Đâu là sức mạnh thực sự của tàu ngầm Hải quân Nga 1
Sau sự sụp đổ của Liên Xô, hạm đội tàu ngầm từng một thời vô cùng hùng mạnh bước vào giai đoạn khủng hoảng kéo dài mà đó mới chỉ là bước đầu.
Hải quân Nga giờ phải gánh vác cùng lúc hai nhiệm vụ. Một mặt, Nga cần hoàn tất quá trình loại bỏ những tàu ngầm mà họ không cần dùng đến hoặc không có khả năng duy trì, một nhiệm vụ đang tiến gần đến giai đoạn cuối. Mặt khác, họ cần duy trì và hiện đại hóa lực lượng bị tinh giản của mình.
Trong khi đó, sự giúp đỡ của quốc tế đã tham gia giải quyết nhiệm vụ thứ nhất, nhiệm vụ thứ hai là nhiệm vụ riêng của chính phủ Nga, Bộ quốc phòng và lực lượng Hải quân nước này.
Lực lượng tàu ngầm được sử dụng để hỗ trợ một số nhiệm vụ. Các tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN) được xem là một phần thuộc bộ tam hạt nhân của quân đội Nga và có nhiệm vụ tham gia ngăn chặn bằng hạt nhân được sử dụng làm vũ khí tấn công thứ yếu không dễ bị tổn thương.
Tuy nhiên số lượng tàu ngầm tên lửa đạn đạo lại đang bị thu nhỏ và có lẽ lý do quan trọng nhất là hải quân nước này không thể duy trì nhiều tàu ngầm cho hoạt động tuần dương chiến đấu. Theo các nguồn tin thì hiện có không đến 2 tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Nga làm nhiệm vụ tuần dương và từng có thời điểm không còn tàu nào làm nhiệm vụ này nữa.
Video đang HOT
Trước đây thông thường lực lượng tàu ngầm nguyên tử “tấn công” hoặc phục vụ đa mục đích có nhiệm vụ chủ yếu là chống tàu chiến và chống tàu ngầm. Chúng được sử dụng vào việc tìm kiếm và phá hủy các tàu ngầm và tàu nổi trên mặt nước của đối phương. Có khẳng định cho rằng mục tiêu ưu tiên của chúng là các tàu sân bay Mỹ. Và như vậy, trọng tâm của nó là các tên lửa hành trình chống tàu chiến và ngư lôi, những mẫu mới nhất có cấu tạo rất phức tạp.
Nhiệm vụ tương tự cũng được giao cho các tàu ngầm diesel hoạt động ở các vùng nước khá nông gần bờ biển hoặc ở các vịnh hẹp. Gần đây nhất, các tàu ngầm tấn công cũng được lắp đặt tên lửa hành trình để chống các mục tiêu trên đất liền. Nếu không tính các tàu ngầm mang tên lửa hành trình thì tất cả vũ khí có trên tàu ngầm hiện nay đều là vũ khí thông thường tuân theo Sáng kiến Hạt nhân của Tổng thống Mỹ-Xô (PNIs).
Mặc dù chi phí cho quốc phòng của Nga trong những năm gần đây tăng lên đáng kể nhưng chừng đó vẫn là chưa đủ trước vô vàn công việc với các nhiệm vụ phải hiện đại hóa, huấn luyện, duy trì và dỡ bỏ vũ khí hạt nhân. Giống như các lực lượng vũ trang còn lại khác, hải quân Nga cũng bị đau đầu về những khoản chi phí làm giới hạn khả năng tiến hành những lần tu sửa thường kỳ cần thiết đối với các tàu ngầm đang hoạt động và thậm chí chỉ là duy trì chúng ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Mặc dù Hải quân Nga cơ bản đều đã hoàn tất quá trình nâng cấp 6 tàu ngầm SSBN lớp Delta IV còn lại đang hoạt động.
Họ hi vọng trước năm 2013 có thể giải tán phần lớn số các tàu ngầm Delta III còn lại. Cứ cho là có những vấn đề gặp phải trong các lần bắn thử nghiệm của tên lửa đạn đạo Bulava mới đang được phát triển cho các tàu ngầm nguyên tử chiến lược lớp Borey mới thì vẫn có nhiều khả năng tỉ lệ những tàu ngầm phải loại bỏ sẽ nhiều hơn số cần được hiện đại hóa. Một vấn đề cơ bản khác của hải quân Nga là gánh nặng do những phán quyết chính trị trước kia và gần đây để lại. Những phán quyết này đặt ra những mục tiêu quá tham vọng mà khả năng tài chính hiện tại không thể kham nổi. Đây là vấn đề chính của hạm đội SSBN.
Có một nghịch lý là, chính giai đoạn suy thoái lâu dài này đã giúp Nga tối ưu hóa hạm đội tàu ngầm và làm cho nó trở nên hiệu quả hơn về mặt chi phí. Các chương trình sắp tới sẽ tập trung vào phát triển thế hệ tàu ngầm nhỏ hơn, chi phí thấp hơn nhưng lại có hiệu quả tác chiến cao với công nghệ tiên tiến nhất.
Hạm đội tàu ngầm chiến lược SSBN mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đang bộc lộ nhiều điểm yếu. Hiện Nga có 16 tàu ngầm loại này và trong tương lai sẽ còn bị co lại một khi số tàu ngầm lớp Delta III không còn được sử dụng nữa. Những chiếc tàu ngầm loại SSBN lớn nhất và cũng đắt nhất trên thế giới (thuộc dự án 941 Akula (NATO gọi là Typhoon) đang gần bờ vực tuyệt chủng khi chỉ còn một trong ba chiếc còn lại là Dmitry Donskoy hiện đang được sử dụng làm thử nghiệm cho tên lửa Bulava. Dự án tàu ngầm hiện đại lớp 667BDRM Delfin (Delfin IV), sức mạnh chính của hạm đội SSNB chỉ còn lại 6 chiếc trong khi người tiền nhiệm của nó là Kalmar thuộc Dự án 667BDR (Delta III) chỉ còn 5 chiếc. Quá trình hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm SSNB gần như giậm chân tại chỗ cho đến vài năm trở lại đây.
(Còn nữa)
Theo ANTD
Một máy bay Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp
Chiếc máy bay phải hạ cánh khẩn cấp khi phát hiện một bọc kim loại đáng ngờ.
Một máy bay chở khách của hàng Hàng không Delta Airlines, Mỹ đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay John F. Kennedy (JFK) tại New York sau khi phát hiện một bọc dây kim loại đáng ngờ trên khoang.
Một chiếc Boeing 767-300 của Công ty hàng không Delta Airlines, Mỹ (Ảnh: Tân Hoa xã)
Hãng tin Reuters của Anh dẫn nguồn tin nhà chức trách sân bay JFK cho biết, bọc dây kim loại này được phát hiện trong toilet và không phải là một trang thiết bị của máy bay. Theo nguồn tin, bọc kim loại này được tìm thấy khi máy bay vừa cất cánh từ sân bay JFK để tới Madrid (Tây Ban Nha). Một người đàn ông gốc Trung Đông và một phụ nữ quốc tịch Argentina bị tạm giữ vì nghi ngờ có liên quan../.Theo VOV
Mỹ phóng vệ tinh bí mật vào vũ trụ Ngày 29/6, Mỹ đã phóng tên lửa đẩy hạng nặng không người lái Delta 4 từ căn cứ không quân tại Canaveral, bang Florida, để đưa một vệ tinh bí mật lên vũ trụ. Tên lửa đẩy Delta - 4 Mục đích phóng vệ tinh này không được tiết lộ, song đây là vệ tinh của Cơ quan Do thám quốc gia Mỹ...