Đau lòng em giết chết anh để gia đình bớt khổ
Thấy Sơn liên tục gây án làm gia đình nhiều phen khốn khổ, quá tức giận trước hành vi của anh trai, Chánh đã dùng dao giết chết Sơn để… chấm dứt nỗi khổ của gia đình.
Sinh ra trong một gia đình bần nông có 8 anh chị em, nhưng Trần Viết Sơn (con thứ 5 trong nhà, SN 1994, trú tổ 3, phường An Phú, thị xã An Khê, Gia Lai) lại không chịu khó học hành. Vốn có tính ham chơi “bẩm sinh” nên học đến lớp 6 Sơn bỏ học, ở nhà lêu lổng.
Năm 2008, Sơn đã dùng dao nhọn đâm chết anh Nguyễn Tấn Dũng (trú cùng tổ dân phố). Hậu quả, Sơn bị đưa vào Trường Giáo dưỡng 24 tháng, còn kinh tế gia đình Sơn cũng lao đao vì cha mẹ phải chạy vạy khắn nơi để có tiền đền bù cho gia đình anh Dũng 65 triệu đồng.
Sau lần gây án này, ai cũng nghĩ Sơn sẽ ngẫm lại bản mình để làm người có ích hơn cho gia đình. Nhưng không, sau khi tước đoạt mạng sống của người khác, dường như máu côn đồ trong Sơn càng được kích thích hơn. Khi hết thời gian giáo dưỡng, Sơn trở về với cộng đồng sống một cách bất cần đời như một giang hồ nhí không cha mẹ, khi y luôn gây mâu thuẫn với người khác.
Đầu năm 2013, Sơn lại gây một án lớn khác khi cầm chai bia đâm anh Nguyễn Văn Y gây thương tích. Sau đó, gia đình Sơn phải thỏa thuận đền cho gia đình anh Y 20 triệu đồng thì sự việc mới không bị truy tố.
Những hành vi trên của Sơn đã khiến cha mẹ mình là ông Trần Thịnh (SN 1964) và bà Mai Thị Hoa (SN 1963) nhiều phen khốn đốn về kinh tế, khi thu nhập chính của gia đình là nghề nông.
Ông, bà có đến 8 đứa con (lớn nhất SN 1984, nhỏ nhất SN 2001), việc nuôi chúng khôn lớn không phải là dễ. Thương cha mẹ vất vả làm lụng nuôi gia đình, mà thấy Sơn lại luôn làm mọi người trong nhà vừa xấu hổ, vừa khổ sở về mặt kinh tế nên Trần Quốc Chánh (em trai Sơn, SN 1997) rất không vừa lòng với anh.
Chánh trước vành móng ngựa
Khoảng 17h ngày 1/3/2013, Sơn thủ 2 con dao rựa gói trong áo rồi cùng nhóm bạn trong đó có Huỳnh Nhật Luân, Trần Ngọc Sang, Trần Quốc Tiến đến nhà anh Phan Hòa Nhiên (tổ 6 phường An Phú) nhậu. Trong lúc nhậu, Sơn xảy ra mâu thuẫn với Tiến và Sang về việc làm ăn. Sang và Tiến liền rời khỏi bàn nhậu, ra ngoài ngồi chơi cho yên chuyện.
Thấy vậy, Sơn không những không bỏ qua, mà y còn nổi máu côn đồ cầm 2 cây rựa xông ra đuổi chém Sang và Tiến, và may mắn cả 2 đều chạy kịp. Trong lúc chạy, Sang nhặt được nửa viên gạch quay lại ném trúng vào đầu khiến Sơn bị chấn thương, phải đi cấp cứu.
Trên đường đi cấp cứu về nhà, khi ngang qua hội trường tổ dân phố 3 (phường An Phú), Sơn gặp Chánh đang ngồi chơi với bạn ở hội trường. Sơn tiến lại rủ em trai và nhóm bạn đi đánh Sang. Nghe anh nói vậy, Chánh liền khuyên “tụi nó đánh cho biết, đừng có chơi với tụi nó nữa”.
Video đang HOT
Nghe em nói xong, Sơn tỏ ra tức tối, chửi thề và nói tối nay sẽ giết Sang và Tiến. Sợ anh gây án thật, Chánh tiếp tục khuyên anh: “Anh đã làm khổ gia đình nhiều rồi, giờ còn đòi giết người nữa”. Bỏ ngoài tai lời khuyên của em trai, Sơn liền cởi áo, nhặt một cây gậy rồi đi tìm Sang và Tiến.
Sẵn trong người có men rượu, lại sợ anh trai sẽ gây án và làm khổ gia đình, khiến tâm trạng bức xúc đối với người anh đã dồn nén lâu nay trong Chánh nổi dậy mãnh liệt. Chánh âm thầm về nhà lấy một con dao Thái Lan với ý định chấm dứt cuộc đời anh trai mình, và mục đích làm cho gia đình bớt khổ.
Về phần Sơn, khi đi được 1 đoạn thì Sơn vấp ngã khiến cây gậy bị gãy nên đã quay lại hội trường ngồi chơi.
Vợ chồng bà Hoa thẫn thờ ngồi nghe con trai của mình thuật lại sự việc tại phiên tòa
Khi Chánh quay lại hội trường thấy anh đang nói chuyện với lũ bạn, Chánh không từ bỏ ý định mà đã gọi anh ra ngoài để nói chuyện riêng. Khi Sơn vừa đến chỗ Chánh, Chánh bất ngờ rút dao đâm 2 nhát vào vùng bụng khiến Sơn gục ngã, Chánh tiếp tục đâm 12 nhát khắp người Sơn rồi mới chịu dừng.
Sơn được mọi người đưa đi cấp cứu ngay lập tức nhưng vẫn bị tử vong.
Ngày 12/9/2013, TAND tỉnh Gia Lai mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án. Trước vành móng ngựa, Chánh đã nghẹn giọng khi thuật lại lý do mình ra tay giết anh. Còn cha mẹ Chánh, do cuộc sống quá khắc khổ về vật chất lẫn tinh thần khiến họ như già hơn trước tuổi.
Có lẽ họ không bao giờ ngờ rằng bản thân mình sẽ có ngày hôm nay, khi phải chịu nỗi đau tột cùng vì phải chứng kiến cảnh những “núm ruột” của mình tước đoạt mạng sống của nhau. Họ vừa là cha mẹ của bị hại, lại cũng là đấng sinh thành của bị cáo. Trước phiên tòa, nghe lại chính miệng “thằng bảy kể về nguyên nhân giết thằng sáu” khiến họ như đang chìm sâu vào nỗi đau tinh thần, chẳng còn lý trí để biết Tòa đang nói gì mà chỉ biết “vâng, dạ” và “không hiểu Quý tòa nói gì”. Ai cũng xót xa!
Còn Chánh thì lí nhí nói, do anh trai đã làm gia đình và nhất là cha mẹ khổ quá nhiều. Chính vì vậy, bị cáo đã muốn giết anh trai để anh không còn cơ hội làm cho gia đình và cha mẹ khổ nữa.
Kết thúc phiên tòa, Chánh bị tuyên mức án 5 năm tù giam vì tội “giết người”. Giết người phải trả giá, nhưng cái giá ở đây quá đắt. Rồi một ngày án phạt sẽ kết thúc, Chánh sẽ về hòa nhập với cộng đồng, và có thể được cộng đồng chào đón. Nhưng có lẽ bản án lương tâm, bản án tình thân máu mủ sẽ theo Chánh dai dẳng suốt cuộc đời.
Thiên Thư
Theo Dantri
Vợ Chủ tịch xã đánh người dã man được hưởng án treo
Sau khi cắt tóc, rạch vùng kín và nhiều chỗ khác trên cơ thể chị Vân trước nhiều người khiến nạn nhân phải nhập viện cấp cứu, qua 2 cấp tòa, bà Rớt chỉ bị tuyên phạt án treo.
Đánh người dã man
Theo cáo trạng, sáng ngày 4/3/2012, bà Hà Thị Rớt (45 tuổi, vợ Chủ tịch xã, trú xã Ia Lang, huyện Đức Cơ, Gia Lai) cùng bạn trong xã là Hồ Thị Oanh (46 tuổi) đi mua mì. Đến khoảng 12h cùng ngày, bà Rớt mượn xe máy của bà Oanh đi về nhà ăn cơm.
Trên đường đi, bà Rớt nghe điện thoại lúc điều khiển xe nên bị ngã, đúng lúc, chị Võ Thị Vân (33 tuổi, trú xã Ia Lang, cũng hành nghề thu mua nông sản) điều khiển xe máy cùng chiều vượt qua.
Thấy vậy, bà Rớt cho rằng chị Vân đạp vào xe máy của bà Rớt nên xe mình mới bị ngã khiến bà bị chảy máu chân, nên bà Rớt điện thoại cho em gái là Hà Thị Lan (37 tuổi, trú xã Ia Lang). Một lúc sau, Lan và Rớt kéo nhau đến nhà cháu là Hà Thị Oanh (30 tuổi), để kể lại câu chuyện do Rớt ảo tưởng ra.
15h cùng ngày, Lan thấy chị Vân đi xe máy về làng Yít Le 1 (xã Ia Lang) nên điện thoại cho chị gái đi trả thù. Được bà Rớt đồng ý, Lan sang nhà Hà Oanh để nhờ chở đi gặp chị Vân. Trước khi đi, Lan cầm theo cây mì, rồi chạy đi rủ bà Hồ Oanh tìm đến chỗ chị Vân đang mua mì.
Khi phát hiện chị Vân lúc này đang mua mì, Lan và Hà Oanh xông vào dùng gậy đập liên tiếp vào người Vân. Chị Vân hoảng sợ bỏ chạy thì bị Rớt chặn lại, dùng tay túm tóc làm chị Vân ngã xuống đất và đánh tới tấp vào mặt và đầu chị Vân. Lan xông vào kéo quần chị Vân xuống rồi dùng lưỡi lam rạch vào mông, đùi chị Vân khoảng 8 nhát trước mặt nhiều người dân.
Vết thương của bà Vân trên cơ thể
Sau khi làm chị Vân đau đớn, nằm nhục nhã bên vũng máu dưới đất, những người đàn bà hung dữ bỏ mặc nạn nhân ở lại để đi về.
Chị Vân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai với kết quả giám định thương tích tổng cộng 21% sức khỏe (riêng phần mặt là 11% có để lại di chứng).
Theo chị Vân, trước đây, chị và bà Rớt là bạn làm ăn và hay qua lại nhà nhau. Sau đó, do bà Rớt ghen tuông, nghi ngờ chị Vân và chồng mình bồ bịch với nhau nên mối quan hệ giữa bà Rớt và chị Vân ngày càng căng thẳng, từ đó việc làm ăn của 2 người đã chấm dứt. Có thể xuất phát từ nguyên nhân này, mà trước đó vào khoảng năm 2007, khi chị Vân đang mang thai tháng thứ 6 thì đã bị bà Rớt đánh và lột quần áo trong lúc chị đang mua mì của người dân trên đồi, tuy nhiên không hiểu sao mà vụ án bị "chìm xuồng".
Bản án "dậy sóng" dư luận
Ngày 17/5/2013, TAND huyện Đức Cơ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án trên về hành vi "cố ý gây thương tích" của các bị can. Kết quả, bị cáo Rớt bị tuyên 30 tháng tù giam; Lan 30 tháng tù giam; Hồ Oanh là 24 tháng tù giam. Riêng Hà Oanh, vì đang trong thời gian nuôi con nhỏ nên bị tuyên 24 tháng tù, cho hưởng án treo. Ngoài ra, các bị cáo còn bị buộc đền bù dân sự cho nạn nhân gần 70 triệu đồng.
Sau đó, bị hại kháng cáo do không phục bản án mà tòa sơ thẩm tuyên, phần hình sự thì sót người, lọt tội; bồi thường chưa thỏa đáng. Không chỉ bị hại kháng cáo, mà các bị cáo cũng làm đơn kháng cáo về phần bồi thường dân sự, ngoài ra, các bị cáo Rớt, Lan, Hồ Oanh ngoài ra còn xin giảm án hình sự.
Vết thương trên mặt chị Vân
Ngày 6/9/2013, TAND tỉnh Gia Lai mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án trên. Ông Lê Văn Hà- thẩm phán- chủ tọa phiên tòa phúc thẩm đã tăng mức bồi thường cho bị hại thêm gần 10 triệu đồng lên thành gần 80 triệu đồng. Y án sơ thẩm đối với bị cáo Lan, còn bà Rớt nhận 30 tháng tù và Hồ Oanh 24 tháng tù, cả 2 được hưởng án treo.
Điều khiến dư luận "dậy sóng" là dù đã khiến người khác bị thương tích, với hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhưng từ sau khi cơ quan chức năng vào cuộc cho đến khi vụ án được đưa ra xét xử sơ thẩm thì tất cả các bị cáo đều được tại ngoại. Lý do mà các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Đức Cơ đưa ra là: Các bị cáo đều là con cái nhà có công với cách mạng, còn riêng bà Rớt là vợ ông Chủ tịch xã Ia Lang, Lan là đảng viên và lúc bấy giờ là cán bộ xã Ia Lang.
Luật sư Nguyễn Bá Trực- người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại cho rằng: các cơ quan tố tụng đã bỏ sót tội danh làm nhục người khác của 4 bị cáo. Bởi trong hồ sơ điều tra, các bị hại có khai trả thù chị Vân để chị này bị xấu hổ.
Thiên Thư
Theo Dantri
Bắt giám đốc lừa đảo bị truy nã Công an tỉnh Bình Định phối hợp với Công an tỉnh Gia Lai bắt Lê Văn Thành theo lệnh truy nã đặc biệt về tội lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Dẫn giải tội phạm truy nã (Ảnh minh họa) Thành bị bắt khi đang cùng người tình đi vay tiền ở phường Ngô Mây, thị xã An...