Đau lòng những mảnh đời người di cư bỏ mạng nơi đất khách
Vụ việc 39 người di cư thiệt mạng trong một container tới Anh chỉ là một trong số những trường hợp nhiều người bỏ mạng trong quá trình tìm kiếm một miền đất mới.
Theo số liệu từ Tổ chức Di dân quốc tế (IOM), hơn 32.000 người di cư đã thiệt mạng hoặc mất tích trong giai đoạn từ 2014-2018, trong đó có gần 1600 trẻ em.
Nguyên nhân lựa chọn rời khỏi quê hương của những người này là muốn tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn và chạy trốn bạo lực, thảm họa môi trường hoặc sự nghèo đói ở quê nhà.
Những vụ việc đau lòng
Những người tị nạn thường tới từ các nước đang phát triển như Guatemala, Afghanistan… Vì chính sách nhập cư khó khăn, những câu chuyện nhập cư trái phép bằng việc trốn vào container không còn điều mới.
Năm 2000, 58 người Trung Quốc chết vì nghẹt thở trong một chiếc xe tải ở Dover, tài xế bị kết tội ngộ sát và bị kết án 14 năm tù.
Năm 2014, giới chức Anh tìm thấy 35 người nhập cư, trong đó có 15 trẻ em và 1 người chết trong một thùng container ở Essex.
Cảnh sát khám nghiệm chiếc xe tải chứa xác 39 người di cư. Ảnh: BBC
Video đang HOT
Tháng 5/2019, 6 trẻ di cư chết ở biên giới Mỹ. Các em đều vượt qua biên giới mà không có giấy tờ hợp pháp, bị giam giữ bởi lực lượng biên phòng và qua đời vì không đủ sức khỏe.
Tháng 6/2019, hình ảnh hai cha con người Salvador thiệt mạng trên đường di cư tới Mỹ đã gây bão cộng đồng mạng.
Người thân của cha con đuối nước khi di cư tới Mỹ. Ảnh: AP
Bên cạnh đó, những người di cư còn chọn những chiếc tàu, bè không đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.
Tháng 7/2019, gần 150 người di cư thiệt mạng vì bị lật thuyền ở Syria. Số người vượt biển Địa Trung Hải để nhập cư vào các nước phát triển ngày càng gia tăng. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc vào năm 2018, mỗi ngày có 6 người chết vì vượt biển Địa Trung Hải tới Châu Âu.
Các con số trên được thống kê dựa vào những thông báo từ thiện, báo cáo của tổ chức quốc tế và các cơ quan truyền thông. Số liệu này không bao gồm những người chết ở các trại tị nạn hay nhà giam, nên con số thực tế có thể lớn hơn nhiều.
Biện pháp của các giới chức
Thủ tướng Anh Borish Johnson rất sốc khi biết thông tin vụ việc 39 người di cư thiệt mạng trong một container tới nước này. Thông qua trang Twitter của mình, ông Borish Johnson khẳng định chính quyền sẽ tiếp tục điều tra vụ việc và chia buồn cùng nạn nhân và gia đình họ.
Tổ chức Di trú quốc tế (IOM) công bố số liệu thống kê cho thấy, chỉ tính riêng số người di cư tới châu Âu bằng đường biển trong năm 2018 giảm rõ rệt.
Đối diện với áp lực nhập cư lớn, kể từ năm 2014 tới nay, nhiều quốc gia đã có những biện pháp để cải thiện tình hình này.
Minh Hạnh
Theo doisongphapluat
Củng cố hải quân tại Tartus, Syria : "Dấu ấn" thực lực quân sự Nga tại Địa Trung Hải
Một tàu ngầm Nga đã neo đậu tại căn cứ của Nga ở Syria sau khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra trong khi một chiếc khác đang chuẩn bị ra khơi sau khi bổ sung nhu yếu phẩm.
Hoạt động luân phiên này cho thấy sức mạnh quân sự gia tăng của Moscow tại Biển Địa Trung Hải.
Căn cứ hải quân ở Tartus này là cơ sở duy nhất như vậy mà Nga có bên ngoài khu vực Liên Xô cũ. Năm 2017, Moscow đã ký một thỏa thuận với Tổng thống Syria Bashar Assad để gia hạn hợp đồng thuê Tartus trong 49 năm. Thỏa thuận này cho phép Nga giữ tới 11 tàu chiến ở đó, bao gồm cả các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Các tàu chiến Nga đang túc trực tại Tartus, Syria. Ảnh: AP.
Nga đã tiến hành một chiến dịch quân sự ở Syria kể từ tháng 9/2015, hỗ trợ ông Assad giành lại quyền kiểm soát đối với hầu hết lãnh thổ Syria sau cuộc xung đột dữ dội.
Một căn cứ không quân ở tỉnh Latakia gần đó cũng là trung tâm chính cho chiến dịch của quân đội Nga, trong khi các cảng thương mại ở Latakia và Tartus đã đóng vai trò là trung tâm hỗ trợ hậu cần, cung cấp cho các tàu nhiên liệu và thiết bị quân sự - một chiến dịch tiếp tế lớn được mệnh danh là "Tàu cao tốc Syria".
Trong nỗ lực khôi phục thói quen thời Liên Xô là duy trì tàu chiến cảnh giác thường trực ở Địa Trung Hải, Nga đã chuyển sang hiện đại hóa và mở rộng cơ sở hải quân ở Tartus.
"Nga tới đây trong một khoảng thời gian dài", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov nói.
Chỉ huy hải quân Nga trong khu vực Sergei Tronev cho biết, ngoài hai tàu ngầm neo đậu tại bến cảng, Tartus hiện còn có hai tàu hộ tống tên lửa, ba tàu tuần tra và ba tàu tiếp tế.
Tronev nói thêm rằng cùng với các tàu ở Tartus, lực lượng hải quân Nga ở phía đông Địa Trung Hải hiện có cả tàu tuần dương tên lửa Marshal Ustinov, đã di chuyển từ căn cứ Severomorsk ở Bắc Cực và tàu khu trục tên lửa Đô đốc Makarov, đang đóng tại Baltics.
Tháng tới, hải quân Nga có kế hoạch mở một cửa hàng bảo trì ở Tartus, nơi sẽ tăng cường hơn nữa khả năng của căn cứ này.
"Động thái này sẽ giúp việc sửa chữa tàu dễ dàng hơn và duy trì năng lực của hải quân trong khu vực", Yevgeny Gushchin, một sĩ quan hải quân phụ trách cửa hàng nói. "Bây giờ chúng tôi phải cung cấp tất cả các phụ tùng và công cụ sửa chữa bằng máy bay, điều này làm mọi thứ chậm lại. Sau khi mở cửa hàng, chúng tôi sẽ có thể sản xuất chúng ở đây."
Quý Hoàng
Theo toquoc
Tàu chiến Nga bị cấm đi từ Biển Đen đến Địa Trung Hải Tờ "Fort Russ" cho biết, Mỹ và Hy Lạp đang tích cực thảo luận về vấn đề đóng lối đi từ Biển Đen đến Biển Địa Trung Hải đối với các tàu chiến và tàu ngầm của Nga. Ảnh minh họa. Washington và Athens đã đạt được một số thỏa thuận về việc thiết lập những biện pháp siết chặt đối với các...