Đau lòng: Trước đổi đời nhờ con dê, giờ cả ấp hiu hắt, dân lo ôm nợ
Do không có người thu mua, các nhà hàng quán ăn đồng loạt đóng cửa do dịch Covid-19 nên người chăn nuôi dê ở Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu đang lâm cảnh lỗ nặng, giá dê giảm hơn một nửa so với trước đây.
Giá dê giảm mạnh
Thời gian gần đây, nhiều người chăn nuôi dê tại 2 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai đứng ngồi không yên vì giá dê hơi giảm xuống ở mức thấp. Do cung vượt cầu nên bà con còn bị thương lái ép giá, kén mua, nhiều hộ dê đã quá lứa mà không bán được dẫn đến phải ôm đàn, ôm nợ.
Để giải quyết tình hình, nhiều người chọn phương án vẫn nuôi dê chờ thời cơ, trong khi không ít người chuyển sang nuôi bò, gà, heo.
Nhiều người chăn nuôi dê gặp khó khăn vì giá xuống thấp
Để ghi nhận những khó khăn mà người chăn nuôi dê đang gặp phải, chúng tôi đã đến thăm một số hộ chăn nuôi ở huyện Châu Đức, thị xã Phú Mỹ, huyện Xuyên Mộc,… (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và huyện Cẩm Mỹ, Định Quán, Xuân Lộc (Đồng Nai).
Tình hình chung tại các vùng chăn nuôi dê đều trong cảnh hiu hắt, người chăn nuôi đang chưa biết xử lý đàn dê của gia đình như thế nào. Xuất đi thì giá quá thấp còn giữ lại thì không biết tình hình sẽ diễn tiến ra sao nên nhiều người như ngồi trên đống lửa.
Đàn dê thịt 220 con của hộ bà Nguyễn Thị Lý, ngụ tại huyện Châu Đức hiện đã đến tuổi xuất bán nhưng bà gọi điện cả 3 ngày nay mà không có thương lái nào đến thu mua.
Bà Lý cho biết, hiện giá dê rất thấp chỉ còn từ 75.000 – 85.000 đồng/kg, tính ra nếu bán được, gia đình bà sẽ bị lỗ vài chục triệu đồng, nhưng không bán thì còn lỗ nặng hơn. Vì vậy, sau khi bàn bạc thiệt hơn, gia đình bà đã quyết định xuất chuồng xong sẽ chuyển sang nuôi gia cầm để rút ngắn thời gian chăn nuôi, vốn đầu tư thấp hơn so với nuôi dê…
“Sau khi xuất được đợt dê thịt này, gia đình tôi sẽ dọn dẹp sửa sang lại chuồng trại để nuôi gia cầm, dù sao vốn ít vẫn đỡ cực hơn rất nhiều. Thực sự hơn chục năm gắn bó với nghề nuôi dê, tôi chưa thấy năm nào giá dê rớt thảm hại như bây giờ. Thương lái ngày trước mỗi lần mua mấy chục con, có khi cả trăm con, còn hiện nay chỉ mua lẻ tẻ vài ba con do sức tiêu thụ giảm. Mong tình hình dịch Covid-19 sớm ổn định trở lại, các bếp ăn hoạt động bình thường để người chăn nuôi như chúng tôi đỡ cực khổ”, bà Lý nói.
Video đang HOT
Nhiều người phải ôm đàn vì thương lái không mua
Trong khi đó, gia đình anh Hoàng Tuấn Minh, hộ chăn nuôi dê tại huyện Cẩm Mỹ cũng đứng ngồi không yên vì dê mất giá mạnh. Anh Minh cho biết, trước đây, trong chuồng của gia đình anh đều có từ 300 – 380 con dê thịt và thường xuất theo đợt, giá bình quân luôn trên 100.000 đồng/kg, lúc cao điểm lên tới 140.000 -160.000 đồng/kg. Nhờ vậy mà mỗi đợt dê xuất chuồng, gia đình anh Minh thu lãi hàng trăm triệu đồng, có thời điểm thu về tiền tỷ nhờ bán dê.
“Theo tôi tính toán, để nuôi được con dê thương phẩm đạt trọng lượng 30-40kg thì mức đầu tư của người chăn nuôi khoảng 2,7 – 2,9 triệu đồng (gồm giống, thức ăn, công chăm sóc, khấu hao chuồng trại, vắc xin tiêm phòng). Tuy nhiên hiện nay dê rớt giá gần một nửa, người nuôi không có lãi, ai may mắn thì huề vốn, còn phần lớn bị lỗ. Dê đủ tuổi buộc phải xuất đi vì thịt dê có đặc điểm là nếu càng nuôi lâu thịt càng dai, khách không chuộng dẫn đến thương lái không chịu mua”, anh Minh chia sẻ.
Người nuôi dê “tiến thoái lưỡng nan”
Cũng đang trong cảnh tiến thoái lưỡng nan vì khó tìm đầu ra cho đàn dê thịt, ông Nguyễn Đình Tuyến, ngụ tại huyện Xuyên Mộc rất lo lắng vì hơn 120 con dê để tuổi vẫn chưa thể xuất bán vì không có người mua.
“Tôi chưa biết xử lý như thế nào với đàn dê này. Dê không nên để “ôm chuồng” quá lâu bởi sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng của thịt. Đúng là nỗi khổ của bà con vùng này, cây trái mất giá giờ đến cả thịt dê cũng bị ảnh hưởng, rất khó bán.
Nhiều năm trước, địa bàn Xuyên Mộc chúng tôi với bên Châu Đức là đầu mối cung cấp lượng thịt dê lớn cho các quán hàng trên địa bàn huyện, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây. Ấy vậy mà khi dịch Covid-19 xảy ra, các nhà hàng, quán ăn, điểm tiêu thụ thịt dê đóng cửa, do vậy dù số lượng dê tới thời kỳ xuất bán nhưng không có thương lái nào tới thu mua. Điều này khiến người nuôi dê như chúng tôi khổ sở vô cùng”, ông Tuyến buồn bã nói.
Các hộ chăn nuôi dê đang lâm cảnh thua lỗ do giá thịt dê giảm mạnh, tiêu thụ chậm.
Ông Tuyến cũng cho biết, hiện tại giá dê đã giảm thấp nên ông cũng chỉ xuất bán khoảng 100 con, số còn lại tiếp tục chờ giá khởi sắc. Cũng theo ông Tuyến việc dê mất giá trước mắt do dịch Covid-19, nhưng cũng còn một nguyên nhân quan trọng khác, đó là do đàn dê đã tăng cao so với trước đây. Hồi năm ngoái, do người dân thấy giá dê thịt luôn ở mức cao nên nhiều hộ đã đổ xô bỏ heo gà chuyển sang nuôi dê. Người nuôi nhiều đã khiến dê bị xuống giá do thừa nhu cầu của thị trường.
“Hiện tại nhà tôi cũng chuyển sang nuôi bò, nuôi gà lấy trứng để thay đổi vì thấy dê không còn khả thi nữa. Nhớ lại trước đây thịt dê giúp bao nhiêu bà con đổi đời, nhưng giờ đây lại khiến nhiều người ôm nợ, lỗ nặng thật là đau lòng”, ông Tuyến than thở.
Cũng theo ông Tuyến chia sẻ: “Tôi thấy nhiều vùng đã thành lập hợp tác xã chăn nuôi dê, có đầu ra cho thịt dê ổn định, đỡ biết bao nhiêu. Thiết nghĩ các địa phương nên nhân rộng những hợp tác chăn nuôi dê kiểu này để bà con đỡ cực khổ”, ông Tuyến chia sẻ thêm.
Người chăn nuôi thu hoạch cỏ làm thức ăn cho dê.
Trong khi đó, ông Bùi Phong Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Ba (Châu Đức) cho biết, huyện Châu Đức là vùng có nhiều thảm cỏ, cây cối khá nhiều nên cũng rất thuận lợi để phát triển các trang trại nuôi dê. Tại xã Bình Ba có nhiều hộ phát triển thành trang trại nuôi dê quy mô từ 50-150 con, tập trung chủ yếu tại 2 ấp là Suối Lúp và Bình Mỹ.
Do không bán được dê nên nhiều hộ nông dân đang rất lo lắng, hoang mang, tính đến việc không nuôi dê mà chuyển sang nuôi con khác để gỡ gạc.
Thương lái thu mua ít, lẻ tẻ, không mua nhiều như trước đây
Trong khi đó, thời gian trước giá dê thịt rất cao nên nhiều người dân đã quyết đổ vốn vào chăn nuôi dê, hơn nữa khi heo bị bệnh dịch tả lợn châu Phi, nhiều người cũng nhận định người dân sẽ chuyển hướng ăn loại thịt khác nên tăng đàn dê. Nhưng vì tăng đàn ồ ạt, mạnh ai người đó nuôi nên dẫn đến cung vượt cầu, cuối cùng chính người chăn nuôi phải chịu thiệt hại.
Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện có hơn 2.000 hộ nuôi dê với gần 156.000 con, cung cấp khoảng 4.000 tấn thịt dê mỗi năm ra thị trường.
Chia sẻ với PV, ông Giao Văn Sỹ, Trưởng phòng Chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng, các hộ chăn nuôi dê nên thành lập các hợp tác xã hoặc tổ hợp tác để chủ động trong liên kết về kỹ thuật sản xuất và tìm kiếm thị trường. Như vậy, nghề nuôi dê mới bền vững, đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống người nông dân. Ông Sỹ cũng nhấn mạnh giá thtij dê sẽ sớm khởi sắc trở lại khi dịch Covid-19 được khống chế, nhà hàng, bếp ăn mở cửa hoạt động trở lại.
Ký ức về bữa cơm ngày 30 tết không thể nào quên
Cứ mỗi dịp tết đến, xuân về thì bao kỷ niệm về thời thơ bé của nhiều người lại ùa về qua từng miền ký ức, trong đó có những ký ức về bữa cơm ngày 30 tết không thể nào quên.
Mọi người quay quần bên bữa cơm ngày 30 tết Canh Tý năm 2020 Trần Minh Tuấn
Chị Lê Thị Nhật Thảo (35 tuổi), ngụ tại 380/81/5/16 Lê Văn Lương, P.Tân Hưng, Q.7 (TP.HCM), kể: "Thuở ấy, nhà tôi ở tại một vùng hẻo lánh thuộc xã Bình Ba, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngày xưa gia đình tôi rất khó khăn lại đông anh em nữa. Chính vì vậy, cứ mỗi độ tết đến là ba má tôi có nhiều nỗi lo, mà cái lo lớn nhất là làm sao cho các con của mình được ăn bữa cơm ngày 30 tết và mấy ngày tết. Có khi ba má tôi phải vay mượn tiền trước của những vựa thu mua nông sản, rồi qua tết thu hoạch mùa màng bán trả nợ lại cho người ta".
Rồi chị Thảo, kể tiếp: "Thường ngày 30 tết má tôi làm mâm cơm để cúng ông bà với rất nhiều món ngon. Nào là thịt kho trứng vịt, thịt kho măng khô, canh trái khổ qua dồn thịt, gà luộc, trứng chiên, hũ tiếu xào, bánh tét... Do cả năm anh em ăn uống kham khổ nên trong ký ức của mình, bữa cơm ngày 30 tết là bữa ăn rất ngon nhất của chúng tôi. Khi ăn xong, mấy anh em ai cũng căng tròn cái bụng muốn ách luôn vậy đó".
Theo chị Thảo, mặc dù bây giờ mấy anh em tôi đã lớn và ai nấy đều có gia đình hết cả rồi nhưng cứ mỗi độ tết đến, xuân về thì mọi người dù ở mỗi nơi cũng đều tập trung lại và quây quần bên ba má trong bữa cơm ngày 30 tết. "Trong lúc ăn cơm, mọi người hay nhắc lại những ký ức liên quan đến câu chuyện về bữa cơm ngày 30 tết năm nào. Và anh em chúng tôi xem đó như những kỷ niệm đẹp của một thời thiếu thốn đến khó phai", chị Thảo nói.
Mâm cơm cúng ông bà ngày 30 tết Huỳnh Linh
Anh Nguyễn Tấn Tài (37 tuổi, quê Kiên Giang), hiện làm việc tại Công ty TNHH Long Bình, Q.Gò Vấp (TP.HCM), nhớ lại: "Quê tôi nghèo nhưng tết đến thì nhà nào cũng lo tươm tất mâm cơm để cúng ông bà, đặc biệt là bữa cơm chiều 30 tết".
Anh Tài, cho biết: "Ngoài những món như gà luộc, thịt kho, lúc nào cũng có món canh khổ qua (mướp đắng) dồn thịt hoặc cá thát lát. Sở dĩ nhà nào cũng chọn làm món này vì ăn rất ngon mà không ngán, hơn nữa họ còn tin rằng ăn món này cho những khó khăn của năm cũ qua đi để sang năm mới được sung túc, đủ đầy hơn".
Anh Tài, nói: "Mặc dù bây giờ đã lớn và sống xa quê nhưng mỗi khi tết đến, xuân về tôi không sao nguôi được nỗi nhớ hương vị quê nhà. Nhớ bữa cơm chiều 30 tết, anh em, cha mẹ sum họp quây quần bên bữa cơm với những món ăn dân dã của quê mình và ấm áp bao yêu thương gia đình".
Với chị Bạch Tú Uyên (39 tuổi, quê Ninh Thuận), hiện làm tại Điện lực Đất Đỏ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), người Việt quan niệm, tết là dịp để sum họp gia đình, nhớ về nguồn cội, làm những món ăn ngon trước là dâng cúng tổ tiên, sau là thết đãi con cháu. Thế nên, mâm cúng vào chiều 30 tết phải cố gắng đủ đầy để tiễn đưa một năm vất vả, cầu cho năm mới sung túc hơn.
"Mâm cúng chiều 30 tết là phong tục, là nét đẹp văn hóa có từ rất lâu đời của dân tộc. Và mâm cơm ngày 30 có lẽ là mâm cơm đầy đủ nhất cả năm. Đủ về món ăn, đủ về các thành viên trong gia đình, đủ hương vị ngày tết. Ngày xưa, dù bận rộn đến thế nào cũng cố gắng về nhà ăn bữa cơm ngày 30 tết bên gia đình. Ngoài bánh tét, thịt kho tàu, chả giò, canh khổ qua dồn thịt, chè đậu...lúc nào cũng có con gà luộc. Và lũ trẻ chúng tôi ngày ấy luôn háo hức, chờ đợi được ăn bữa cơm gia đình ngày 30 tết, vì có nhiều món ngon ăn đã đời luôn".
Theo thanhnien.vn
Thạc sỹ thôi việc nhà nước về trồng bơ, ép ra quả trái vụ, lời 4 tỷ/năm Có bằng thạc sĩ nông học, cùng 7 năm làm việc tại Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông, anh Đỗ Chiếm Quang, ngụ ấp Liên Hiệp, xã Xà Bang, huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) quyết định nghỉ việc, tự gây dựng trang trại cây ăn trái và vườn ươm bán cây giống. Hiện nay, mỗi năm sau khi trừ...