Dâu lắc, súp cua và những món ngon gây thương nhớ ở chợ đêm Đà Lạt
Chợ đêm Đà Lạt (Lâm Đồng) được coi là thiên đường ăn vặt của thành phố sương khi có đủ món ngon cứ nhắc tên là nhớ như dâu lắc, sữa đậu nành nóng, bánh căn, súp cua…
Dâu tây Đà Lạt (Lâm Đồng) là loại quả đặc sản của vùng đất cao nguyên. Các món ngon chế biến từ dâu rất đa dạng, trong đó có dâu tây lắc, được bày bán trong chợ đêm. Quả dâu tươi, đỏ mọng trộn với đường, muối tôm, lắc đều, hấp dẫn vị giác. Mỗi cốc dâu lắc có giá từ 15.000-20.000 đồng. Ảnh: Vyzaza, ly_0511.
Chợ đêm Đà Lạt cũng là thánh địa ốc với đủ loại hấp dẫn được chế biến đa dạng như ốc len xào dừa, nghêu, ốc mỡ, móng tay… Dù ở cao nguyên, những món hải sản này rất phổ biến ở Đà Lạt. Mỗi đĩa ốc có giá từ 60.000-70.000 đồng. Ảnh: Bibocubto.
Dạo chơi chợ đêm Đà Lạt, bạn đừng quên nghỉ chân, xì xụp cốc súp cua nóng hổi, thơm ngậy. Mỗi cốc súp hấp dẫn có giá chỉ từ 10.000-15.000 đồng. Với đủ món ngon, giá cả lại rẻ, chợ đêm Đà Lạt luôn tấp nập khách du lịch. Ảnh: Bachuaviahe.
Video đang HOT
Tới Đà Lạt, nếu bạn không thưởng thức bánh căn quả thực đáng tiếc. Một trong những địa điểm bán bánh căn ngon ở thành phố sương không thể không nhắc tới chợ đêm Đà Lạt. Có bánh căn thịt bò, bánh căn trứng cút thơm ngon cho du khách lựa chọn. Mỗi phần bánh căn có giá từ 25.000-28.000 đồng. Ảnh: Hukha.foodaholic.
Sữa đậu nành nóng là thức uống bình dân nhưng chiếm được cảm tình của mọi du khách ghé thành phố ngàn hoa. Thưởng thức cốc đậu nành nóng hổi, ngọt thơm, ngắm nhìn cao nguyên về đêm, bạn sẽ chẳng muốn rời Đà Lạt. Ảnh: Truc.2407, marguerite_pissenlit.
Sẽ thiếu sót nếu như không nhắc đến bún riêu trong thiên đường ẩm thực ở chợ đêm Đà Lạt. Bát bún đầy đặn với phần gạch cua chưng vàng, ăn kèm cùng tiết luộc, cà chua, rau thơm… sẽ làm ấm bụng du khách trong buổi đêm dạo quanh thành phố sương. Mỗi tô bún riêu nóng hổi có giá từ 20.000-30.000 đồng. Ảnh: Shizi.lifestyle.
Bánh tráng nướng là món ăn vặt quen mặt điểm tên trong khu chợ đêm Đà Lạt. Bánh tráng nướng phổ biến khắp thành phố, không cần vào chợ đêm, du khách có thể dễ dàng tìm mua được được bánh tráng ở bất kỳ địa điểm nào tại Đà Lạt. Bánh tráng nướng có vỏ bánh giòn, thơm hương bơ béo ngậy quyện với trứng, xúc xích và hành phi thơm phức, giá lại “rẻ bèo” chỉ 10.000 đồng/chiếc. Ảnh: Food_and_hyn_, chens.devour.
Theo Zing
Hàng bánh căn lề đường Đà Lạt bán 10 kg bột mỗi ngày
Chỉ là quán nhỏ lụp xụp bên đường nhưng nơi bán bánh của ông chủ 60 tuổi vẫn thu hút rất đông thực khách.
Ở thành phố ngàn hoa, bánh căn là một đặc sản, bên cạnh bánh mì xíu mại, bánh tráng nướng, sữa đậu nướng, kem bơ...
Đầu bếp 60 tuổi thoăn thoắt làm bánh phục vụ khách.
Các hàng bánh căn ở đây đa dạng về quy mô, giá cả. Trong đó, có những nơi không phổ biến với khách du lịch nhưng lại thu hút lượng lớn người dân địa phương. Hàng bánh căn gần trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, đường Yersin, là một nơi như vậy.
Quán có không gian bình dân với mái che tạm, bếp lửa, khuôn bánh, chiếc bàn dài và vài bộ bàn ghế con. Ấy vậy mà rất đông người chờ tới lượt phục vụ.
Đầu bếp 60 tuổi liên tay đổ bột, bóc trứng cút cho vào khuôn. "Nhờ làm việc thế này nên tôi khỏe đấy", người chủ vừa làm vừa trò chuyện với khách. Ông cho hay, quán bán cả ngày và chỉ nghỉ một lúc ban trưa. Mỗi ngày, tiệm làm hết 10 kg bột. "Hỏi tôi ngày đổ bao nhiêu cái thì khó lắm", ông chia sẻ.
Món này dùng chính độ nóng của khuôn đất để làm chín bánh, không dùng dầu mỡ, nên khi ăn sẽ không gây ngấy. Vị bánh mỗi nơi sẽ khác do gia giảm các gia vị. Ở đây vị bánh nhạt, hợp với người có vấn đề về tim mạch, người kiêng muối.
Bánh căn chấm với nước mắm, mắm nêm và ăn thêm viên xíu mại nhỏ.
Bánh căn ốp theo cặp. Trứng cút sống được đập vào khi bột chưa chín. Lúc thưởng thức, người ta giở cặp bánh để ăn từng chiếc đơn lẻ. Màu vàng tươi của trứng cút ở giữa, trắng đục của bột bánh căn tạo vẻ hài hòa về màu sắc cho món ăn. Mặt bánh khi chín có độ tơi, ăn vào xốp chứ không khô. Vỏ bánh vàng ngà do tiếp xúc với khuôn đất, vừa chín tới.
Nếu thích vị đậm đà, bạn có thể chấm thêm nước mắm hoặc mắm nêm pha. Bánh căn Đà Lạt khác ở các nơi phần nhiều là nước chấm kèm. Trong khi các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, nước chấm cầu kỳ đủ loại thì Đà Lạt có hai loại.
Ở hàng này, hai loại nước chấm được chủ quán đầu tư chỉn chu, không quá nhạt cũng không quá mặn. Trong đó, mắm nêm có mùi thơm đặc trưng. Khách cũng có thể thử cả hai loại nước chấm trong một phần ăn.
Mỗi người ăn 5 cặp bánh căn (20.000 đồng) là no bụng cho bữa sáng. Giá tính theo phần bánh và xíu mại ăn kèm.
Dy Khoa
Đập tan cơn thèm với list đặc sản Đà Lạt ở TP.HCM Bánh căn, bánh ướt lòng gà, bánh mì xíu mại... những món đặc sản nổi tiếng ở xứ sở sương mù nay đã có mặt tại TP.HCM. 6 địa chỉ dưới đây nhất định sẽ làm thỏa mãn bao tử của bạn. Bánh căn: Giới trẻ TP.HCM từ nay có thể thỏa thích thưởng thức món bánh căn mà không cần phải lặn...