Đâu là nguyên nhân khiến Tào Tháo dù mất 40 năm vẫn không thống nhất được Trung Nguyên? (P2)
Những nguyên nhân căn cốt sâu xa sẽ được tiết lộ để thấy một cái nhìn toàn diện hơn trong hành trình 40 năm của Tào Tháo khi theo đuổi giấc mộng thống nhất thiên hạ.
Ở phần trước, các game thủ đã cùng luận bàn về đại chiến Xích Bích, là một trong những nguyên nhân lớn nhất cản đường thống nhất giang sơn của Tào Tháo, ở phần cuối này sẽ hé lộ những nguyên nhân tổng quát hơn nhưng cũng rất cụ thể về một trong những nhân vật lớn và có tầm ảnh hưởng hàng đầu trong Tam Quốc: Lưu Bị
Tào Tháo và Lưu Bị
Nguyên nhân “thất bại” thứ hai của Tào Tháo không ai khác ngoài Lưu Bị. Lưu Bị giao đấu với Tào Tháo nhiều năm, nhưng luôn ở thế bị động, cuối cùng phải rút chạy. Tuy nhiên, đến năm Kiến An thứ 13, Lưu Bị đã hoàn toàn thay đổi diện mạo. Mưu thần số 1 Gia Cát Lượng không chỉ thuyết phục được Tôn Quyền liên minh kháng Tào, mà còn thiết lập được liên minh ngoại giao bình đẳng với Đông Ngô.
Đặc biệt, điểm thứ 2 là điều vô cùng quan trọng, bởi vị thế ngoại giao với Đông Ngô giúp Lưu Bị thoát khỏi vị trí “lệ thuộc” vào thế lực quân phiệt địa phương giống như nhiều năm trước đó, mà nắm trong tay quyền lực và địa bàn thực tế.
Hán Chiêu Liệt Đế Lưu Bị từng bị Tào Tháo “lờ đi” trong cuộc “nấu rượu luận anh hùng”. Điều này khiến Tào trả giá đắt.
Sau thắng lợi của liên minh Lưu – Tôn ở Xích Bích, Lưu Bị từ chỗ “cùng đường” đã chuyển bại thành thắng, chiếm cứ Kinh Châu – Tương Dương, đặt nền móng “tam phân thiên hạ”. Nếu không có Lưu Bị tham gia và thiết lập liên minh, thì cho dù Tào Tháo có thất bại trước Tôn Quyền tại Xích Bích, ông vẫn còn cơ hội lật ngược thế cờ sau này.
Tuy nhiên, do thế lực của Lưu Bị bất ngờ vươn lên mạnh mẽ và hình thành thế “chân vạc”, khiến Ngụy – Thục – Ngô kìm hãm lẫn nhau, gây trở ngại rất lớn cho nỗ lực phá vỡ thế cân bằng của bất cứ bên nào. Ví dụ, năm Kiến Án thứ 20, vốn Ngô – Thục chuẩn bị đánh nhau giành Kinh Châu, nhưng việc Trương Lỗ đầu hàng Tào Tháo lập tức khiến 2 nhà “vạch lại chiến tuyến”, “bắt tay” chĩa múi giáo về Tào Ngụy.
Ở một khía cạnh khác, trận Xích Bích là một trong những điển tích nổi tiếng nhất trong mọi game có đề tài Tam Quốc, đặc biệt trong Tào Tháo Truyện Mobile địa danh này được tái hiện lại theo phong cách chiến thuật card battle cực kì mới lạ trong phụ bản Doanh Chiến giúp game thủ lên ngôi vị Hoàng Đế. Trò chơi dự kiến sẽ ra mắt cuối tháng 10 này, game thủ quan tâm có thể theo dõi fanpage tại: fb.com/TaoThaoTruyenVN
Lưu Bị lập tức trở về giữ Thục Trung, trong khi Tôn Quyền dẫn 10 vạn quân vây đánh Hợp Phì. Tiếc rằng, Tôn Quyền thất bại trước 7.000 binh sĩ của Trương Liêu. Thực tế, dù Tôn Quyền không làm được gì nhiều, nhưng Lưu Bị lại khiến Tào khốn đốn. Ông từng gửi “quà biếu” quý giá tặng Gia Cát Lượng, nhưng “mất bò mới lo làm chuồng” thì tình thế đã quá muộn. Sai lầm của Tào Tháo khi loại Lưu Bị khỏi cuộc “nấu rượu luận anh hùng”, lúc này mới thấy hậu quả.
Tào Tháo chỉ một nước cờ sai lầm, đã tự chặn đường tiến lên của chính mình
Khi cục diện “tam phân thiên hạ” đã định hình, bất cứ bên nào cũng rất khó phá vỡ thế cân bằng. Lúc này, cơ hội thống nhất thiên hạ của Tào Tháo gần như đã kết thúc. Việc Trương Lỗ đầu hàng Tào Tháo vốn là một lợi thế rất lớn cho ông, cho phép Tào lựa chọn tiếp tục tiến quân vào đất Thục theo kiến nghị của Tư Mã Ý. Khi ấy, Lưu Bị mới giành được Ích Châu, căn cơ chưa ổn, Tào Tháo hoàn toàn có thể mượn sức Hán Trung để thôn tính Tây Xuyên, khiến thế lực Lưu Bị “lập tức tan rã”.
Nhưng, có thể do chưa quên “bài học” Xích Bích, đồng thời cũng không hy vọng quân địch “tự tan rã”, cộng thêm việc Lưu Bị rút về từ Kinh Châu và Tôn Quyền vây ráp Hợp Phì, cho nên cuối cùng Tào Tháo lựa chọn biện pháp an toàn. Tào Mạnh Đức lại một lần nữa lui về, an dưỡng lực lượng chờ đợi thời cơ. Không ngờ, 4 năm sau Lưu Bị phản công chiếm lại Hán Trung. Mất Hán Trung được 2 năm thì Tào Tháo cũng qua đời.
Vì sao mưu tính của Tào Tháo thành công cốc chỉ trong 4 năm?
Năm Kiến An thứ 18, Tào Tháo được phong Ngụy Công. Trọng tâm hoạt động của ông sau giai đoạn này chuyển sang lĩnh vực chính trị. Cùng với tuổi tác cao dần, Tào Tháo buộc phải dồn tâm sức để dọn đường cho công cuộc “thay Hán triều” của con trai Tào Phi, bởi bản thân ông vẫn không thể thoát khỏi quan niệm “trung hiếu Cần Vương”.
Bởi việc xưng Ngụy Công, Tào Tháo đã mất đi mưu sĩ quan trọng là Tuân Úc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết sách quân sự của Ngụy. Bên cạnh đó, trong những năm cầm quyền, Tào Tháo không tạo được “sức hút” để liên kết các thế lực địa phương dưới cờ của mình. Mặc dù các lực lượng cát cứ Trung Nguyên quy phục Tào Ngụy sau khi Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu và Lưu Bị, song các nơi khác như Kinh Châu, Ích Châu, Giang Đông vốn không hề “để Tào Tháo trong mắt”.
Khổng Minh – Lưu Bị: Cặp đôi quần thần đã đánh bại mọi toan tính của Tào Tháo
Video đang HOT
Lưu Bị, Tôn Quyền “được lòng” giới nhân sĩ Trung Nguyên nhiều hơn Tào Tháo. Gia Cát Lượng là ví dụ điển hình. Trong khi đó, Lưu Bị và Tôn Quyền lại thực hiện khá tốt công tác tuyên truyền và thu hút sự ủng hộ của các tập đoàn lớn có thế lực.
Ví dụ, Gia Cát Lượng vốn xuất thân từ sĩ tộc Lang Gia và có nhiều mối quan hệ với giới nhân sĩ Kinh Châu – Tương Dương. Lưu Bị là nhân vật “ngoại lai”, có thể ổn định Kinh – Tương phần nhiều nhờ vào mạng lưới quan hệ của Khổng Minh, Bàng Thống, Mã Lương… trong khu vực, qua đó lập tức có bước chuyển mình thành một thế lực lớn.
Tào Tháo muốn “dẹp ngoài”, trước hết phải “yên trong”. Song vấn đề nội chính Tào Ngụy – Đông Hán đủ khiến ông hao tâm tốn sức, chưa kể Lưu Bị và Tôn Quyền đều không phải đối thủ có thể đánh bại “một sớm một chiều”. Vì vậy, trước sức ép tuổi tác và “cục diện đã định”, cho dù “nhất đại kiêu hùng” Tào Mạnh Đức có tham vọng đến mấy cũng không còn cách nào nhất thống thiên hạ được nữa.
Theo Soha News
Tào Tháo, Tôn Quyền, Lưu Bị - 3 thế lực tạo nên cục diện Binh Pháp 3D
Ngô Vương - Tôn Quyền, Thục Vương - Lưu Bị, Ngụy Vương - Tào Tháo, cả 3 người này đều xưng đế. Thiên hạ chia ba, mỗi người quản cai một phương. Hãy cùng khám phá sức mạnh của 3 đế vương này trong Binh Pháp 3D.
Binh Pháp 3D vừa chính thức công phá làng game Việt một thời gian ngắn và nhanh chóng thu hút sự quan tâm lớn của game thủ nhờ vào lối chơi dàn trận thời gian thực hấp dẫn, hệ thống Công thành - Quốc chiến đồ sộ chưa từng thấy với hơn 400 thành trì. Ngoài ra đồ họa 3D tươi sáng, sống động cũng là một điểm nhấn khiến Binh Pháp 3D khác biệt so với một số tựa game Tam Quốc khác ra mắt cùng thời điểm.
Để quyết định yếu tố thành bại, việc lựa chọn cho mình danh tướng phù hợp là vô cùng quan trọng. Hãy cùng khám phá sức mạnh của 3 đế vương, đại diện cho 3 nước Ngụy, Thục, Ngô này.
Tào Tháo
Tào Tháo có công lớn trong dẹp loạn Khăn Vàng và Đổng Trác, lần lượt đánh bại các thế lực Lữ Bố, Viên Thiệu. Năm 216 Tào Tháo ép Hán Hiến Đế phong làm Ngụy Vương, Ngụy Quốc bắt đầu từ đây
Kỹ năng:
- Hùng tâm kẻ bá: Kỹ năng tăng Công, Thủ của toàn quân phe ta.
- Truyền lệnh Chư hầu: Tăng Công quân phe ta. Thống soái tăng hiệu quả kỹ năng.
- Truyền lệnh Chư hầu I: Cứ tăng 1 điểm thống soái có thể tăng thêm võ dũng
Duyên phận:
- Tam phân: Tào Tháo ra trận cùng Lưu Bị, Tôn Quyền tăng bạo Cung 8%
- Đài Đồng Tước: Tào Tháo ra trận cùng Chân Cơ, Đại Kiều, Tiểu Kiều tăng HP 3%
- Công thần: Tào Tháo ra trận cùng Hạ Hầu Đôn tăng HP 3%
- Phụ Tử: Tào Tháo ra trận cùng Tào Sảng tăng miễn Cung 10%
- Đao Ỷ Thiên: Tào Tháo trang bị Ỷ Thiên Kiếm tăng Công 3%
- Nhất kỵ Tuyệt Trần: Tào Tháo trang bị Phi Điện tăng Thủ 3%
Tôn Quyền
Hoàng Đế khai quốc của Đông Ngô, hậu duệ đời thứ 22 của Tôn Võ. Lúc nhỏ theo huynh trưởng Tôn Sách chinh chiến, bình định Giang Đông. Tôn Sách mất sớm nên Tôn Quyền lên nắm giữ Đông Ngô vì thế mà cứu vãn được cơ nghiệp của Đông Ngô
Kỹ năng:
- Yêu đồng mắt biếc: Tấn công địch, gây sát thương nhất thời, gây thêm sát thương với toàn thể.
- Di giá: Tăng công quân phe ta. Thống soái tăng hiệu quả kỹ năng.
- Di giá I: Cứ tăng 1 điểm thống soái, có thể tăng ít võ dũng.
Duyên phận:
- Tôn gia: Tôn Quyền ra trận cùng Tôn Sách, Tôn Thượng Hương, Cam Ninh và Lục Tốn sẽ tăng HP thêm 3%
- Bá Vương: Tôn Quyền ra trận cùng Tôn Sách và Đại Kiều tăng bền Cung 4%
- Thiếu Đô Đốc: Tôn Quyền ra trận cùng Chu Du tăng bạo Kỵ 3%
- Nghĩa huynh trưởng: Tôn Quyền ra trận cùng Thái Sử Từ tăng bạo Kỵ 3%
- Bảo Đao: Tôn Quyền trang bị Bạch Bích Đao tăng Công 3%
- Roi ngựa: Tôn Quyền trang bị Khoái Hàng tăng Thủ 3%
Lưu Bị
Thục Hán Chiêu Liệt Đế, thái độ khiêm tốn, chiêu hiền đãi sĩ, có chí hướng lớn, giỏi dùng người, hành động nhân đức được người dân hết mực yêu mến và quý trọng
Kỹ năng:
- Liên Minh Vườn Đào: Toàn quân phe ta công tăng, thủ tăng, HP từ từ khôi phục. Thống soái ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ năng
- Hoàng thúc ở đây: Tăng tỉ lệ bạo bộ binh quân phe ta, thống soái tang hiệu quả kỹ năng
- Hoàng thúc ở đây I: Cứ tăng 1 điểm thống soái có thể tăng thêm võ dũng
Duyên phận:
- Vườn đào: Lưu Bị ra trận cùng Quan Vũ, Trương Phi sẽ tăng Bền Cung thêm 4%
- Tam Phân: Lưu Bị ra trận cùng Tôn Quyền và Tào Tháo tăng Bạo Cung 8%
- Quân Sư Thục: Lưu Bị ra trận cùng Bàng Thống, Từ Thứ, sát thương bạo kỵ tăng 10%
- Song Kiếm: Lưu Bị trang bị Thư Hùng Song Kiếm, công tăng 10%
- Đàn Khê: Lưu Bị trang bị Đích Lô, thủ tăng 10%
Binh Pháp 3D hiện vẫn đang lôi cuốn game thủ Việt, đặc biệt là những ai yêu thích thể loại Tam Quốc bằng lối chơi mới mẻ và đồ họa tươi sáng. Hãy tải game ngay hôm nay và thể hiện bản lĩnh cầm quân đại tài của bạn!
Link tải iOS: http://bit.ly/BP3D_iOS
Link tải Android: http://bit.ly/BP3D-Android
Trang chủ: http://binhphap3d.vn/landing
Facebook: https://www.facebook.com/binhphap3d.funtap
Theo GameK
Đây là lý do vì sao Tào Tháo không bao giờ xưng Vương dù bá chủ Trung Nguyên Dưới "gót sắt" của Tào Tháo, miền Bắc Trung Quốc hoàn toàn thống nhất dưới nền thống trị của Ngụy. Dù đã nắm địa vị "bá chủ", nhưng đến lúc chết ông cũng không xưng đế. "Tào Tháo không chỉ là một nhân vật được yêu thích trong lịch sử Tam Quốc mà còn trở nên rất phổ biến trong game online. Chính...