọt tính bình, có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, thanh nhiệt, hóa đàm, lợi thủy, tiêu thũng.
Trong đó, mướp có tác dụng đặc biệt trong việc trị đau lưng rất hiệu quả.
Cách dùng
Bài 1: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.
Bài 2: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.
Bài 3: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Với phương pháp rất đơn giản, hiệu quả mà không tốn kém về tiền bạc cũng như thời gian, công sức, vì thế bạn hãy áp dụng phương pháp chữa bệnh đau lưng bằng cây mướp này nhằm có sức khỏe tốt hơn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong cuộc sống cũng như trong công việc mà không bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân gây ra từ bệnh đau lưng nhé!
Theo Phunutoday
12 bài thuốc chữa bệnh cực hay từ quả mướp
Mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh.
Bộ phần nào trên cây mướp cũng có thể dùng để chữa bệnh
Mướp là một loại quả vừa ngon, bổ, lại mát cho bữa ăn mùa hè. Mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa bệnh rất tốt cho sức khỏe của chúng ta.
Theo Đông y, mướp vị ngọt, tính mát, có công dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt hóa đàm, lương huyết giải độc, thông sữa, thường dùng chữa các chứng như, ho suyễn nhiều đờm, viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, ung thũng, sản phụ sữa không thông, táo bón...
Theo y học hiện đại, trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C... Và điều đặc biệt là tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Dưới đây là những bài thuốc hay từ quả mướp:
Chữa kinh nguyệt không thông, không đều
Dùng 1 quả mướp khô đốt tồn tính, tán bột, uống ngày 10g vào lúc sáng sớm đói bụng. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Mướp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Lợi sữa
Dùng 1 quả mướp tươi, 10g muối ăn, nấu sôi với 1 lít nước, cho sản phụ uống đến khi sữa ra nhiều. Có thể nấu mướp với chân giò lợn để ăn với cơm hàng ngày. Ăn liền 5 ngày.
Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu
Mướp 200g, rửa sạch, cho 350ml nước nấu nhừ cho ít mật ong mà ăn, ngày ăn 2 lần. 10 ngày một liệu trình.
Giải nhiệt ngày hè
Mướp: 500 g rửa thật sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.
Chữa viêm họng
Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần.
Chữa ho, hen kéo dài
Lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.
Chữa sốt cao, đau đầu
Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 - 10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 - 3 lần trong ngày.
Trị nổi mề đay
Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi.
Trị mồ hôi chân quá nhiều
Lấy mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày, chân trần không tất đi vào giày liên tục 15 ngày.
Giảm nếp nhăn
Lấy quả mướp, hoặc lá hoặc dây mướp thật non, giã nát rồi vắt lấy nước. Nước này bôi mặt ngày vài lần, không những có thể giữ cho da đẹp mà còn giúp trị các bệnh như da tàn nhang, viêm lỗ chân lông, da đỏ và sần.
Trị đại tiện ra máu do trĩ
Phương pháp 1: Hoa mướp 30g, nấu nước uống, mỗi ngày 1 lần.
Phương pháp 2: Mướp tươi 250g cắt khúc, thịt lợn nạc 200g cắt miếng, thêm lượng nước thích hợp nấu canh ăn.
Lưu ý: Những người có tì vị kém, đau bụng, đi phân nát, liệt dương thì không nên dùng mướp thường xuyên.
Theo Lao Động
Những bài thuốc tuyệt vời từ rau mùng tơi Rau mùng tơi quen thuộc với mọi người, nhưng công dụng lớn của rau mùng tơi thì ít ai biết. Các bà nội trợ hẳn không xa lạ với rau mùng tơi, món ăn thường thấy trong các mâm cơm mùa hè. Rau mùng tơi được cho có tác dụng giải nhiệt cái nóng oi bức. Không chỉ là thực phẩm lý tưởng...