Đau lòng nhìn cảnh 2 mẹ con ôm nhau chờ chết
Không chồng, 44 năm mang trên người căn bệnh tim bẩm sinh quái ác. Thương thay mụn con gái duy nhất mà chị đi “kiếm” được cũng bị dị tật tim giống mẹ và vô số những bệnh tật khác nữa. Nghèo khó không tiền chữa trị, phó mặc tính mạng cho số phận, giờ đây 2 mẹ con chỉ còn biết ôm nhau chờ chết.
“Mẹ ơi, mẹ đừng chết!…Mẹ đừng bỏ con mà đi…Con biết sống với ai!..”. Những tiếng kêu la thảm thiết giữa trưa hè nóng bức, càng khiến cho bầu không khí trong căn nhà lụp xụp ở thôn Đọ 1, xã Đại Hóa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang càng thêm ngột ngạt. Trên chiếc giường cũ sập xệ, chị Hương nằm ngất lịm, đứa con gái 14 tuổi ngồi bên nước mắt lưng tròng, tay không ngừng lay gọi mẹ.
Chị Nguyễn Thị Hương( 44 tuổi ) bị mắc tim bẩm sinh, do ít được chữa trị nên hiện sức khỏe của chị rất yếu, thường xuyên ngất xỉu.
Được anh cán bộ y tế xã tiêm thuốc cấp cứu, chừng hơn chục phút sau chị Hương đã qua cơn nguy kịch. Gắng gượng ngồi dậy, với những hơi thở yếu ớt mệt nhọc chị buồn bã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của cuộc đời mình: ” Nhà em có bệnh Tim di truyền, bố mẹ em sinh được 4 anh em thì 3 người cùng mắc tim bẩm sinh, anh cả và cậu thứ 3 đã mất vì suy tim. Em cũng mắc tim bẩm sinh từ nhỏ, con gái em cũng vậy. Bác sĩ bảo em phải chuyển tuyến trên phẫu thuật gấp, nếu không thì khó sống được…Nhưng nếu mà có tiền thì em cũng phải dành chữa bệnh cho con em trước đã…”
Đứa con gái Tường Vi năm nay 14 tuổi, chị “đánh liều” kiếm được cũng bị mắc tim bẩm sinh, cong vẹo cột sống, viêm bàng quang, lại chỉ có một quả thận. Em đau đớn khóc khi thấy bệnh tình của mẹ ngày càng nặng.
Câu chuyện về căn bệnh Tim bẩm sinh “di truyền” của gia đình chị khiến tôi không khỏi rùng mình/ Chị bùi ngùi chị kể tiếp: ” Em phận mỏng, vì mang bệnh tim nên không ai dám lấy, mãi đến năm 30 tuổi em mới đánh liều kiếm đứa con để có chỗ để nương tựa sau này. Nhưng ông trời vẫn không thương em, con em sinh ra được có 1,5kg, lúc vừa sinh ra, bác sĩ bảo cháu cũng mắc tim bẩm sinh, lại chỉ có 1 quả thận, và cong vẹo cột sống, viêm bàng quang. Cố gắng vay mượn, mãi đến tháng 6/2013 em mới đưa cháu đi phẫu thuật tim được, giờ vẫn chưa trả hết nợ, bệnh của con vẫn phải uống thuốc đều, cột sống của con vẫn chưa có tiền phẫu thuật, mà bệnh mà bệnh của mẹ mấy năm nay lại càng nặng hơn…Em không biết mình còn lo cho cháu được bao lâu nữa!…” . Nói rồi chị ôm mặt khóc.
Căn nhà của chị lụp xụp không có chống nóng, nên những đợt nắng nóng dữ dội vừa qua cũng khiến bệnh tim của 2 mẹ con nặng thêm.
Có người đồng cảm chia sẻ, nên những tủi cực chất chứa trong lòng bấy lâu nay được dịp giãi bày. Khiến câu chuyện giữa chúng tôi liên tục bị ngắt quãng trong những tiếng nấc nghẹn của chị : ” Cháu Vi nhà em dạo này yếu lắm, cháu nhiều lần ngất ở trên lớp cô giáo phải đưa về, lịch tái khám và lấy thuốc của cháu trên Hà Nội đã qua lâu rồi, nhưng em cũng chẳng thể vay mượn đâu được nữa, nên cứ lần nữa không đi…. Có hôm hai mẹ con cứ cùng ngất xỉu, tỉnh dậy lại ôm nhau khóc…Em thì sao cũng được vì có được cháu nó là mãn nguyện rồi… Em thương cháu nó còn nhỏ quá, nếu lỡ cháu có mệnh hệ gì thì em cũng chẳng thiết sống trên đời này nữa…”
Dù mang trong người “đủ thứ bệnh” nhưng Tường Vi rất chăm ngoan và học giỏi
Video đang HOT
Những lúc khỏe em vẫn thường xuyên làm việc nhà giúp mẹ.
Thở phào khi chị Hương đã tạm qua cơn “Thập tử nhất sinh”, anh Dương Xuân Phương phó chủ tịch UBND xã Đại Hóa ái ngại cho biết: “Gia đình chị Hương là hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã. Cả 2 mẹ con cùng mắc bệnh hiểm nghèo, xã chúng tôi cũng có chính sách hỗ trợ nhưng chẳng được là bao. Qua đây, đại diện chính quyền địa phương hết sức mong mỏi quý báo cùng các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ, để 2 mẹ con chị ấy sớm được đi phẫu thuật…”
Bệnh tật hành hạ, không có tiền đến viện, 2 mẹ con chỉ biết ôm nhau khóc phó mặc tính mạng cho số phận!…
Rời căn nhà lụp xụp, trong tôi không làm sao thoát khỏi nỗi day dứt, sao mà sự sống của 2 mẹ con người phụ nữ bất hạnh này mong manh quá!? …Họ vẫn có cơ hội được sống! Bé Tường Vi vẫn còn cả tương lai tươi sáng ở phía trước …Điều đó, cần lắm ở đâu đó những tấm lòng ấm áp, cần lắm những bàn tay dang ra cứu giúp…
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1837: Chị Nguyễn Thị Hương, thôn Đọ 1, xã Đại Hóa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ĐT: 01657 694 674 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Hương Hồng
Theo Dantri
Tối đi chạy bàn, ngày làm "xe ôm" miễn phí cho thí sinh
Mặc dù tối đi làm chạy bàn ở quán cà phê, nhưng với mong muốn giúp đỡ những thí sinh xa nhà đi thi, Nguyễn Mạnh Hoàng đã bỏ tiền túi mua xăng xe tình nguyện làm "xe ôm" để chở thí sinh và người nhà đến điểm thi và chỗ ở.
Sự tiếp sức của lực lượng tình nguyện viên trong mỗi kì thi Đại học luôn đóng vai trò quan trọng đối với các thí sinh và người nhà ở mọi miền đất nước đến địa điểm thi. Những bỡ ngỡ, những khó khăn về chỗ ăn ở, giao thông đi lại của thí sinh đều được tình nguyện viên giải quyết tận tình, chu đáo. Và đằng sau những hành động cao đẹp đó là những câu chuyện đầy ý nghĩa của những tình nguyện viên.
Em Nguyễn Mạnh Hoàng (SN 1995, sinh viên năm 1, lớp Công nghệ thông tin, Trường Cao đẳng Sư Phạm Gia Lai) cho biết, gia đình Hoàng có 5 anh em, cha mẹ mưu sinh bằng các nghề lao động chân tay rất vất vả để nuôi em ăn học. Vì vậy, để chia sẻ khó khăn với gia đình, buổi tối Hoàng đi làm chạy bàn ở quán cà phê với lương 1 triệu đồng/tháng.
Vất vả là vậy, nhưng kỳ thi THPT quốc gia năm nay, Hoàng đã đăng kí làm tình nguyện viên trong đội xe ôm tình nguyện. Hoàng chia sẻ, hai ngày nay, em liên tục chở các thí sinh và người nhà đến các cụm thi cho biết địa điểm, sau đó chở đến chỗ ở. Địa chỉ xa nhất là đường Trường Sơn với quãng đường 15km. Tất cả những chi phí từ xăng xe, ăn uống Hoàng đều bỏ tiền túi của mình ra.
Tối đi làm chạy bàn, nhưng ban ngày Hoàng bỏ tiền ra để làm... xe ôm tình nguyện
Dù vất vả liên tục chạy xe dưới cái nắng, rồi lại mưa bất chợt ở phố núi nhưng Hoàng rất vui vẻ. Em cho biết, năm ngoái mình cũng xuống Quy Nhơn (Bình Định) dự thi đại học. Lần đầu tiên xa nhà, Hoàng và mẹ thấy rất bỡ ngỡ và khó khăn trong việc đi lại và tìm chỗ ở. Những khó khăn này của mẹ con Hoàng đã được tình nguyện viên tiếp sức mùa thi hướng dẫn, giúp đỡ rất nhiệt tình khiến hai mẹ con rất cảm động.
Vì vậy, mùa thi năm nay, Hoàng quyết định tham gia vào đội xe ôm của tình nguyện viên tiếp sức mùa thi. "Dù vất vả nhưng em thấy rất vui vì đã giúp được các bạn thí sinh, và thấy mình sống có ý nghĩa hơn", Hoàng vui vẻ.
Là con một trong gia đình, nhưng Hoàng Anh Hổ (học cùng lớp Hoàng, trú phường Yên Đổ, TP Pleiku) cho biết, năm ngoái em xuống Quy Nhơn đi thi, thấy các tình nguyện viên rất nhiệt tình và tốt bụng. Vì vậy, Hổ đã tự hứa với lòng mình nếu sau này làm sinh viên, em sẽ tham gia tình nguyện viên để giúp đỡ các thí sinh. Và như đúng lời hứa, Hổ đã trở thành tình nguyện viên, tiếp sức cho các thí sinh năm nay trong mùa thi.
Các tình nguyện viên tư vấn, nắm bắt hoàn cảnh của thí sinh
Nói về công việc của đội, bạn Phạm Thị Phượng (SN 1991, trú TP Pleiku) là đội trưởng đội "xe ôm" ở bến xe chợ Lớn cho biết, đội của Phượng gồm 6 tình nguyện viên, các tình nguyện viên bắt đầu công việc từ lúc 6h30' đến 17h50'.
Sau khi thí sinh và phụ huynh xuống xe, đội tình nguyện viên sẽ đến tận xe đón, dẫn lại tổ tư vấn tại chỗ để tư vấn chỗ ở. Sau khi nắm bắt được hoàn cảnh các thí sinh, nếu thí sinh thuộc hoàn cảnh khó khăn, thí sinh là đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn; đội xe ôm sẽ "vào cuộc" chở người nhà và thí sinh đến địa điểm thi cho biết, sau đó đi đến chỗ ở gần địa điểm thi.
Đội xe ôm tình nguyện giúp đỡ các thí sinh và người nhà có hoàn cảnh khó khăn
Phượng cho biết thêm, từ ngày 28/6 đến nay, đội xe ôm tình nguyện của Phượng luôn làm việc liên tục, rất nhiều thí sinh ở huyện xa có hoàn cảnh khó khăn, các thí sinh đồng bào dân tộc thiểu số lần đầu tiên lên thành phố nên rất nhiều bỡ ngỡ. Hầu hết những thí sinh này đều rất cần chỗ ở miễn phí, vì vậy, đội xe ôm không chỉ chở thí sinh và người nhà miễn phí mà còn đưa đến những chỗ ở không mất tiền.
"Hiện tại, tất cả các chi phí xăng xe và ăn uống tụi em đều tự túc. Nói chung được giúp các thí sinh tụi em rất vui nên cũng không suy nghĩ gì", Phượng chia sẻ.
Các tình nguyện viên đội nắng tiếp sức mùa thi
Cô Trần Thị Bình (trú xã Ia Vê, Chư Prông, Gia Lai) cảm động cho biết, hai mẹ con cô đi hơn 60km từ huyện lên, tất cả đường phố đều không biết, may mắn cô và con trai được đội xe ôm tình nguyện chở đến tận cụm thi rồi đi tìm chỗ ở miễn phí: "Lúc đầu ở nhà, gia đình tôi bàn nếu lên đây không ai giúp đỡ, phải thuê chỗ ở thì tôi sẽ để con ở lại thành phố còn tôi bắt xe đi về. Nhưng ai ngờ lên đây, vừa mới xuống xe đã được các tình nguyện viên dẫn đường rồi chở đến chỗ thi cho biết, rồi tìm được chỗ ở miễn phí. Đỡ được nhiều chi phí nên tôi quyết định ở lại với con chờ thi cho xong rồi về".
Để tiếp sức kì thi THPT quốc gia năm nay, tại Gia Lai có 1.000 tình nguyện viên, trong đó có 115 tình nguyện trở thành xe ôm, các đội xe ôm được phân bổ tại các tổ tư vấn tiếp sức mùa thi. Sau khi nắm bắt được hoàn cảnh, đội xe ôm sẽ ưu tiên những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số để chở họ tới những cụm thi và chỗ ở.
Thiên Thư
Theo dantri
"Đóng cửa Ngôi nhà Hạnh phúc để tránh hệ quả xấu như vụ Chùa Bồ Đề" "Việc đề nghị đóng cửa cơ sở Ngôi nhà Hạnh phúc (huyện Bình Chánh, TPHCM) nhằm tránh nguy cơ dẫn đến hệ quả xấu đã xảy ra tại Chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội), Trung tâm Bảo trợ Linh Xuân (quận Thủ Đức, TPHCM) trước đây". Ông Tô Đức, Cục phó Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), trao đổi với PV...