Đau lưng đã trở thành căn bệnh phổ biến và tấn công mọi tầng lớp, lứa tuổi. Đứng hoặc ngồi lâu chệch tư thế, khiêng xách nặng… là một số nguyên nhân gây đau.
Khiêng vác không đúng tư thế sẽ gây đau lưng – Ảnh: Shutterstock
Bạn phải ngồi suốt ngày trước màn hình vi tính và ít khi thay đổi tư thế, dễ gây stress và đè nén dẫn đến đau lưng, gáy và đầu, về lâu dài. Công việc trên máy tính cũng ảnh hưởng đến cơ bắp và dây chằng cổ tay, có thể gây hội chứng chèn ống cổ tay. Điện thoại, chuột và cả màn hình máy tính nên đặt trong vị trí dễ với tay và có tầm nhìn ngang mắt. Giữ đầu cao, cùi chỏ kéo lại gần thân, lưng tựa hẳn vào thành ghế, bàn chân đặt hẳn xuống sàn. Nên có thời gian đi lại và nghỉ ngơi ngắn để vươn duỗi thường xuyên.
Xách nặng khi ở cửa hàng; một tay bế em bé, một tay lục lọi túi xách hoặc nghe điện thoại cũng có thể làm đau lưng. Nên có thói quen sử dụng xe đẩy hoặc phân bổ trọng lượng xách đều hai bên tay. Tránh nghiêng người một bên và cố gắng quá sức.
Khi thư giãn và xem ti vi, coi chừng cũng là yếu tố gây đau lưng nếu nằm nghiêng ngửa hoặc để thân người lọt thỏm vào sofa. Nên kiểm tra, để lưng dựa ghế có độ nghiêng vừa phải, đầu phải được chèn đúng và đối diện với màn hình, không quay sang bên hoặc cúi xuống.
Khiêng vật nặng cồng kềnh không đúng cách sẽ làm cụp thắt lưng. Để nhấc bổng nên đến gần với vật cần nhấc và nếu có thể thì ôm lấy giữa hai chân, khuỵu gối xuống, mông đưa ra sau, lưng thẳng. Lúc này chỉ có hông và đùi là làm việc. tránh tư thế khom lưng mà thẳng chân hoặc với quá xa để lấy vật cần khiêng. Cũng nên tránh sự nỗ lực quá sức và động tác xoay thân trên, eo thắt lưng.
Nấu ăn, ủi quần áo cũng có thể gây đau lưng. Không chỉ vậy, khi thay tã lót, rửa ly chén, thậm chí chải răng với tư thế không đúng sẽ gây đau lưng. Với bàn ủi đồ, bàn bếp, bàn thay tã lót nên đặt ngang tầm hông, hoặc là ngồi ghế cao. Khi chải răng phải khom lưng thì nên tựa cùi chỏ hay một tay vào thành bồn rửa. Các bác sĩ khuyên chúng ta nên có thời gian đi lại, đứng ngồi hợp lý chứ không nên đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ.
Theo TNO
Tin mới nhất
Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng
22:15:15 20/12/2024
Chỉ trong 1 năm, các cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận hơn 15.000 ca điều trị liên quan đến căn bệnh này.
Bệnh nhân 15 tuổi dập nát một bàn tay do chơi pháo tự chế
21:05:55 20/12/2024
Ngày 20/12, Bệnh viện chuyên khoa Sản - Nhi tỉnh Sóc Trăng đã tiếp nhận bệnh nhân P. (15 tuổi, ngụ huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) bị dập nát bàn tay do chơi pháo tự chế.
Kinh tế Mỹ tiếp tục khởi sắc
20:37:13 20/12/2024
Cùng ngày, báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho biết số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới giảm mạnh hơn dự kiến trong tuần trước, gần như đảo ngược mức tăng của hai tuần trước đó, cho thấy thị trường lao động đang tiếp tục chậm lại.
Nam Phi ra cảnh báo về bệnh rubella sau khi ghi nhận hơn 10.000 ca mắc
20:35:36 20/12/2024
Bộ trên lưu ý mặc dù là một bệnh loại nhẹ và có thể tự khỏi ở trẻ em, song nguy cơ lây lan của rubella vẫn cao, đặc biệt là ở những người chưa được tiêm vaccine hoặc chưa từng tiếp xúc với virus gây bệnh.
Tiêm mỡ nhân tạo ở Hồng Kông, nữ Việt kiều phải mổ ngực biến dạng nặng nề
20:04:01 20/12/2024
6 tiếng phẫu thuật căng não, ekip điều trị đã nạo vét ra 2 lít dịch lạ màu vàng trong bộ ngực biến dạng vì tiêm mỡ nhân tạo của nữ Việt kiều.
Những điều nên và không nên làm khi có người bị đột quỵ
19:56:40 20/12/2024
Khi thấy người bị đột quỵ đầu tiên phải gọi cấp cứu ngay lập tức, không tự ý sơ cứu và cho uống bất cứ thuốc gì.
Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh
17:29:41 20/12/2024
Cả hai trường hợp đều là những người bệnh còn khá trẻ, không có bệnh lý nền. Tai biến xảy ra sau khi tiếp xúc với lạnh đột ngột, để lại hậu quả nặng nề và đe dọa tính mạng. Những trường hợp này có thể tránh được nếu biết cách phòng ngừa...
Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng
17:29:11 20/12/2024
Theo BS Nga, sởi là bệnh truyền nhiễm có tính chất chu kỳ. Thời gian mắc thường cũng vào giai đoạn đông xuân. Dịch sởi năm 2024 là hệ quả của chu kỳ bệnh dịch tự nhiên kết hợp với tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi
17:28:14 20/12/2024
Còn tại Việt Nam, HPV gây ra hơn 4.000 ca ung thư cổ tử cung mới và hơn 2.000 ca tử vong mỗi năm. Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15-44.
Những điều bạn cần biết khi ăn gừng
16:24:58 20/12/2024
Tuy nhiên, khi ngâm gừng trong nước, nó có ít hoạt chất hơn và khả năng diệt khuẩn yếu. Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy gừng có hiệu quả trong việc điều trị chứng hôi chân.
Bác sĩ rút ra búi chỉ trong mũi người phụ nữ từng đi làm đẹp tại spa
16:23:46 20/12/2024
Theo bác sĩ Tiến, biến chứng do căng chỉ gây nhiễm khuẩn có thể nguy hiểm. Khi sợi chỉ bị nhiễm khuẩn, việc loại bỏ chúng rất khó khăn và thường không thể lấy hết hoàn toàn.
Bệnh viện ngày càng đông người mắc loại ung thư liên quan ô nhiễm
08:56:40 20/12/2024
Ung thư phổi là một bệnh lý ác tính trong đó các tế bào bất thường trong phổi nhân lên một cách mất kiểm soát, dẫn đến hình thành một hay nhiều các khối ung thư.