Đau lòng vì mẹ đẻ bị mẹ chồng quát mắng và coi như osin
Khi gia đình chồng muốn thuê osin, cô gái lại gọi mẹ đẻ mình đến giúp mà không nghĩ rằng sóng gió bắt đầu từ đây.
Thay vì cảm ơn, mẹ chồng thường xuyên quát mẹ đẻ cô gái. (Ảnh minh họa)
Cuộc sống của nhiều cô gái đã thay đổi hoàn tòan sau khi lấy chồng. Không ít các mâu thuẫn đã bắt đầu từ đây. Ít ai có được may mắn hòa hợp với gia đình bên chồng, nhất là khi hai bên gia đình không giống nhau về hoàn cảnh, điều kiện.
Tâm sự của một cô nàng trên trang Confessions khá nổi tiếng cũng nằm trong trường hợp ấy. Đi lấy chồng, trở thành con cái trong một gia đình khác, mỗi cô gái đã phải chịu bao nhiêu thiệt thòi.
Khi sinh nở, ai cũng muốn có mẹ đẻ ở bên nhưng thật không may, cô gái dưới đây lại để mẹ đẻ mình phải chịu khổ lây, khi liên tục bị gia đình chồng chửi mắng và xúc phạm, coi như osin, thậm chí đuổi ra ngoài.
Cô gái kể lại câu chuyện buồn của mình:
“Mình làm kiểm toán viên, gia đình chồng ở Hà Nội, anh làm cho công ty kiến trúc có tiếng. Nhà mình thuộc diện nghèo, bố mẹ đều là nông dân, còn bố chồng là công chức nhà nước sắp về hưu, mẹ chồng làm kinh doanh.
Lúc mình sinh con, mẹ chồng có ý muốn thuê osin để giúp do bận công tác. Nhưng mình nghĩ mẹ đẻ ở quê đang rảnh rỗi nên đã nói mẹ chồng gọi điện về nhờ mẹ. Nhưng mình đã nhầm khi chứng kiến sự bạc bẽo từ nhà chồng khi bà lên Hà Nội.
Mẹ mình ở nhà thông gia nên rất giữ ý, ăn chẳng dám ăn mà làm thì quần quật suốt từ sáng đến tối. Hết bế ẵm, giặt giũ, cơm nước cho con cho cháu, lại cơm nước, lau dọn nhà cửa cho cả gia đình thông gia.
Không những thế, buổi sáng, khi cả nhà vẫn đang ngủ, mẹ mình đã dậy chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả gia đình. Khi thì nấu xôi, bún, lúc nấu cơm…
Video đang HOT
Tuy nhiên, vì là người nhà quê, quanh năm không ra khỏi lũy tre làng nên những món ăn mẹ mình nấu không hợp với những người sành ăn như gia đình chồng mình. Vì thế, thay vì cảm ơn mẹ mình, mọi người lại tỏ ra khó chịu với sự nhiệt tình của bà.
Lâu dần, chẳng còn ai giữ ý giữ tứ với mẹ mình nữa. Họ coi mẹ mình không khác gì người giúp việc trong nhà. Thấy mẹ mình làm gì không đúng ý là càu nhàu, trách móc, thậm chí mắng mỏ.
Mẹ mình dậy sớm để giặt giũ cơm nước cho cả nhà thì mẹ chồng mình quát bảo: “Bà không ngủ được thì để người khác ngủ, cứ ầm ầm như thế ai mà ngủ cho được” rồi “Từ nay bà đừng nấu bữa sáng nữa, bà nấu có ai ăn được đâu mà nấu cho tốn tiền. Tiền có phải rác đâu mà nấu xong đổ đi”.
Sau đó, mẹ chồng mình dậy, tự đi mua đồ ăn sáng về cho chồng con mình ăn mà không thèm đếm xỉa gì đến mẹ mình.
Có dạo chồng đi công tác nước ngoài, có mua về một ít hải sản để cả nhà cùng quây quần thưởng thức. Tuy nhiên, mẹ mình vừa cầm con cua lên định ăn thì mẹ chồng mình giãy nảy bảo: “Khiếp quá, cái tay bà khiếp quá. Nhìn mất cả ngon”.
Thế là cả nhà đều hướng con mắt vào cái bàn tay vàng ố vì làm ruộng của mẹ mình. Bố chồng mình sau đó còn chép miệng rồi bỏ mâm đứng dậy. Chồng mình thì cáu gắt bảo mẹ mình đi rửa tay cho sạch rồi hẵng vào ăn.
Mẹ mình tự ái đứng lên rồi vào phòng mình nằm buồn bã không nói không rằng khiến mình giận giữ lắm. mình định bụng sẽ góp ý với chồng và gia đình nhà chồng. Nhưng mẹ mình can. Bà bảo, chuyện nhỏ, không có gì to tát nên đừng nói năng gì kẻo lại to chuyện.
Tuy nhiên, càng ngày, gia đình chồng mình càng quá đáng. Vì thế, mình đã lên tiếng với mẹ chồng
Chả là hôm đó bố với chồng đi vắng, nhà còn 2 mẹ con, mẹ mình lúc đó không phải làm gì thì bật ti vi xem đỡ chán nhưng vừa bật thì bỗng nhiên một tiếng nổ nhỏ vang lên, màn hình ti vi tối sầm lại và mùi khét bốc lên.
Cùng lúc đó mẹ chồng từ phòng vệ sinh đi ra thấy vậy liền to tiếng, bảo: “Bà đúng là phá hại, bà có biết cái ti vi bao nhiêu tiền không? Bán cả cái nhà rách nát của nhà bà đi cũng không đủ để mua đâu, mọi hôm chả sao tự dưng làm cháy ti vi…”
Mẹ mình đứng như trời trồng, miệng lắp bắp xin lỗi. mình thấy mà xót nên chạy lại với ý định can ngăn mẹ chồng đừng nói nữa.
Tuy nhiên, vừa nhìn thấy mình, mẹ chồng mình càng lên cơn thịnh nộ nên ra sức kêu gào vì tiếc của. Nhưng đến lúc mẹ chồng nói là rước về toàn lũ ăn hại, nhìn đã thấy ngứa mắt thì mình không chịu được nữa thế là to tiếng với bà.
Mẹ đẻ vào can thì mẹ chồng mình còn cầm tay mình và kéo cả mẹ mình đuổi ra khỏi nhà vì dám cãi bà. Mình giận lắm, định ôm theo cả con bỏ đi nhưng mẹ đẻ của mình can ngăn. Bà cứ ra sức xin lỗi mẹ chồng mình để mẹ chồng đừng chấp mình. Còn bà, nếu gia đình thấy bà vô dụng quá thì bà xin về.
Hiện tại mẹ đẻ đang ở thuê trọ riêng, mình nghĩ mà đau đớn quá, thương mẹ quá. Mình sẽ đưa mẹ về quê, nhưng mình cũng không muốn sống để chăm sóc cho cái gia đình này nữa. Mình muốn ly hôn lắm.”
Câu chuyện của cô đã nhận được nhiều bình luận và lời khuyên từ cộng đồng mạng. Nhiều người tỏ ý trách móc cô gái khi đưa mẹ lên sống ở nhà chồng để đỡ phải thuê giúp việc.
Một cư dân mạng chia sẻ: “Ngay từ đầu, chị gọi mẹ chị lên phụ giúp nhà chồng chị là đã sai hoàn toàn. Chị sinh thì về nhà mẹ đẻ. Ai đời đem mẹ lên làm osin cho nhà chồng thế kia thì họ khinh mình là phải rồi. Còn gia đình chồng thì không còn gì để nói.”
Một bạn khác thì thẳng thắn phê phán: “Mình nể bạn thật đấy, thấy mẹ đẻ mình rảnh rỗi nên gọi lên để nhà chồng đỡ phải thuê osin. Ngay từ suy nghĩ, hành động của bạn đã không tôn trọng mẹ bạn rồi bạn đòi hỏi gì ở việc người dưng nước lã tôn trọng mẹ bạn.”
Theo Eva
Đau lòng mẹ già 80 tuổi hàng tháng "luân phiên" ở trọ nhà các con trai
Chỉ vì thương anh trai thứ tư, thấy con bị sa cơ lỡ vận mà mẹ tôi đã bán đất để trả nợ cho con, nhưng cũng vì thế mà các anh còn lại của tôi quay ra đối xử ác nghiệt, lạnh lùng với mẹ.
Thương mẹ mà tôi không biết phải làm sao, phận gái đã lấy chồng tôi không thể đón mẹ về ở cùng. (Ảnh: IT)
Bố mẹ tôi sinh được năm anh em, tôi là út trên tôi có 4 anh trai. Dựng vợ gả chồng cho các con xong thì bố tôi qua đời vì bạo bệnh. Tuy nhà không giàu có gì nhưng đất đai của ông bà để lại khá nhiều. Khi tốc độ đô thị hóa lan nhanh về đến các vùng quê thì khu đất nằm trên tuyến đường liên xã của bố mẹ bỗng chốc có giá.
Các anh tôi đều muốn mẹ phải chia đất rõ ràng và công bằng để họ an cư lạc nghiệp. Mẹ tôi chia đất làm năm phần, mỗi anh trai một mảnh bằng nhau, còn một mảnh để mẹ ở dưỡng già và nói nếu khi nào tôi cần sẽ cho tôi. Tôi lấy chồng xa rồi theo chồng vào Nam lập nghiệp nên lúc đó cũng không suy nghĩ gì nhiều.
Mẹ đã từng vất vả ngược xuôi, hy sinh nuôi 5 con ăn học (Ảnh minh họa IT)
Từ khi được chia đất, các anh trai tôi đều lao vào làm ăn, buôn bán và đều khấm khá. Trong bốn anh, có anh thứ tư tính tình ham chơi lêu lổng từ bé. Ngày còn đi học nhiều khi đã bị nhà trường mời phụ huynh đến nói chuyện. Lấy vợ xong, anh vẫn tính nào tật ấy, lười làm ham chơi lại muốn kiếm nhiều tiền nên lao vào "buôn tiền" - cho vay nặng lãi. Được dăm ba năm, "sự nghiệp" đang lên như diều gặp gió thì không ngờ anh bị lừa đảo, bỗng chốc tiền bạc tiêu tan, không những trắng tay mà còn rơi vào cảnh nợ nần bạc tỷ.
Ngày nào chủ nợ cũng đến hăm dọa nếu không trả sẽ chém chết và xiết nhà. Mẹ thương phận thằng tư lận đận, vợ con nheo nhóc nên đành bán miếng đất dưỡng già đi trả nợ cho em, bất chấp sự phản đối kịch liệt của ba người anh.
Bức xúc vì quyết định của mẹ, anh cả tôi hùng hổ: "Nó lớn rồi, nó làm nó chịu, bà già rồi có theo nó được mãi không mà bán đất đi trả nợ cho nó. Hôm nay nó trắng tay thì bà bán đất, thế ngày mai nó lại phá sản thì bà lấy cái gì mà bán để lo cho nó, bán cái xác khô à?". Mẹ tôi chỉ biết ứa nước mắt giàn giụa: "Thế tao đẻ nó ra tao không lo cho nó thì để người ta giết nó à, chúng mày không thương em thì cũng phải thương cháu chúng mày chứ".
Sau chuyện đó, mẹ tôi về ở với vợ chồng anh thứ tư nhưng một thời gian bà với vỡ lẽ, số tiền bán đất mới trả được phân nửa số nợ, nên ngày ngày người ta vẫn kéo đến nhà phá phách đòi tiền. Không còn cách nào khác, anh tư đành phải bán nhà để trả nốt nợ rồi ôm con về nhà vợ ăn nhờ ở đậu.
Sau chuyện của anh tư, mẹ tôi tiều tụy đi trông thấy. Chẳng còn đất còn nhà, mẹ bỗng thành người vô gia cư. Các anh trai phải họp nhau lại để quyết định ai sẽ nuôi dưỡng mẹ nhưng tất thảy đều viện lý do này, lý do kia để từ chối trách nhiệm. Sau cùng, mọi người đều thống nhất với phương án là mỗi người sẽ nuôi mẹ một tháng, đầu tháng mẹ sẽ đến ở nhà anh cả, cuối tháng sẽ sang nhà anh hai và tiếp tục luân phiên sang nhà anh ba.
Tôi phản đối phương án đó thì các anh quát lớn: "Mày giỏi thì mày mang mẹ vào Nam mà nuôi". Tôi có bàn với chồng và anh đồng ý đưa mẹ vào Nam nhưng mẹ không muốn xa quê. Mẹ nói còn phải ở đây lo mồ mả, hương khói cho bố. Nghe các con bàn tính mà nước mắt mẹ chảy ngược vào trong.
Vậy là, cứ mỗi cuối tháng, mẹ tôi lại phải gói gém đồ đạc để "chuyển nhà". Khăn gói quả mướp, mẹ lại lủi thủi sang "nhà mới" mà lòng nặng trĩu. Làng xóm nhìn vào có lời qua tiếng lại chê bai thì mẹ cũng chỉ biết ngậm đắng nuốt cay gượng cười: "Ở thế lại vui các bác ạ, nay được trông cháu này, mai được gần cháu kia".
Biết mẹ phiền não, đêm nào cũng khóc, tôi cũng nhiều lần gọi điện nói chuyện với các anh, nhưng anh nào cũng hậm hực chuyện mẹ bán đất lo cho anh thứ tư nên không ai muốn nhận trách nhiệm phụng dưỡng mẹ lâu dài. Lại thêm các bà chị dâu "nhiều chuyện" lúc nào cũng ngấm nguýt nói ra nói vào các anh.
Gần đây, nhiều lần tôi thấy mẹ thở ngắn than dài tâm sự qua điện thoại: "Con ơi, hay là mẹ treo cổ chết quách đi cho đỡ nhục, sống thế này tao thấy nhục quá". Thương mẹ mà tôi không biết phải làm sao, phận gái đã lấy chồng tôi không thể đón mẹ về ở cùng trong khi các anh trai thì lại bạc bẽo vô ơn?
Theo Dân Trí
Đang muốn ly hôn chồng thì phát hiện tôi có thai Tôi có thai mà chồng vẫn vô tâm và vô trách nhiệm, không chăm sóc khi vợ mang thai. (Ảnh minh hoạ). Tôi 28 tuổi và kết hôn được 6 tháng. Trước đây, tôi vốn là cô gái khá tự tin vì bản thân được gia đình nuôi ăn học và giáo dục tử tế, được mọi người đánh giá là có ngoại...