Đâu là sự thật chuyện uống nước tiểu chữa ung thư?
Thông tin có một số người bị ung thư khỏi bệnh nhờ uống nước tiểu của chính mình ở xã Giao Tân, Giao Thủy (Nam Định) đã làm xôn xao dư luận. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Đông và Tây y thì đây là chuyện hoang đường.
Nước tiểu là cặn bã lọc thải từ thận
TS.BS Lê Thị Thanh Nhạn, trưởng khoa Thận, Tiết niệu, Học viện YDHCT Việt Nam cho biết, đã nghe chuyện uống nước tiểu chữa bệnh khoảng chục năm nay. Tuy nhiên khoa học chưa chứng minh và ghi nhận trường hợp nào chữa bệnh bằng nước tiểu.
Người phụ nữ này khẳng định chính những cốc nước tiểu này đã giúp bà thoát khỏi lưỡi hái thần chết
Uống nước tiểu nhiều có thể bị suy tim
Ông Đặng Thế Căn, nguyên phó giám đốc Bệnh viện K cho biết, dùng nước tiểu chữa ung thư hoặc một số bệnh khác không phải bây giờ mới đề cập. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp chữa bệnh bằng niềm tin: Tin vào điều gì đó, làm theo một cách miệt mài, và lại tự cho rằng mình đỡ, khỏi, khỏe hơn.
Video đang HOT
Thực tế bệnh ung thư hay một số bệnh mãn tính, chúng ta có thể cải thiện đến một mức nào đó bằng chế độ dinh dưỡng và tâm lý. Còn việc khỏi ung thư bằng nước tiểu thì cần phải xác minh trước và trong quá trình điều trị, tiến triển như thế nào.
một số người có hiện tượng này thì cần xem lại quá trình chẩn đoán bệnh. Mặt khác, nước tiểu chủ yếu là các ion và Natri. Nếu người nào thiếu ion, thiếu máu thì có thể nó bổ sung một phần, nhưng nếu uống thường xuyên sẽ gây thừa ion, rối loạn nhịp tim. Đặc biệt, những người bị bệnh tim mạch có nguy cơ suy tim cao hơn, những người bị cao huyết áp, bệnh sẽ càng nặng hơn vì thừa lượng muối (Natri).
Nước tiểu có 2 tác dụng
TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam nhấn mạnh rằng, nước tiểu chỉ là nước thải, cũng như rác thải mà thôi. Tuy nhiên, tại sao có sự tuyên truyền nước tiểu chữa được ung thư, thậm chí chữa bách bệnh là xuất phát từ năm 1960, ở Mỹ cho ra cuốn sách tuyên truyền quảng bá tác dụng của nước tiểu.
Năm 1980, Nhà Xuất bản Đà Nẵng có biên dịch nhưng sau đó Bộ Y tế đã cấm xuất bản. Theo Đông y, nước tiểu có 2 tác dụng là: Người phụ nữ sau sinh uống nước tiểu trẻ con để chữa co tử cung, cầm máu. Thứ hai là chữa kinh nguyệt không đều bằng cách xao củ gấu với nước tiểu. Tuy nhiên, 2 cách này thời xưa khi chúng ta không có thuốc, khoa học chưa phát triển mới dùng đến, còn hiện nay không ai dùng.
Theo Bee
Ung thư không phải lúc nào cũng chết!
Ngày nay, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh ung thư đều có suy nghĩ mình sẽ chết. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên, đừng quá bi quan vì không phải ai bị ung thư cũng chết và hễ bị ung thư ở giai đoạn nào cũng "ra đi"
Câu chuyện của những người trong cuộc
Khi biết tin mình mắc bệnh ung thư dạ dày, bác Vinh rất "sốc". Hành động đầu tiên mà bác làm là chuyển toàn bộ giấy tờ tài sản sang cho vợ đứng tên. Vì thật sự, bác rất sợ sẽ ra đi nửa chừng. Sau đó, bác tìm đến bác sĩ để nghe tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị cho mình. Khác hẳn với khi vừa biết tin, những ngày sau đó bác bình thản trước căn bệnh, sống vui vẻ lạc quan, tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sĩ và áp dụng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mình. Nhờ đó mà sau hai lần xạ trị, bệnh của bác đã dần thuyên giảm, lấy lại cân nặng trước đó.
Cùng tâm trạng với bác Vinh là bác Tùng. Ông cũng mang căn bệnh ung thư dạ dày và cũng cuống cuồng lo sợ vì nghĩ rằng "ông trời gọi đến mình". Sau khi được thông báo bệnh, bác hoang mang không biết thời gian sắp tới sẽ ra sao, cần phải điều trị như thế nào? Đang lo lắng thì bác được một người cháu giới thiệu cho phương thuốc dân gian: uống bông đu đủ đực. Bác uống được khoảng một tuần cũng không thấy hết đau. Ngay lúc đó, một người quen giới thiệu uống nước lá trinh nữ hoàng cung, bác cũng thực hành. Nhưng rồi kết quả vẫn không thuyên giảm cho dù bác không còn cảm giác đau âm ỉ nữa. Không thể đem mạng sống chơi trò may rủi, bác quyết định vào bệnh viện và xin mổ. Sau phẫu thuật, bác sống lạc quan, giữ tinh thần thoải mái và cũng áp dụng một chế độ ăn uống dành cho người bệnh. Chia sẻ với mọi người, bác khoe sau phẫu thuật 3 tháng đã tăng được gần 6 kg.
Việt Nam đã điều trị khỏi bệnh cho 50% bệnh nhân bị ung thư ở giai đoạn 1, 2 và 3
Phó GS-TS Phạm Gia Hiền, Chủ tịch hội đồng Bệnh viện K, Ủy viên Ban chấp hành Hội Ung thư, khẳng định như vậy tại buổi hội thảo "Dinh dưỡng dành cho người bị bệnh ung thư". Hiện nay, phác đồ cũng như phương tiện máy móc điều trị ung thư ở nước ta không hề thua kém các nước trên thế giới. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như trên, bệnh nhân cần có thái độ hợp tác với phương pháp điều trị mà bác sĩ đưa ra. Bên cạnh đó, thái độ sống lạc quan và dinh dưỡng trong quá trình mang bệnh cũng góp phần không nhỏ mang lại thành công cho quá trình điều trị. Ông cũng đưa ra khuyến cáo, để có thể điều trị dứt bệnh ở những giai đoạn này, hiện nay chỉ có Tây y là thực hiện được, còn lại hầu hết chỉ là điều trị mang tính tạm thời như tăng cường sinh lực... Vì vậy, khi mắc bệnh, bệnh nhân không nên quá bi quan, cần bình tĩnh nghe tư vấn của bác sĩ để chọn cho mình một phương pháp điều trị tốt, tránh tin vào những phương thức chữa bệnh sai lệch để khi tìm đến sự điều trị chuyên môn thì cơ hội không còn nữa.
GS.TS Hiền cũng thừa nhận, hiện nay có nhiều người Việt ra nước ngoài điều trị trong khi nền y học của chúng ta vẫn đáp ứng được. Sỡ dĩ có tình trạng này là do lượng bệnh nhân quá đông đã khiến thời gian trao đổi, tư vấn... giữa người bệnh và bác sĩ quá ít, người bệnh không hài lòng về quỹ thời gian quá ít ỏi mà bác sĩ dành cho họ khi họ muốn biết về "cái chết được báo trước này".
Nguyên Hạnh
Dinh dưỡng góp phần quan trọng trong quá trình điều trị
Khi được chẩn đoán bị ung thư, hầu hết người bệnh đều cảm thấy đau đớn và khó chịu. Kết quả này có thể dẫn đến những việc làm thiếu nhận thức của bệnh nhân như sống bi quan, chán nản, bỏ ăn... Trên thế giới, 80% người bệnh ung thư có dấu hiệu sụt cân tại một số thời điểm trong quá trình bệnh. Tại Việt Nam, 80% bệnh nhân ung thư được chẩn đoán muộn nên sụt cân và suy dinh dưỡng càng nặng nề hơn. Một số hậu quả của suy dinh dưỡng và sụt cân: làm giảm đáp ứng với điều trị, giảm chất lượng sống, tăng biến chứng nhiễm trùng, tăng thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tái nhập viện và tăng tỷ lệ tử vong... Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa thường đưa ra lời khuyên, người bệnh cần có một chế độ ăn uống đảm bảo, hỗ trợ cho sức khỏe trong quá trình điều trị căn bệnh nan y này.
Theo PNO
Tác dụng tuyệt vời của trà sâm Ngoài vị ngon miệng, trà sâm còn là một vị thuốc phổ biến trong khu vực châu Á vì tác dụng của chúng rất tốt cho sức khỏe con người. Từ ngàn năm nay, trà sâm là thức uống phổ biến trong khu vực châu Á. Đặc biệt là nhân sâm - một loại sâm chứa nhiều chất ginsenosides được coi là có...