Đâu là thánh địa mới của gián điệp thế kỷ 21?
Đâu là thánh địa mới của gián điệp thế kỷ 21: Với tư cách là một cường quốc khu vực, Nam Phi nghiễm nhiên trở thành trung tâm của hoạt động tình báo nước ngoài.
Một loạt tài liệu tình báo mật của nhiều nước châu Phi vừa được tung lên mạng tiết lộ những hoạt động nhộn nhịp của tình báo nước ngoài tại châu Phi.
Một loạt tài liệu tình báo mật của nhiều quốc gia châu Phi vừa được tung lên trang điện tử của đài Al-Jazeera và báo The Guardian của Anh tiết lộ những hoạt động nhộn nhịp của tình báo nước ngoài tại địa bàn châu Phi.
Theo các tài liệu mà Al-Jazeera và The Guardian có được, chưa bao giờ tình báo nước ngoài có mặt tại châu Phi đông đúc và nhộn nhịp như vài năm trở lại đây. Sau một thời gian tạm lắng do Chiến tranh lạnh kết thúc, hầu hết các “ông lớn” trong làng tình báo thế giới, bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Ấn Độ,… đều đã quay trở lại châu lục này. Với vai trò ngày càng lớn mạnh về kinh tế, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn ở châu Phi, và đi kèm theo là sự quan tâm của nước này đối với “Lục địa đen”.
Với tư cách là một cường quốc khu vực, Nam Phi nghiễm nhiên trở thành trung tâm của mọi hoạt động tình báo nước ngoài, trong đó, Pretoria là trung tâm của “cuộc chơi lớn”.
Các tài liệu mật tiết lộ trên Al-Jazeera chứa đựng tên tuổi của 78 điệp viên nước ngoài hoạt động ở Pretoria, kèm theo đó là hình ảnh, địa chỉ và số điện thoại cầm tay của họ. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng của Nam Phi cũng đã “bóc vỏ” 65 điệp viên ngầm của nước ngoài, trong đó có Anh, Pháp, Mỹ, Ấn Độ, Senegal, và đặc biệt là Israel, Iran.
Các báo cáo mật của Cơ quan Tình báo Quốc gia Nam Phi (NIA) tháng 10-2009 với nhan đề “Những điểm yếu an ninh trong chính phu”ã cho rằng, Nam Phi hấp dẫn đối với các cơ quan tình báo nước ngoài là bởi vì tính “không biết giữ bí mật thông tin” của các cơ quan tình báo nước này.
Bà Nkosazana Dlamini-Zuma, vợ cũ của Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, từng bị mưu sát tại Addis Ababa.
Video đang HOT
Mục tiêu của tình báo nước ngoài tại châu Phi rất đa dạng, từ việc săn lùng các nhóm thánh chiến cho đến lấy cắp bí mật kinh tế hoặc công nghệ. Mỹ và các đồng minh phương Tây quan tâm nhất thông tin tình báo về hoạt động của các nhóm khủng bố thánh chiến, và nhất là các điệp viên người Iran, Trung Quốc thì luôn để mắt đến nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng.
Đặc biệt, sự tham gia của tình báo Irsael đang làm cho sân chơi trở nên sôi động hơn. Mục tiêu tìm kiếm của tình báo Israel, nếu không là Iran thì cũng là các thành viên Hezbollah hay Hamas.
Một tài liệu phản gián Nam Phi đề tháng 12/2009 ghi lại một vụ đột nhập của gián điệp nước ngoài tìm kiếm tài liệu về năng lượng hạt nhân của nước này, và tình báo Trung Quốc bị nghi là thủ phạm.
Tài liệu nói rằng, mục đích của các hoạt động gián điệp nước ngoài là nhằm gây ảnh hưởng lên chương trình phát triển năng lượng nguyên tử của Nam Phi.
Trong đó, tình báo Mỹ và Pháp được xem là những tay chơi lớn, với các hoạt động bí mật phức tạp đến độ lực lượng phản gián của nước chủ nhà dù biết nhưng vẫn không thể hóa giải được.
Có khá nhiều tài liệu ghi nhận về hoạt động tấp nập của tình báo Israel – Mossad tại châu Phi. Mossad hợp tác cùng lúc với cơ quan tình báo nhiều nước châu Phi, như Bờ Biển Ngà, Kenya, Uganda, Ghana, Ethiopia, Botswana, và cả Liban ở tận Trung Đông.
Một quan chức tình báo Mossad cho biết, theo một báo cáo của Cơ quan An ninh Nhà nước Nam Phi (SSA), các điệp viên Mossad đã đánh hơi và phát hiện một kế hoạch ám sát bà Nkosazana Dlamini-Zuma, vợ cũ của Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma. Bà Dlamini-Zuma dự kiến đến Addis Ababa, thủ đô của Ethiopia, nơi đặt trụ sở Ủy ban Liên minh châu Phi (AUC), vào tháng 10/2012 để nhận chức Chủ tịch cơ quan này. Và những kẻ thủ ác dự định nhân cơ hội này sẽ ra tay.
Các tài liệu trích lời một điệp viên Mossad tại Addis Ababa nói rằng, những kẻ bị tình nghi lập kế hoạch ám sát bà Dlamini-Zuma là thành viên tổ chức Hồi giáo Hezbollah ở Liban.
Trong một báo cáo đề tháng 10/2009 của Cơ quan Tình báo quốc gia Nam Phi (NIA) cho thấy Mossad đã hoạt động rất ráo riết nhằm bao vây và cô lập Sudan với thế giới bên ngoài, đồng thời châm ngòi cho các cuộc bạo loạn, nổi dậy bên trong Sudan.
“Từ lâu, Israel cũng rất quan tâm đầu tư vào tài nguyên khoáng sản của châu Phi”, tài liệu mật viết. Các tài liệu của NIA cũng viết rằng, một phái đoàn ngoại giao do Bộ trưởng Ngoại giao khi đó là ông Avigdor Lieberman dẫn đầu đã làm cầu nối xúc tiến các hợp đồng để cho người Israel tham gia huấn luyện cho nhiều nhóm phiến quân khác nhau ở châu Phi.
Các điệp viên MOSSAD hoạt động ráo riết tại Nam Phi.
Quan hệ giữa NIA (Cơ quan Tình báo Quốc gia Nam Phi) với Mossad khá phức tạp. Mối quan hệ đó gần gũi trong thời kỳ chế độ kỳ thị chủng tộc Apartheid, xa cách trong giai đoạn hậu Apartheid, đất nước Nam Phi do Đại hội Dân tộc Phi lãnh đạo, và trong những năm gần đây thì mối quan hệ đó, nghĩa là có lúc nóng, lúc lạnh, lúc hợp tác nhưng cũng có khi đối chọi nhau.
Chẳng hạn, một báo cáo của SSA năm 2012 liên quan đến hoạt động của các điệp viên Mossad tại Pretoria phê phán Trưởng bộ phận của Mossad tại châu Phi đã ngang nhiên vi phạm các thủ tục cần thiết khi tiếp xúc trực tiếp với Tổng giám đốc SSA mà không khai báo mình là một điệp viên.
Báo cáo yêu cầu quan chức Mossad nên “thể hiện sự tôn trọng nước chủ nhà” bằng cách trình thư ủy nhiệm lên chính phủ khi đến Nam Phi hoạt động.
Ngoài ra, báo cáo còn nêu một vụ việc trong đó, một số “cựu điệp viên” Mossad đã đe dọa tấn công mạng nhằm vào hệ thống Nam Phi để đòi nước này dẹp bỏ chiến dịch “Tẩy chay Israel” để ủng hộ người Palestine.
Chưa hết, ngày 28/6/2012, Bộ trưởng Tài chính Nam Phi lúc đó là Pravin Gordhan còn nhận được một mẩu giấy nhắn tin không rõ xuất xứ mang nội dung đe dọa tấn công mạng vào hệ thống tài chính và ngân hàng Nam Phi.
Những mối đe dọa này sau khi được tiết lộ đã khiến dư luận và giới chính khách Nam Phi lo ngại và yêu cầu mở cuộc điều tra.
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc bắt nhiều đối tượng rao bán hình ảnh tàu Liêu Ninh
Bản tin tối 9/3 của Đài truyền hình Đại Liên đưa tin trong cuộc điều tra gián điệp, một người đàn ông Trung Quốc rao bán 500 bức ảnh chụp tàu sân bay Liêu Ninh đầu tiên của nước này đã bị bắt.
Tàu sân bay Liêu Ninh tại một cảng của Trung Quốc (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo nguồn tin, đối tượng trên, mang họ Zhang, đã bắt đầu chụp các bức ảnh về tàu sân bay Liêu Ninh sau khi liên hệ trực tuyến với một cá nhân tự nhận là "biên tập viên của một tạp chí". Ông Zhang là một trong 2 đối tượng bị cảnh sát thành phố cảng Đại Liên, Đông Bắc Trung Quốc, bắt giữ hồi năm ngoái.
Ông đã chụp ảnh tàu Liêu Ninh từ tháng 4-8/2014 - thời điểm giới chức địa phương phát hiện ông sở hữu và cung cấp cho đối tác 500 bức ảnh về tàu sân bay này. Nguồn tin trên nhận định: "Ông Zhang đã gây ra mối hiểm họa nghiêm trọng cho an ninh quân sự nước nhà".
Trước đó, một người đàn ông khác mang họ Han đã nhận 90.000 nhân dân tệ (14.400 USD) từ một "phóng viên" để chụp ảnh các thiết bị quân sự của Trung Quốc. "Phóng viên" này đã liên lạc trực tuyến với ông Han sau khi ông đăng tải lý lịch xin việc lên mạng. Đài truyền hình Đại Liên chỉ rõ: "'Phóng viên' này trên thực tế là một gián điệp nước ngoài đang bị các cơ quan tình báo giám sát".
Theo TN/AFP/baotintuc.vn
Luật sư lên tiếng về danh tính "đao phủ" của IS Các cơ quan tình báo phương Tây không có đủ bằng chứng khẳng định rằng Mohammed Emwazi, một người Anh gốc Kuwait, là "John Thánh chiến" - nhân vật được cho là kẻ cầm dao bịt mặt xuất hiện trong các đoạn băng hành quyết của IS. Thông tin trên do luật sự đại diện cho bố của Emwazi đưa ra hôm qua,...