Đâu là hóa chất độc nhất trên đời, chỉ vài trăm nanogram cũng có thể gây chết người?
Độc tố Botulinum được coi là hóa chất độc hại nhất, dựa trên thực tế là một lượng rất nhỏ của nó – tính bằng nanogram – có thể giết chết một con người.
Các phân tử và nguyên tử hóa học, chúng nhỏ bé nhưng có thể giết chết bạn. Một liều 180 nanogram Botulinum đã có thể khiến một người trưởng thành ngừng thở. Chất độc thần kinh ricin chỉ cần 1 phân tử duy nhất để làm bất hoạt hàng ngàn ribosome trong 1 phút và sau đó giết chết các tế bào.
Chì, một chất độc nổi tiếng thì giết người một cách âm thầm và lặng lẽ. Nó thấm vào đất và nguồn nước, gây ra nhiều cái chết nhất trong lịch sử nhân loại. Các hóa chất PFC trong chảo chống dính, chlorpyrifos trong thuốc trừ sâu là những hóa chất độc hại mà chúng ta thường chủ quan về độ an toàn của chúng.
Nhưng rốt cuộc, đâu là hóa chất độc hại nhất trên đời? Gizmodo đã phỏng vấn một số chuyên gia về sức khỏe môi trường để giúp bạn có được câu trả lời.
Phó giáo sư Sức khỏe Môi trường và Nghề nghiệp tại Đại học George Washington
Mặc dù có một số ý kiến trái chiều, nhưng bạn có thể tìm thấy sự đồng thuận cao cho câu hỏi này. Hầu hết các lớp độc học mà tôi tham gia đều nói rằng chất độc mạnh nhất trên đời là Botulinum.
Có nhiều cách khác nhau để đo lường độc tính, nhưng một phương pháp phổ biến là dùng liều lượng, bạn cần bao nhiêu chất độc đó để giết chết 50% số người nhiễm phải chúng. Chúng tôi gọi nó là LD50 (Lethal Does for 50%).
Và Botulinum được sản sinh ra bởi những vi khuẩn kỵ khí có LD50 rất thấp (chỉ từ 1-3 nanogram/kg cân nặng). Chất độc này có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm hư hỏng được đóng gói kín như đồ hộp.
Trớ trêu thay, nó cũng là thứ mà một số người phải trả tiền để tiêm vào mặt mình, nhằm mục đích làm giảm nếp nhăn và khiến chúng ta trông trẻ hơn. Khi đó, nó thường được gọi là botox. Botox là một dạng độc tố botulinum rất loãng giúp thư giãn các cơ trơn xung quanh mắt và trán, nhằm giảm nếp nhăn gây ra bởi chúng.
Phó giáo sư Sức khỏe môi trường tại Đại học Harvard
Theo quan điểm truyền thống, độc tính được coi là hậu quả của các tính chất của một chất, cùng với liều và thời gian phơi nhiễm với chúng. Khi con người bắt đầu xác định được các chất độc nghiêm trọng như chì, thủy ngân, điôxin và amiăng, rõ ràng, chúng ta biết mình cần phải làm gì để bảo vệ bản thân và mọi người khỏi chúng.
Điều này đã khiến các chất độc đó trở nên ít độc hại hơi, không phải vì độc tính của chúng biến mất, mà là vì chúng ta đã biết làm gì để phòng tránh chúng.
Video đang HOT
Nhưng có một yếu tố khác cần được nhấn mạnh: Liệu chúng ta có đủ hiểu biết để phòng tránh các chất độc khác chưa được phát hiện hay không?
Một số hóa chất công nghiệp độc hại hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ, một phần vì các báo cáo về độc tính của chúng đã bị các nhà sản xuất che giấu. Theo đó, mọi người rất ít quan tâm đến những rủi ro sức khỏe có thể xảy ra từ các hóa chất “bí mật” này.
Mặc dù đã muộn, nhưng chúng ta bây giờ cũng bắt đầu hiểu rằng các hóa chất PFC, như PFOA được sử dụng để làm dụng cụ nhà bếp chống dính, rất bền và khó bị phân hủy trong môi trường và chúng cũng độc hại hơn nhiều so với trước đây.
Tương tự như vậy, một số loại thuốc trừ sâu, như chlorpyrifos, được cho là an toàn trong nhiều thập kỷ, hóa ra lại có độc tính cao. Vì vậy, theo tôi, những hóa chất độc hại đáng lo ngại nhất là những hóa chất bí mật như PFOA và chlorpyrifos, những hóa chất mà chúng ta đang vô tình tiếp xúc với chúng mà không biết chúng độc.
Phó giáo sư Sức khỏe môi trường tại Đại học Boston
Đối với tôi chì là hóa chất độc hại nhất.
Với kiến thức độc học, tôi biết rằng các hóa chất độc nhất là những hóa chất sẽ làm cho bạn bị bệnh hoặc giết chết bạn một cách nhanh chóng chỉ bằng liều lượng nhỏ. Tuy nhiên, khi suy nghĩ rộng ra trên khía cạnh sức khỏe cộng đồng và xuyên suốt lịch sử, tôi nghĩ cho đến nay chì vẫn là hóa chất độc hại nhất đối với con người.
Chì có thể không giết bạn ngay lập tức với liều lượng nhỏ như một số chất độc mạnh hơn, tuy nhiên chì là một kẻ giết người thầm lặng, bởi cơ thể chúng ta không có một ngưỡng an toàn nào đối với chì.
Từ thời cổ đại, chì đã được xác định là một chất độc và tiếp tục được khẳng định là một chất độc trong thời đại công nghiệp. Tuy nhiên, chì đã đi vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta, bởi vì nó đã được sử dụng trong xăng, sơn và ống nước trong nhiều thập kỷ, do đó khiến đất và nguồn nước của chúng ta bị ô nhiễm.
Nó cũng vẫn được tìm thấy trong nhiều vật dụng hàng ngày như đồ điện tử, trang sức, đồ chơi và mỹ phẩm.
Trẻ bị nhiễm độc chì thường gặp phải các vấn đề về phát triển, hành vi và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Chì có liên quan đến tỷ lệ phạm tội cao hơn và kết quả sức khỏe tâm thần bất lợi, cũng như sự suy giảm chức năng nhận thức và trí thông minh.
Khi lớn tuổi, chì vẫn có thể tiếp tục ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh và tim mạch của chúng ta, và thậm chí gây ung thư.
Rita Loch Caruso
Giáo sư Khoa học Sức khỏe Môi trường tại Đại học Michigan
Độc tố Botulinum được coi là hóa chất độc hại nhất, dựa trên thực tế là một lượng rất nhỏ của nó – tính bằng nanogram – có thể giết chết một con người. Nó là một hóa chất tự nhiên, được tạo ra bởi một loại vi khuẩn (Clostridium botulinum).
Botulinum thường được tìm thấy nhiều nhất trong các hộp rau không được đóng gói đúng cách. Bạn cũng có thể biết nó với tên dược phẩm, Botox – được sử dụng để điều trị một số tình trạng sức khỏe, như đau nửa đầu mạn tính và làm mờ nếp nhăn trên mặt.
Hóa chất này ức chế một trong những chất dẫn truyền đi từ dây thần kinh đến cơ để làm cho cơ co lại. Các cơ bắp trở nên thư giãn và không co lại nữa. Giả dụ, nếu bạn có một lượng chất độc thần kinh này trong phổi, cơ thể bạn sẽ ngừng thở.
Ricin là một chất độc mạnh thứ hai. Nó cũng là một loại độc tố tự nhiên khác, có nguồn gốc từ cây thầu dầu. Ricin nhắm vào một cấu trúc trong tế bào gọi là ribosome. Nó gắn vào bên ngoài cấu trúc tế bào này, và sau đó được đưa vào và đầu độc nó từ bên trong.
Một phân tử ricin duy nhất có thể làm bất hoạt hàng ngàn ribosome trong một phút, nó tắt quá trình tổng hợp protein rất nhanh, và sau đó các tế bào chết. Ricin nổi tiếng trong vụ ám sát tiểu thuyết gia Georgi Markov năm 1978 ở London, khi ông ấy đã bị tiêm một liều chất độc vào bắp đùi. Markov khi đó đang chờ xe buýt, chỉ kịp cảm thấy đau nhói và sau đó chết vì ngộ độc.
Bố mất, anh trai bị ung thư di căn xương, người thân có nguy cơ ung thư?
Bố tôi mất vì ung thư phổi 3 năm nay. Anh trai tôi mới đi khám cũng được chẩn đoán ung thư phổi di căn xương. Xin hỏi bác sĩ, ung thư phổi có di truyền không? Chị em tôi cần lưu ý gì để phòng ung thư?
Ths.BS Nguyễn Công Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm xạ trị Quốc gia, Trưởng khoa Xạ lồng ngực, Bệnh viện K trả lời:
Ung có nhiều nhóm nguyên nhân gây ra, gồm nhóm nguyên nhân từ bên ngoài, bên trong.
Với tác động từ bên ngoài gây ung thư phổi, những yếu tố được nhắc nhiều nhất là hút thuốc lá, ngửi khói thuốc lá, tiếp xúc các chất độc hại như phóng xạ, hoá chất độc hại, rồi từ đồ ăn nước uống (thực phẩm nhiễm bẩn), không khí, khói bụi...
Nguyên nhân nội sinh gây ung thư phổi có thể do các bệnh mãn tính, bệnh lý sinh ra do vi khuẩn, virus, bệnh liên quan đến lao động trong điều kiện độc hại, hầm mỏ, bụi phổi...
Yếu tố di truyền cũng là một trong yếu tố góp phần căn nguyên gây ung thư phổi.
Trong trường hợp của bạn, ở một gia đình đã có hai người được chẩn đoán xác định ung thư, cho thấy gợi ý tới hai vấn đề:
Gia đình bạn có sống trong vùng môi trường ô nhiễm, khả năng gây ung thư phổi? Yếu tố di truyền trong ung thư cũng có nhưng là thứ yếu, ở phía sau.
Bạn không nên quá lo lắng, không phải ở trong gia đình có người mắc ung thư, các thành viên khác cũng bị, dù thực tế ở trong điều kiện này so với những người có tiền sử gia đình khoẻ mạnh là có nguy cơ hơn.
Vì thế, để phòng nguy cơ mắc ung thư, bạn và các thành viên trong gia đình cần thực hiện lối sống tích cực, lành mạnh, tránh xa thuốc lá, tránh môi trường sống cùng người hút thuốc (bạn không hút thuốc nhưng khi ở cùng nhà có người hút thuốc, bạn cũng sẽ hít phải khói thuốc thụ động, độc hại không kém người hút thuốc).
Bên cạnh đó duy trì chế độ tập luyện đều đặn, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng cân bằng, chữa trị bệnh mãn tính nếu có.
Bạn cũng có thể đi khám sàng lọc nguy cơ ung thư định kỳ, trong đó có ung thư phổi để ngăn ngừa khả năng mình bị bệnh hoặc được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất. Bởi có khoảng 13% bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm không có bất cứ triệu chứng gì. Vì vậy, nếu thực hiện được khám sàng lọc định kỳ sẽ cho phép phát hiện sớm nhất nguy cơ.
Dưới đây là 5 dấu hiệu hay gặp nhất của ung thư phổi:
- Ho kéo dài không rõ nguyên nhân
Tất cả những trường hợp ho kéo dài trên 2 tuần, đã điều trị nhưng không có hiệu quả cần đi khám tầm soát ung thư phổi.
- Ho máu
Đây là một dấu hiệu nguy hiểm cần phải được phát hiện sớm và xử trí ngay. Người bệnh có thể thấy ho ra đờm nhuốm ít máu đỏ tươi, trong vài ngày liên tiếp, thậm chí số lượng máu tăng dần theo thời gian.
- Đau ngực
Đôi khi chỉ đau âm ỉ, đau tăng lên khi ho, thường đau một bên ngực hoặc có thể lan lên vai, lan ra sau lưng.
- Khó thở
Đây là triệu chứng khá thường gặp trong ung thư phổi. Mới đầu có thể xảy ra khi người bệnh vận động mạnh, leo cầu thang. Khi bệnh tiến triển gây khó thở liên tục, ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Gầy sút cân, mệt mỏi
Đôi khi những người mắc ung thư phổi thường không ho hay đau ngực, mà chỉ thấy xuất hiện cảm giác chán ăn, ăn không ngon kéo dài, gầy sút từ vài kg tới 5-6kg trong 1,2 tháng.
Ngoài ra, nếu thấy bất cứ triệu chứng nào về sức khoẻ thấy bất bình thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán.
Sản phụ gặp lại chồng sau cơn nguy kịch Tỉnh dậy sau cơn hôn mê, Hoàng Thị Tân nhận ra chồng bên cạnh. Anh đang nắm tay chị, nước mắt lăn trên mặt. Phòng Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, 2h sáng yên ắng. Chỉ có Tân, 30 tuổi, chồng là Hoàng Văn Toàn và một bác sĩ đứng bên cạnh. Thấy vợ tỉnh lại, Toàn khóc. Tân vẫn còn mệt, ngực...