Đâu là nguyên nhân khiến đầu bé trai ở Thanh Hóa căng mọng như bóng nước?
Cả người bé chỉ khoảng 20kg nhưng đầu nặng đến 15kg, căng mọng như quả bóng nước. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh quái ác này?
Bé Đoàn được mẹ chăm sóc con trai tại bệnh viện Nhi trung ương những ngày qua
Những ngày gần đây dư luận đặc biệt quan tâm tới trường hợp bé trai Bùi Trung Đoàn, 13 tháng tuổi ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa.
Cả người bé chỉ khoảng 20kg nhưng đầu nặng đến 15kg, căng mọng như quả bóng nước, có thể vỡ tung bất cứ lúc nào. Hình ảnh bé Đoàn có mái tóc lưa thưa, da đầu căng mọng, hằn lên những đường gân, mạch máu chực trào như muốn vỡ ra,… không khỏi khiến nhiều người rùng mình, cám cảnh.
Trao đổi với phóng viên về căn bệnh này, TS.BS Cao Vũ Hùng, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, căn bệnh khiến bé trai đầu căng tròn như quả bóng nước không phải là căn bệnh hiếm. Tuy nhiên, với những ca bệnh có phần đầu to như của em bé ở Thanh Hóa thì trong năm 2017, đó là ca thứ 2 bác sĩ Hùng gặp. Do tiên lượng xấu, bé Đoàn đã được gia đình đưa về nhà vào chiều 26/10.
Theo TS.BS Cao Vũ Hùng, y văn thế giới ghi nhận, trung bình cứ 1.000 trẻ lại có 1 trẻ bị mắc não úng thủy. Nguyên nhân là do tắc nghẽn sự dẫn lưu thông thường của dịch não tủy từ trên não bộ xuống dưới tủy sống, sẽ gây sự ứ trệ của dịch não tủy ở trên não dần dần gây tổn thương tế bào não. Bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng suốt đời.
Ở một đứa trẻ bình thường có khoảng 20ml dịch não tủy được sản xuất trong một giờ. Tổng lượng dịch não tủy là 50ml ở trẻ em và khoảng 150ml ở người lớn. Một phần rất nhỏ dịch não tủy cơ thể tiết ra sẽ được hấp thu bởi hệ thống mạch bạch huyết đổ về các xoang quanh mũi và dọc theo các dây thần kinh và bởi chính đám rối mạch mạc. Vì nguyên nhân nào đó mà các bể dưới nhện bị tắc nghẽn hoặc các nút nhện suy giảm chức năng gây nên não úng thủy.
Theo TS.BS Cao Vũ Hùng, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng não úng thủy, trẻ bị tắc lưu thông dịch não tủy, bị tắc do viêm nhiễm, khối u chèn ép hoặc không xác định được nguyên nhân.
Cũng chưa có nghiên cứu nào cho thấy, khi bà mẹ mang thai ở tuổi đời còn trẻ sẽ có nguy cơ sinh con bị não úng thủy.
Video đang HOT
TS.BS Cao Vũ Hùng cho biết, xác định tuổi thọ của bệnh nhân não úng thủy thông qua từng nguyên nhân, tùy từng bệnh mạn tính.
Nếu nặng như trường hợp bệnh nhi Bùi Trung Đoàn, di chứng nặng nề thì tuổi thọ không cao. Bởi lẽ, bệnh nhân nằm 1 chỗ, không vận động nên dễ bị suy phổi, suy kiệt. Bệnh nhân có tuổi thọ không lâu vì những bệnh viêm phổi, bệnh nhiễm trùng máu… chứ không phải bệnh não úng thủy gây tử vong.
Tuy nhiên, rất khó xảy ra trường hợp đầu của đứa trẻ não úng thủy bị vỡ ra vì cơ thể con người có cơ chế để tự thích nghi. Đầu cứ to dần theo thời gian và trông sẽ kỳ dị hơn. Nếu trẻ bị não úng thủy do dịch thông lưu thông mà giải quyết được vấn đề tắc, trẻ vẫn có thể phát triển bình thường. Đứa trẻ vẫn có thể phát triển về trí tuệ, học tập và làm việc như người bình thường.
Trường hợp trẻ tắc dịch do di chứng viêm màng não sẽ phức tạp hơn. Hậu quả của trẻ bị não úng thủy khi đầu quá lớn cách mô não bị xẹp xuống và có tổn thương khiến cho đứa trẻ chậm phát triển, khuyết tật.
Theo bác sĩ Hùng, não úng thủy hoàn toàn có thể phát hiện được trong thai kỳ. Khi siêu âm thấy hình não thất giãn, sau sinh trẻ sẽ được theo dõi vòng đầu của trẻ to nhanh hơn bình thường. Nguyên tắc một đứa trẻ sau sinh vòng đầu có thể lớn hơn 10cm/tháng. Tuy nhiên, nếu trẻ lớn một cách bất thường một vài ngày đã tăng 5-6 cm.Với đứa trẻ nghi ngờ giãn não thất sau sinh trẻ cần phải được theo dõi vòng đầu, siêu âm (không cần phải chụp chiếu). Khi trẻ được chỉ định điều trị sẽ được theo dõi ngoại khoa bắt buộc chứ không phải can thiệp nội khoa (không có thuốc điều trị).
Theo Danviet
Xót xa người mẹ già gần 3 thập kỷ chăm sóc đứa con không bao giờ lớn
Sinh con ra với biết bao hi vọng, thế nhưng người mẹ ấy suốt 30 năm qua đã không biết bao lần khóc hết nước mắt bởi nỗi đau đớn tột cùng vì con mắc phải chứng bệnh kỳ lạ, mãi mãi không chịu lớn lên.
Cuộc sống là một hành trình dài mà ở đó luôn có hạnh phúc, niềm vui đan xen với khổ đau và bất hạnh. Vẫn biết cuộc sống không cho ai tất cả nhưng có những người lại mất quá nhiều. Ngay từ khi sinh ra họ đã kém may mắn khi mắc phải những căn bệnh quái ác và những khổ đau ấy cứ đeo bám lấy cuộc đời họ như một sự trớ trêu của số phận. Hãy cùng chúng tôi gặp gỡ " Những phận đời kém may mắn" để phần nào thấu hiểu và chia sẻ với những đau đớn, thiệt thòi mà họ đang phải đối mặt hằng ngày.
Bà Nguyễn bên đứa con gái nuôi 30 năm vẫn không chịu lớn của mình
Trời chẳng chiều lòng người
Con đường làng dẫn vào xóm Đồng Cả (xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, Thái Nguyên) quanh co, ngoằn ngoèo. Cái nắng cuối hè bỏng rát khiến cánh đồng lúa đang trổ đòng hanh hao, nứt nẻ. Nằm cuối cánh đồng ấy là ngôi nhà nhỏ của gia đình bà Trần Thị Nguyễn và cô con gái bất hạnh Đỗ Thị Dung.
Trong căn nhà tuềnh toàng, chẳng có đồ vật gì đáng giá, hình dáng nhỏ bé của Dung ngồi một góc mải mê nghịch ngợm vài món đồ chơi cũ kỹ, bạc màu khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Đang lúi húi trong bếp chuẩn bị bữa cơm trưa cho cả giả đình, bà Nguyễn thi thoảng lại lật đật chạy ra mớm cho Dung miếng nước hay bế cô con gái tật nguyền đi vệ sinh.
Khi được hỏi về số phận đặc biệt của người con gái thứ hai, chị Đỗ Thị Dung, bà Nguyễn không giấu được ánh mắt buồn rầu khi kể về quãng thời gian gần 30 năm chăm sóc đứa con không bao giờ lớn của mình.
Thương con, mỗi khi nhìn thấy Dung thui thủi một mình bà lại không cầm được nước mắt, còn Dung mỗi khi thấy mẹ đi chợ về lại cười khúc khích ngây ngô như một đứa trẻ.
Sinh ra trong một gia đình làm nông thuần tuý, thế nhưng mãi đến năm 35 tuổi bà Nguyễn mới lập gia đình. Hạnh phúc đón đứa con trai đầu lòng chưa bao lâu thì bà Nguyễn tiếp tục sinh hạ đứa con gái thứ hai. Chào đón đứa con gái trong một ngày mùa thè tháng 3 năm 1990, niềm vui có hai đứa con đủ nếp đủ tẻ chưa được bao lâu thì vợ chồng bà Nguyễn như chết lặng khi đứa con gái thứ hai lên 6 tháng tuổi bỗng đổ bệnh.
"Khi chào đời Dung nặng 2,5kg và xinh xắn, kháu khỉnh lắm. Nó hoàn toàn khỏe mạnh không có dấu hiệu bệnh tật gì cả. Được 6 tháng tuổi thì tôi đưa cháu đi tiêm phòng lao. Tiêm phòng về thì bất ngờ ở nách nó nổi một cái hạch to, mãi đến hơn 1 năm sau mới chịu vỡ. Từ đó sức khoẻ của nó xấu đi hẳn, thường xuyên ốm đau, sốt cao và mãi chẳng chịu lớn nữa", bà Nguyễn đau xót nhớ lại.
Lo lắng cho sức khoẻ của con, bà Nguyễn cùng chồng gom góp, vay mượn làng trên xóm dưới tiền đưa Dung đi chạy chữa khắp nơi. Thế nhưng sức cùng lực tận, tiền vay tiêu mãi cũng hết mà sức khoẻ Dung chẳng có tiến triển gì. Thương con mà không biết làm thế nào, hai vợ chồng bà Nguyễn chỉ biết nuốt nước mắt vào trong, phó mặc cho số phận.
Mãi đến khi Dung lên 19 tuổi, bà Nguyễn một lần nữa chùng chồng đưa con đi tái khám ở bệnh viện tỉnh Thái Nguyên thì các bác sĩ kết luận Dung bị não úng thuỷ, chi phí chữa trị lên tới vài trăm triệu đồng. Cũng giống như lần trước, dù thương con nhưng số tiền quá lớn, bà Nguyễn đành lặng lẽ ôm con về nhà chăm sóc.
Một đời bươn chải nuôi đứa con mãi chẳng lớn khôn
Không đi nhà trẻ, lại không có người ở nhà chơi cùng nên nhiều khi Dung cứ thui thủi một mình. Thương con, nhiều hôm đi làm đồng bà Nguyễn lại địu con trên lưng để cuốc đất. Cô gái gần 30 tuổi trên lưng mẹ đôi lúc lại phát tiếng cười khúc khích khiến bà không cầm được nước mắt.
Yêu con, thương con hết mực nên dù có lần các sơ về xin đưa Dung đi Bắc Ninh chăm sóc nhưng bà Nguyễn đều từ chối vì sợ không chịu được nỗi nhớ con.
Mặc dù thân hình chỉ như một đứa trẻ lên hai nhưng hiện tại Dung rất ít khi ốm vặt. "Trông nó thế nhưng mỗi bữa đều ăn được cả bát cơm đầy đấy và hầu như chẳng ốm đau gì nhiều. Thương con nên mỗi bữa trước khi ăn tôi đều hỏi xem cháu muốn ăn gì, thi thoảng lại mua thêm cho cháu ít quà bánh, bim bim", bà Dung kể.
Cách đây hai năm, số phận lại một lần nữa như thách thức người phụ nữ nhỏ bé khi chồng bà đột ngột qua đời sau một vụ tai nạn giao thông. Chồng chết, gánh nặng cơm áo gạo tiền và tương lai những đứa con lên vai bà Nguyễn.
"Bây giờ có hỏi tôi điều mong ước nhất là gì thì tôi chỉ mong cháu nó khoẻ mạnh, mình cũng còn nhiều sức khoẻ để hai mẹ con mãi sống bên nhau dù có phải rau cháo qua ngày. Đã từng có lúc các sơ ở nhà thờ về ngỏ lời đưa Dung đi Bắc Ninh để chăm sóc nhưng tôi không đồng ý vì sợ nhớ con không chịu được, phần vì kinh tế khó khăn nếu gửi con đi xa thì chẳng biết bao giờ mới được gặp lạ" bà Nguyễn tâm sự.
------------------------
Sau một biếng chứng từ khi đi tiêm phòng lao trở về, Dung bất ngờ bị sốt cao và nổi hạch ở nách. Từ đó sức khoẻ cô xấu đi rõ rệt, Dung thường xuyên đau ốm, sốt cao và cơ thể mãi mãi không chịu phát triển.
Đón đọc kì tới: " Những hình ảnh rớt nước mắt về cô gái nuôi 30 năm không lớn" vào lúc 0h30 ngày 10/10.
Theo Danviet
Xót xa nhìn bé trai đầu căng tròn như quả bóng nước nằm chờ chết Cả người bé chỉ khoảng 20kg nhưng đầu nặng đến 15kg, căng mọng như quả bóng nước, có thể vỡ tung bất cứ lúc nào. Bệnh nhi Đoàn mắc bệnh não úng thủy nặng nên đầu căng tròn như quả bóng nước Đầu toàn nước, có thể vỡ bất cứ lúc nào Nằm tại khoa Cấp cứu - Chống độc của Bệnh viên...