Đâu là nguyên nhân khiến nền cộng hòa La Mã cổ đại sụp đổ?
Các nhà khoa học cho rằng sự kiện núi lửa phun trào cách đây 2.500 năm đã gây ra thảm họa khí hậu toàn cầu dẫn đến nạn đói tràn lan vào năm 43 trước Công nguyên.
Các nhà khoa học cho rằng đã xác định được một vụ núi lửa phun trào thời cổ đại.
Sự kiện núi lửa Okmok trên một hòn đảo ở vùng Alaska phun trào vào năm 43 trước Công nguyên được các học giả gọi là “Okmok II”. Thảm họa này đã khiến tro bụi che phủ bầu trời, ánh sáng mặt trời không chiếu rọi được đến mặt đất và mọi thứ trở nên nguội lạnh. Theo các nhà khoa học, chính vì thế vùng Địa Trung Hải đã trải qua một mùa hè năm 43 đó lạnh giá nhất trong suốt hai thiên niên kỷ qua.
Sự kiện này xảy ra trùng thời điểm lãnh tụ người La Mã tên là Julius Caesar bị ám sát vào năm 44 trước Công nguyên. Các văn bản cổ xưa nói về thời gian này đều đề cập đến thời tiết lạnh giá bất thường, mùa màng thất bát, nạn đói, dịch bệnh và bất ổn.
Nghiên cứu tìm hiểu các mẫu vật lấy từ lõi băng.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu cho rằng tất cả những yếu tố đó đã dẫn đến sự sụp đổ của nền Cộng hòa La Mã. Họ dựa vào các nghiên cứu về tro núi lửa đã cũ, hay còn gọi là mạt vụn núi lửa, tìm thấy trong các lõi băng ở Bắc Cực.
Đồng tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Gill Plunkett, nhà khảo cổ học của Trường đại học Belsfast của Nữ hoàng, Ireland, cho biết nhóm nghiên cứu đã so sánh dấu vết hóa chất của mạt vụn núi lửa tìm thấy trong băng với mạt vụn lấy từ các núi lửa được cho đã phun trào vào thời gian đó và rõ ràng là các mạt vụn trong băng chính là tro bụi của Okmok II.
Video đang HOT
Núi lửa Okmok phun trào không phải là điều tồi tệ duy nhất xảy ra với nền Cộng hòa La Mã khi đó. Vụ ám sát Julius Caesar cũng dẫn đến tình hình rối ren về tranh giành quyền lực và cuối cùng Đế chế La Ma đã hình thành và chế ngự thế giới.
Một trong những sự khác biệt cơ bản của hai hệ thống chính trị này là Cộng hòa La Mã được dẫn dắt bởi các cá nhân được bầu ra trong khi Đế chế La Mã do các “nhà độc tài” nắm quyền. Đế chế La Mã tiếp tục trở thành một trong những nhà nước quyền lực nhất mà thế giới từng chứng kiến.
Suốt một thời gian dài, các nhà sử học nghi ngờ việc núi lửa phun trào là nguyên nhân của thời kỳ băng giá được nhắc đến trong các văn bản cổ nhưng họ không có bằng chứng, mãi đến ngày nay khi nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Gill Plunkett đưa ra kết quả chứng minh cho điều đó.
Vụ nổ núi lửa xảy ra ngay trước vụ ám sát Julius Caesar.
Năm ngoái, một nhóm nghiên cứu tìm thấy một lớp băng cổ được bảo quản rất tốt ở Bắc Cực và quyết định sẽ tìm hiểu về lớp băng này. Họ đã sử dụng phương pháp hóa phân tích để xác định hai vụ nổ núi lửa, một trong hai vụ này chính là sự kiện Okmok II.
Lõi băng chứa tro bụi cổ đại.
Sau đó nhờ các phân tích sâu hơn, như là nghiên cứu vòng đời của cây, cũng xác nhận các phát hiện này là chính xác.
Từ đó các nhà nghiên cứu kết luận rằng trong hai năm sau vụ nổ núi lửa, người cổ đại đã trải qua những mùa hè và mùa thu có nhiệt độ thấp hơn bình thường khoảng 7C. Bên cạnh đó, khí hậu cũng vô cùng ẩm ướt.
Tất cả những yếu tố đó phù hợp với các bằng chứng khác nói về giai đoạn lịch sử đó và thậm chí sự kiện núi lửa phun trào còn được nhắc đến gắn liền với hiện tượng kỳ lạ trong khí quyển. Cùng một lúc bầu trời xuất hiện 3 mặt trời, mặt trời tối sầm và các quầng mặt trời được coi là những điềm báo xấu.
Nghiên cứu mới này đã giải thích cho các hiện tượng đó và giúp chúng ta hiểu hơn về thời kỳ mờ tối trong lịch sử La Mã. Các nhà nghiên cứu đã công bố kết quả này trên tập san Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia, Anh.
Giải mã gene người Việt: Chúng ta là ai?
Tổ tiên các dân tộc Thái, Tày, Nùng... ngày nay có mối quan hệ với tổ tiên của người Kinh hoặc các tộc người khác ra sao? Người Việt có nguồn gốc từ đâu là câu hỏi không dễ trả lời.
Ảnh: IT
Thực hiện nghiên cứu gene để phân tích nhân chủng học tiến hóa người Việt Nam, Viện Nghiên cứu hệ gene, thuộc Viện Hàn lâm KHCN đã thực hiện đề tài "Giải trình tự và xây dựng hoàn chỉnh hệ gene người Việt Nam đầu tiên".
GS.TS Nông Văn Hải, nguyên Viện trưởng sáng lập Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã có nghiên cứu góp phần không nhỏ trả lời câu hỏi này.
Giải mã hệ gene đi tìm nguồn gốc
Nhiều năm nay, các nhà dân tộc học và khảo cổ học đã đưa ra một số giả thiết rằng cộng đồng các dân tộc Việt Nam ngày nay, dù khác nhau nhưng từng có mối quan hệ gần gũi trong thời kỳ dựng nước và suốt chiều dài lịch sử. Nhưng ngoài các giả thuyết dân tộc học và khảo cổ học, liệu có cách lý giải nào khác? Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu gene người để chứng minh mối quan hệ, luồng di cư giữa các tộc người ở thời cổ đại, từ đó hé lộ dần bức tranh quan hệ giữa các dân tộc.
Ở Việt Nam, những nghiên cứu như vậy còn hết sức mới mẻ và sơ khai, do giải mã gene các di cốt cổ được khai quật từ thời Đông Sơn và trước đó chưa nhiều, giải mã hệ gen ở người hiện đại cũng hầu như mới chỉ tập trung vào người Kinh nên chưa thể thấy hết được được tính đa dạng.
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu về đa dạng di truyền hệ gene người Việt Nam, khảo sát lấy mẫu ở 22 tộc người khác nhau của GS.TS Nông Văn Hải và cộng sự đã góp phần mang lại cơ sở dữ liệu quý giá đầu tiên để lý giải mối quan hệ giữa các dân tộc ngày nay và tại thời điểm khởi nguồn lịch sử Việt Nam. Những điều này đã được GS.TS Nông Văn Hải trình bày, giải đáp qua buổi tọa đàm "Đa dạng di truyền và nguồn gốc người Việt Nam".
Thực hiện nghiên cứu gene để phân tích nhân chủng học tiến hóa người Việt Nam, Viện Nghiên cứu hệ gene, thuộc Viện Hàn lâm KHCN đã thực hiện đề tài "Giải trình tự và xây dựng hoàn chỉnh hệ gene người Việt Nam đầu tiên" làm "trình tự tham chiếu" và "bước đầu phân tích nhân chủng học tiến hóa người Việt Nam", và giải mã 600 hệ gene ty thể hoàn chỉnh từ các cá thể của 17 dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, tại tọa đàm, GS.TS Nông Văn Hải, Nguyên Viện trưởng Viện NC Hệ gene cho biết, "đây là một vấn đề cực kỳ phức tạp", và ngành gene hay các ngành khác cũng "chỉ như thầy bói xem voi".
Không chỉ người Việt có nhu cầu tìm nguồn gốc, ngay gần nước ta, Thái Lan, Trung Quốc cũng đang tìm nguồn gốc chính mình... Nhiều nước đã xây dựng bộ dữ liệu gene rất đồ sộ, thậm chí có "câu lạc bộ các nước giải trình tự 100.000 đến 1 triệu bộ gene". Còn với số lượng mẫu ít như Việt Nam hiện có, khó có thể khẳng định được điều gì về nguồn gốc ngay tại thời điểm hiện nay. "Tất cả các lĩnh vực, lịch sử, ngôn ngữ, địa lý, các ngành khoa học nói chung... cùng nỗ lực mới dần dần làm le lói câu trả lời cho câu hỏi chúng ta là ai, chúng ta từ đâu đến", GS.TS Nông Văn Hải cho hay.
Con người có chung nguồn gốc
Việc phân tích hệ gene ở người hiện tại có thể giúp khẳng định tính đa dạng di truyền của các tộc người hiện nay. Ví dụ có thể cho biết những đặc điểm chung giữa người Kinh, Tày, Thái... so với các tộc người cụ thể khác trong cùng một nhóm tộc người (phân loại theo ngữ hệ) của mình hoặc các dân tộc thuộc ngữ hệ khác.
Nghiên cứu của GS.TS Nông Văn Hải cùng cộng sự đã chỉ ra rằng giữa các dân tộc có lịch sử di truyền, nguồn gốc chung nào đó và có sự giao thoa về mặt di truyền chứ không có một dân tộc "thuần chủng". Nghĩa là, các dân tộc ngày nay đều có chung nguồn gốc, chỉ có điều là dân tộc đó "tách" ra sớm hay muộn chứ không có chuyện dân tộc đó cách xa hay gần so với các dân tộc khác.
Để thực hiện đề tài, GS Nông Văn Hải đã hợp tác với giáo sư người Mỹ Mark Stoneking, Viện Max Planck về Nhân chủng học tiến hóa, CHLB Đức, người dày dạn kinh nghiệm hợp tác phân tích hệ gene của nhiều tộc người, từ Thái Lan, Philipines đến các dân tộc ở châu Phi. Nhóm nghiên cứu khảo sát lấy mẫu gene các tộc người trên quy mô lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam - hơn 600 người thuộc 22 dân tộc ở năm ngữ hệ chính ở Việt Nam và Đông Nam Á lục địa (gồm các ngữ hệ: Nam Á, Thái - Kadai, Hmông-Miền, Nam Đảo và Hán - Tạng), đồng thời phân tích cùng với dữ liệu hệ gene của nhóm cư dân hiện đại lân cận và các tập dữ liệu gene của người ở Đông Nam Á cổ đại đã được công bố trước đây trong cơ sở dữ liệu hệ gene quốc tế.
Nhưng trong trình tự hệ gene với hơn 3 tỉ "ký tự" của mỗi người, làm sao để xác định được sự giống và khác nhau giữa các tộc người theo cách hợp lý nhất? Nhóm phân tích dữ liệu đa hình nucleotide đơn - SNP (single nucleotide polymorphisms), trong đó tập trung đi sâu phân tích hệ gene sử dụng công nghệ mới gene CHIP (gồm khoảng 600.000 điểm thể hiện sự khác biệt về mặt di truyền giữa các cá thể). Đây cũng là những công nghệ mà các nhóm nghiên cứu đa dạng di truyền các tộc người trên thế giới đang sử dụng chủ yếu, bởi vì 99,9% trình tự hệ gene là hoàn toàn giống nhau giữa các cá thể, tộc người trong toàn bộ loài người, GS Nông Văn Hải cho biết.
Kết quả phân tích, được xuất bản trên tạp chí Molecular Biology and Evolution5 (Q1, IF~15, thứ 2 về sinh học tiến hóa) cho thấy "tính đa dạng tộc người phân theo ngữ hệ đã phản ánh các nguồn gốc khác nhau về đa dạng di truyền ở Việt Nam", nghĩa là trong 22 dân tộc được khảo sát, "dân tộc này cũng có chung các đặc điểm về gene của dân tộc khác trong cùng ngữ hệ hoặc khác ngữ hệ", GS Nông Văn Hải giải thích. Chẳng hạn, nhìn các bảng số liệu phân tích mức độ lai hỗn hợp (Admixture) có thể thấy rõ: các dải màu sắc khác nhau quy ước cho các tộc người hay ngữ hệ khác nhau cho thấy tình trạng "lai" giữa các dân tộc là phổ biến và hiển nhiên.
Các nhà khoa học Nga thử nghiệm virus có thể tiêu diệt tế bào ung thư Các nhà khoa học Nga cho biết, giai đoạn đầu tiên của các thử nghiệm, được thiết kế để chứng minh rằng loại thuốc này không gây hại cho con người, có thể kết thúc sớm nhất là vào giữa năm 2022. Các nhà khoa học thuộc Viện Sinh hoá và Y học cơ bản của Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã...