Đâu là phân khúc bất động sản sẽ “hồi sinh” cùng làn sóng đầu tư?
Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản (VARS), mặc dù biến động trồi sụt của nền kinh tế do ảnh hưởng dịch bệnh, nhưng bất động sản công nghiệp Việt Nam vẫn là phân khúc tăng trưởng mạnh mẽ và bền bỉ trong nhiều năm trở lại đây.
Năm 2021, bất chấp sức tàn phá của dịch Covid-19, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt trên 31 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020; trong đó, riêng lĩnh vực bất động sản đạt 2,6 tỷ USD.
Điểm sáng của thị trường vẫn là phân khúc bất động sản công nghiệp. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản (VARS), mặc dù biến động trồi sụt của nền kinh tế do ảnh hưởng dịch bệnh, nhưng bất động sản công nghiệp Việt Nam vẫn là phân khúc tăng trưởng mạnh mẽ và bền bỉ trong nhiều năm trở lại đây.
VARS cho hay, Vinhomes IZ – Công ty con thuộc lĩnh vực bất động sản công nghiệp của Vinhomes đã tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 18.500 tỷ đồng chỉ trong 2 năm, gần gấp đôi con số 10.000 tỷ đồng được dự kiến trước đó.
Cùng đó, trong chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ mới đây của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, người đứng đầu Chính phủ đã có nhiều cuộc gặp với các doanh nghiệp lớn tại đây và đón nhận nhiều thông tin tích cực.
Điển hình như việc Giám đốc điều hành Apple Tim Cook cho biết, hãng mong muốn mở rộng chuỗi cung ứng, phối hợp với các doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia vào chuỗi giá trị của Apple.
Bên cạnh đó, quý I/2022, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine cùng với chính sách “zero Covid” của Trung Quốc khiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng; chuỗi sản xuất đứt gãy, chi phí và thời gian vận tải tăng cao… Qua đó, thúc đẩy nhu cầu cao về kho bãi và nhà xưởng ngay tại các thị trường tiêu thụ, VARS đưa ra nhận xét.
Trong khi đó, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định, sức mua lớn cùng những chính sách ưu đãi từ Chính phủ giúp Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến mới của các doanh nghiệp sản xuất đa quốc gia.
Đến cuối năm 2022, Bình Dương và Đồng Nai sẽ có thêm 2 Khu công nghiệp mới là VSIP III và AMATA Long Thành hoàn thành hạ tầng và sẵn sàng cho thuê. VSIP III vừa khởi công vào nửa cuối tháng 3/2022 thì Tập đoàn Lego (Đan Mạch) đã đăng ký xây nhà máy trị giá 1 tỷ USD.
Về thị trường nhà xưởng xây sẵn và nhà kho phía Nam cũng có nhiều dự án được xây dựng và sẽ hoàn thành trong năm 2022 với những cái tên nổi bật như: SLP, BWID, Khu công nghiệp Việt Nam, JD.com…, cung cấp cho thị trường thêm khoảng 800.000 m2 diện tích kho xưởng.
Nhu cầu lớn khiến tỷ lệ lấp đầy các Khu công nghiệp phía Nam luôn duy trì ở mức cao (90%), mức giá thuê ổn định nhờ sự tăng trưởng nguồn cung. Riêng tỉnh Long An, nhờ giao thông thuận tiện kết nối từ TP.HCM nên mức giá cho thuê nhà xưởng tăng mạnh so với cùng kỳ từ 21 – 45%.
Video đang HOT
Các ngành đang có nhu cầu nhà xưởng lớn bao gồm: Kho vận, điện tử, nội thất và thiết bị y tế. Tại khu vực phía Bắc, thị trường bất động sản công nghiệp cũng diễn biến tương tự với tỷ lệ lấp đầy tiếp tục duy trì mức cao ngay trong điều kiện nguồn cung không ngừng mở rộng.
Cụ thể, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp quý I/2022 khu vực phía Bắc đạt 85%, tăng 5 điểm phần trăm so với cùng kỳ, nhà xưởng xây sẵn đạt 98%.
Theo Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), tính đến giữa tháng 2/2022, khu vực miền Bắc đang có khoảng 63,5 nghìn ha đất công nghiệp được đưa vào quy hoạch với 238 khu, cụm công nghiệp đã hoạt động và đang được xây dựng.
Chia sẻ về những khu vực có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp tại Việt Nam, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội nhận xét: “Thị trường Việt Nam chứa đựng sẵn nhiều yếu tố đầu tư hấp dẫn. Tuy nhân, các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh cao để tìm kiếm địa điểm phù hợp. Bất động sản công nghiệp vẫn còn tập trung nhiều tại các địa bàn lân cận khu đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM và có kết nối thuận tiện với sân bay, bến cảng. Điều này đã khiến nguồn cung tại các khu vực này trở nên khan hiếm và đồng thời đẩy giá đất tăng cao”.
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội.
Tùy vào đặc tính của từng ngành, nhà đầu tư sẽ tìm thấy những cơ hội và lợi thế phát triển khác nhau ở rộng khắp Việt Nam. Chuyên gia Savills cho biết mỗi lĩnh vực sẽ có những yêu cầu riêng. Nhiều doanh nghiệp ưu tiên các tiêu chí về diện tích lớn, giá đất thấp, và khả năng tiếp cận đến cảng biển, sân bay. Bởi vậy, để tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư tại các tỉnh, Việt Nam cần hoàn thiện mạng lưới giao thông, cải thiện cơ sở hạ tầng cũng như ban hành các chính sách hỗ trợ kinh tế. Từ đó, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất sẽ được trải đều qua các địa phương trên cả nước.
“Trong thời gian qua, các đơn vị phát triển bất động sản đã nắm được khoảng trống về nguồn cung và đang bổ sung thêm sản phẩm trong thị trường. Nhờ vậy, doanh nghiệp sản xuất sẽ có thêm nhiều lựa chọn khi hoạt động tại Việt Nam. Tuy vậy, nhà đầu tư vẫn cần phải xem xét các yếu tố môi trường khác nhau và ghé thăm những địa điểm mà họ muốn triển khai. Quá trình nghiên cứu sẽ cần một khoảng thời gian nhất định và đây là điều mà những nhà cung cấp dịch vụ có thể mang đến cho các doanh nghiệp”, ông Matthew chia sẻ thêm.
"Quay cuồng" với đất ven biển, miền núi : Lấp ló những hệ lụy
Trong cơn "quay cuồng" với đất, không phải người bán nào cũng chạm đến giấc mơ đổi đời, không phải nhà đầu tư nào cũng "lướt sóng" thành công, không phải "cò" đất nào cũng dễ kiếm tiền.
Tình trạng sốt đất ở các tỉnh ven biển, miền núi đã kéo theo việc nhà nhà, người người dắt nhau làm "cò" đất. Thậm chí, nhiều trường hợp bỏ công việc ổn định trong công xưởng, doanh nghiệp lớn hay công sở với thu nhập ổn định để làm "cò", rồi người thì nợ nần, kẻ thất nghiệp.
"Cò gãy cánh"
Trong số những người "ôm hận" vì lao theo cơn sốt đất ở tỉnh Quảng Ngãi, éo le nhất có lẽ là trường hợp anh N.M.T (ngụ TP Quảng Ngãi).
T. kể trước kia, anh vốn là công nhân, dù thu nhập không cao nhưng cũng đủ trang trải cuộc sống. "Khi môi giới thành công được vài trường hợp, thấy nhà đầu tư "lướt sóng" thu về bộn tiền, tôi liền nghĩ tại sao mình không làm theo? Bi kịch bắt đầu từ đó" - anh buồn bã.
Các điểm giao dịch bất động sản mọc lên khắp nơi ở TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Ở những nơi này, đất ven biển xuất hiện dày đặc trên bảng thông tin mua bán .Ảnh: TỬ TRỰC
Kết quả, sau 8 tháng làm "cò" kiêm nhà đầu tư "lướt sóng", giấy tờ căn nhà nhỏ của anh T. ở TP Quảng Ngãi đã "chui" vào ngân hàng. "Giờ việc này quá bấp bênh vì ai cũng làm "cò" nên vợ chồng tôi lục đục suốt, nguy cơ tan vỡ vì tôi không nghe lời vợ an phận mà lao theo cơn sốt đất" - anh T. than vãn và mơ cuộc sống lại được như ngày còn làm công nhân.
Ở tỉnh Nghệ An, nhắc đến trường hợp anh Lê Văn N. (trú TP Vinh), người thân và bạn bè không khỏi tiếc cho quyết định chuyển nghề sai lầm của anh. Tốt nghiệp đại học loại giỏi, anh T. được tuyển vào một công ty lớn ở TP Vinh và sau vài năm đã lên quản lý với thu nhập khá ổn định 18 triệu đồng/tháng. Đầu năm 2021, thấy giá đất tăng, nghe theo một số người bạn, anh quyết định nghỉ việc, tham gia môi giới bất động sản.
"Mấy tháng đầu công việc khá suôn sẻ, môi giới thành công một số lô đất, tôi kiếm được tiền hoa hồng hơn 100 triệu đồng. Thấy dễ kiếm tiền, cuối năm 2021, ngoài việc môi giới, tôi còn vay mượn gần 2 tỉ đồng để hùn với một số anh em khác "ôm" mấy lô đất chờ lên giá. Ai ngờ, sau đó giá đất giảm, tôi chịu lỗ rao bán nhưng không ai mua" - N. kể. Anh cho hay do thất nghiệp, mỗi tháng lại phải trả hơn 10 triệu đồng tiền lãi suất ngân hàng nên có lúc phải vay nóng.
Những con đường nhựa mở ra với chiêu trò hiến đất làm đường ở tỉnh Lâm Đồng, giờ đang im ỉm, đất hai bên đường hoang hóa, cỏ mọc um tùm .Ảnh: ĐÌNH THI
"Ôm" khu đất "khủng" bằng số tiền lãi do làm môi giới và "lướt sóng" nhà đất cộng với vay mượn, anh N.V.M - một công chức ở tỉnh Khánh Hòa - như đang ngồi trên lửa. Theo M., ban đầu anh hùn vốn với mấy người bạn mua đất ở Ninh Hòa với giá thấp, sau đó dựa vào đợt sốt mà bán. Chỉ trong 2 tháng, nhóm của M. mỗi người góp từ 100-300 triệu đồng đã có lợi nhuận từ việc bán đất từ 30-100 triệu đồng.
Sau khi môi giới và "lướt sóng" vài lô đất, M. đã cầm cố nhà cửa để lấy vốn góp mua hơn 10.000 m2 đất rừng ở huyện Khánh Vĩnh và phân lô bán nền. Tuy nhiên, hiện nay, với việc siết chặt tình trạng phân lô bán nền, chuyện "kinh doanh" đất đai của M. đình trệ nên lãi suất từ khoản vay đang khiến anh đứng ngồi không yên.
Cũng như anh T., bây giờ, cả anh N. và anh M. chỉ ước có cuộc sống như ngày xưa.
"Ôm hận" sau nhận cọc
Không chỉ hàng loạt "cò gãy cánh", trong cơn sốt đất ở những địa phương miền biển, miền núi, nhiều chủ đất không những không đạt được giấc mộng đổi đời mà còn đối diện nợ nần chồng chất vì bị lừa hoặc lấy tiền cọc để xây nhà trong khi người mua thì bóng chim, tăm cá.
Tại thôn Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong thời gian diễn ra sốt đất, nhiều hộ dân được những người môi giới cọc từ 100-200 triệu đồng để mua đất nhưng rồi lại "thả nổi".
"Một số hộ ở thôn Hà Tây sau khi nhận tiền đặt cọc đã mua vật liệu xây dựng, thuê thợ làm nhà ở. Tuy nhiên, đến nay đã vài tháng trôi qua, người mua vẫn chưa chồng đủ tiền nên bà con đang lâm cảnh tiến thoái lưỡng nan. Móng nhà đã xây rồi nhưng đất vẫn chưa bán được nên họ đành phải vay mượn thêm để hoàn thành công trình" - ông Phan Bội Châu, Phó Ban Công tác mặt trận thôn Hà Tây, cho biết. Ông dự đoán sẽ có nhiều người phải bán nhà để trả nợ.
Hậu quả nặng nề do sốt đất gây ra đối với các chủ đất còn xảy ra ở xã Cư Suê, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk. Đây là một trong những khu vực sốt đất bậc nhất tỉnh Đắk Lắk thời gian qua do có thông tin xã này sẽ sáp nhập về TP Buôn Ma Thuột. Trong đó, một số đối tượng sau khi đặt cọc, tự nhận tách thửa đất, sang tên rồi tách toàn bộ đất thổ cư vào sổ của mình hoặc cầm giấy tờ đất đai và trốn mất.
Ông Y Hoa Niê - trưởng buôn Sút M'đưng, xã Cư Suê - cho biết trong buôn có hơn 120 hộ đã bán đất, trong đó có 4 hộ bị lừa lấy hết đất thổ cư. Nguyên nhân là do thiếu hiểu biết, người dân không kiểm tra kỹ hợp đồng khi công chứng nên bị người mua lừa. Đa số các hộ bán đất đều có hoàn cảnh khó khăn. "Giờ họ chỉ mong các cơ quan chức năng vào cuộc "giải cứu" mà thôi" - ông Y Hoa Niê bày tỏ.
Lãng phí nghiêm trọng
Tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như TP Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, huyện Lâm Hà, huyện Lạc Dương..., sau cơn sốt đất, nhiều người đã mua bán, chuyển nhượng qua nhiều đời chủ, đẩy giá đất tăng chóng mặt dù vị trí nằm sâu trong rừng, đồi núi cao... Thế nhưng, sau khi vi phạm bị phát hiện, những khu đất này trở thành những bãi đất hoang tàn. Hệ lụy phân lô bán nền hiện rõ trên từng bãi đất, căn nhà hoang hóa.
Đi dọc Quốc lộ 20, đoạn qua xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, người ta không khó chứng kiến những khu đất bạt ngàn nhưng lại gần như bị bỏ hoang. Những khu đất này trước đây được thu gom để "hô biến" thành các dự án phân lô bán nền được quảng cáo vô cùng hấp dẫn.
"Ở đây, nhiều người không có đất canh tác, phải bỏ xứ đi làm thuê, làm mướn. Trong khi đó, hàng chục, hàng trăm hecta đất bị bỏ hoang thế này thì thật quá lãng phí" - ông Nguyễn Văn Trung - ngụ xã Lộc An, huyện Bảo Lâm - băn khoăn. Ông mong các cơ quan chức năng sớm có giải pháp nhằm khai phóng nguồn lực đất đai để địa phương có thêm điều kiện phát triển.
Còn ở xã Cư Suê, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk, ngoài việc nhiều chủ đất bị lừa thì hệ lụy để lại sau cơn sốt đất chính là đất đai bị bỏ hoang bởi người mua chỉ quây lại rồi để đó. Hay ở Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, UBND huyện cho hay tình trạng chuyển nhượng đất nông nghiệp diễn ra ồ ạt và bị "thổi" lên quá cao dẫn đến nhiều hệ lụy. Đất nông nghiệp ngày càng ít, trong khi địa phương là huyện đảo nên cần sự tự lực trong canh tác rất lớn.
Hiện tượng lạ của thị trường bất động sản Thị trường căn hộ khan hiếm nguồn cung trầm trọng, do đó đã xuất hiện hiện tượng lạ tại phân khúc căn hộ gây nhiễu loạn giá cả. Giá nhà sơ cấp ở một số dự án cao hơn nhiều so với giá bán thứ cấp, đi ngược quy luật thị trường. Ảnh minh họa. Hiện tượng lạ của bất động sản Trong...