Đau khổ bị người có vợ lừa quá trắng trợn
Anh 35 tuổi, đẹp trai và phong độ, sở hữu chất giọng trầm và ngọt. Tôi và anh phải lòng nhau ngay lần đầu gặp mặt. Khi đó anh là tiếp tân của khách sạn ở Đà lạt. Tôi đi du lịch cùng cô bạn thân và ở ngay nơi anh làm việc.
Chúng tôi cư thế mà yêu nhau dù mỗi người ở một nơi. (ảnh minh họa)
Đêm đầu tiên ở khách sạn, tôi và cô bạn ngồi nói chuyện với một du khách nữa tại phòng tiếp tân, anh đi đâu đó về mang vào 2 bịch sữa đậu và mời chúng tôi uống. Rất tự nhiên, anh ngồi vào cùng bàn và hỏi han đủ thứ. Dù ngồi giữa nhiều người, nhưng qua cách anh quan tâm đến chuyện của tôi, tôi cảm nhận được một điều “khác” anh dành cho mình. Rồi chúng tôi có số liên lạc của nhau.
Tôi về Sài Gòn không thể quên được tiếng nói và cả gương mặt hay cười của anh. Anh gọi điện cho tôi thường xuyên, mỗi lần như vậy chúng tôi nói chuyện rất lâu, đủ thứ trên đời. Dần dà câu chuyện qua điện thoại trở nên gần gũi hơn. Rồi anh nói nhớ, nói mong, nói muốn gặp…
Tôi đón anh ở bến xe sớm từ Đà Lạt xuống Sài Gòn. Hạnh phúc khi được nhìn thấy anh. Anh ôm chằm lấy tôi, vui mừng hơn tôi gấp nhiều lần. Chúng tôi cứ thế mà yêu nhau dù mỗi người ở một nơi.
Video đang HOT
Lần thứ 2 anh xuống thăm, tôi dẫn anh về nhà gặp mẹ và anh chị hai. Anh hoà nhã, cởi mở lại rất hiểu chuyện nên mẹ và anh chị tôi quý anh lắm. Họ bảo tôi thật may mắn khi được anh yêu. Quả đúng là anh yêu chiều, chăm sóc tôi hết mực những lúc hai đứa gần nhau. Tôi thấy mình thật hạnh phúc và bắt đầu nghĩ nhiều về tương lai.
Cư thế một năm qua yên ả. Cách đây hai tháng tôi thường xuyên không liên lạc được với anh nên gọi về khách sạn nơi anh làm. Tôi bắt đầu hoang mang khi người nhận điện thoại nói anh không có ở đó và còn thêm một câu “V. có vợ con rồi, đừng liên lạc làm phiền nó!”. Lần đầu nghe, tôi nghĩ mình bị bạn bè anh trêu chọc nên khi gọi được cho anh, tôi đem chuyện hỏi, anh bảo “họ đùa em thôi”. Tôi tin anh.
Rồi tôi nhận được điện thoại của một người phụ nữ lạ, nhận là vợ của anh. Chị ta nói đã biết rõ tính chồng mình nên không thể nói anh được, chỉ có thể đi tìm những người phụ nữ anh đang quen mà cảnh báo, như đang cảnh báo tôi. Chị bảo anh ấy đã có vợ con, tránh xa anh ấy để không phải bẽ bàng. Tôi như chết đứng! Lẽ nào trong một năm qua anh lừa gạt tôi? Lẽ nào những tình cảm anh dành cho tôi là dối trá?
Tôi khăn gối lên Đà Lạt gặp anh để làm rõ mọi chuyện. Đối diện với câu hỏi của tôi, anh im lặng. Mãi sau anh mới thú nhận đó là sự thật! Anh cưới vợ được năm năm do mai mối, có con gái bốn tuổi và anh không yêu vợ. Anh yêu tôi ngay lần đầu gặp vì ở tôi, anh nhìn thấy sự mong manh yếu đuối, anh muốn được che chở… Anh hứa sẽ giải quyết ổn thoả, sẽ ly hôn để đến với tôi. Anh nói hãy cho anh thời gian nửa năm.
Tôi sẽ vì tình yêu của mình mà chấp nhận để anh ly hôn, tôi sẽ sống cuộc đời của một kẻ đi cướp chồng của người khác, chấp nhận chia rẽ tình thương của con anh, làm cho đứa trẻ đó mất cha hay từ bỏ tình yêu tội lỗi của mình? Tôi sẽ đối diện với gia đình mình thế nào khi nói về anh? Liệu sau tôi, người đàn ông như anh có còn tán tỉnh người phụ nữ nào khác? Anh có thể bỏ được vợ con thì một người chưa ràng buộc gì anh như tôi sao giữ được chân anh? Nhưng nếu phải buông tay anh, tôi không đủ tự tin để có thể sống hạnh phúc được. Tôi như đang đứng giữa hai dòng nước, tới không được lui cũng không xong…
Theo VNE
Kẻ xâm lăng hay người cứu rỗi?
Thứ 6 ngày 22/08, đoàn xe tải của Nga tiến vào lãnh thổ phía Đông của Ukraina. Động thái này được phía Nga giải thích là vì lý do cứu trợ nhân đạo, còn chính quyền Kiev gọi đây là hành vi "xâm lăng" trực tiếp.
Hiện vẫn chưa có câu trả lời xác đáng về động cơ thực sự của động thái này, tuy nhiên, rõ ràng bầu không khí căng thẳng tại châu Âu lại vừa tiến đến một mức độ cao hơn, sau một loạt các biến động trong những tháng vừa qua. Diễn biến mới nhất liên quan đến cứu trợ gửi từ Nga đến Ukraina. Ukraina đã chặn đoàn xe tải của Nga ở bên kia biên giới trong nhiều ngày trời và chỉ biết rằng trong đó chứa các gói cứu hộ nhân đạo vào Chủ nhật 17/08 vừa qua.
(CNN) Nga lên án Ukraina cản trở đoàn cứu trợ nhân đạo
Thông tin này không chấm dứt được sự bất hoà và tranh cãi giữa 2 bên. Thứ 6 ngày 22/08, 227 chiếc xe tải của Nga tiến vào lãnh thổ Ukraina, theo thông báo của Tổ chức bảo an và hợp tác châu Âu. Tổ chức này có nhiệm vụ quan sát tại điểm chốt biên giới mà đoàn xe đi qua. Tất cả các phương tiện vận chuyển hàng cứu trợ phải được thành viên của Hội chữ Thập đỏ đi kèm. Tuy nhiên, Hội chữ Thập đỏ cho biết "tình hình an ninh nhiều biến động" trong vùng không cho phép họ làm điều đó, ám chỉ việc quân ly khai thân Nga và quân đội Ukraina vẫn tiếp tục giao tranh.
Chính quyền Kiev không ngừng nhắc lại cáo buộc Nga hậu thuẫn trực tiếp và gián tiếp cho phong trào phiến loạn ly khai tại Ukraina. Theo nhìn nhận của Kiev và các đồng minh, bao gồm cả liên minh quân sự NATO và thành viên chủ chốt là Mỹ, đoàn xe này là động thái rõ ràng và trắng trợn nhất từ trước đến nay của Nga. "Chúng tôi gọi đây là hành vi xâm lăng lần đầu tiên dưới vỏ bọc đáng nghi ngờ của Hội chữ Thập đỏ", người đứng đầu cơ quan an ninh Ukraina ông Valentyn Nalyvaychenko cho biết. Cho đến thời điểm này, Ukraina vẫn không có ý định đuổi theo đoàn xe. Ông Nalyvaychenko thì giữ nguyên quan điểm động cơ chính của Nga là tiếp tế cho phiến quân và rằng ngay đến người lái xe cũng chẳng phải là thường dân.
Về phía Nga, Tổng thống Vladimir Putin cho rằng không phải chính quyền của ông, mà chính chính quyền Kiev mới đang vô trách nhiệm và "đổ thêm dầu" vào tình hình bất ổn tại miền Đông Ukraina. Ông thể hiện "mối quan ngại sâu sắc" về cộng đồng dân cư đang gặp nguy hiểm và các hệ luỵ khác của tình hình "chiến sự leo thang" tại Ukraina với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ông cũng lên án việc "Ukraina cố tình cản trở một cách trắng trợn việc Nga vận chuyển cứu trợ nhân đạo" vào Đông Nam Ukraina, nhấn mạnh rằng ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hành động. "Không thể chấp nhận trì hoãn cứu trợ thêm nữa", một thông cáo từ điện Kremlin cho biết.
Cộng đồng quốc tế không mấy mặn mà với những điều mà Nga tuyên bố. Đại sứ của Anh tại Liên hợp quốc Mark Lyall Grant cho biết Nga không nhận được bất kì sự đồng tình nào tại phiên họp Hội đồng bảo an vào thứ 6 vừa qua về vấn đề này. "Đây là hành vi xâm phạm trắng trợn và không thể chối cãi đến chủ quyền Ukraina, luật quốc tế và công ước Liên hợp quốc. Việc này chẳng liên quan gì đến cứu trợ nhân đạo cả", Lyall Grant phát biểu với báo giới. Tổng thư kí NATO Anders Fogh Rasmussen cảnh báo rằng "cái được gọi là đoàn cứu trợ này...sẽ chỉ làm khủng hoảng trong khu vực do Nga gây ra trở nên nghiêm trọng hơn. Việc không tôn trọng các quy ước cứu trợ nhân đạo quốc tế đặt ra câu hỏi, liệu rằng mục đích thực sự của đoàn xe này là cứu tế cho thường dân hay tiếp tế vũ khí cho phe ly khai?". Bà Angela Merkel thì không chỉ có cuộc đối thoại với ông Putin mà còn thể hiện sự quan ngại của mình với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Hai nhà lãnh đạo đồng tình rằng Ukraina đang "tụt dốc kể từ sau thảm kịch của máy bay Malaysia MH17". Cả hai cũng chung quan điểm rằng động thái mới nhất của Nga là "một sự khiêu khích và xâm phạm chủ quyền Ukraina", đồng thời kêu gọi Nga dừng ngay việc vận chuyển "người, thiết bị quân sự và xe bọc thép vào miền Đông Ukraina". Người phát ngôn của Lầu Năm Góc John Kirby phát biểu:"Nga phải rút người và xe ra khỏi lãnh thổ Ukraina ngay lập tức. Bằng không, cái giá phải trả sẽ lớn hơn nữa".
Không chỉ phương tiện mà quân Nga cũng đang tập trung tại biên giới Nga-Ukraina. Tính tới thứ 6 vừa qua, số lượng quân "sẵn sàng tham chiến" đã lên đến 18 000, tăng lên đáng kể so với những ước tính công khai trước đó của Lầu Năm Góc, nguồn tin từ một quan chức quốc phòng Mỹ. Một quan chức khác cho biết nhiều đơn vị đang đóng tại đường và thị trấn cách biên giới từ 2 đến 10 dặm. Người này cũng nói thêm rằng, từ nhiều tuần nay, Mỹ tin rằng một vài toán quân Nga đã tiến qua biên giới Ukraina. Đáng lo ngại hơn, có vẻ như Nga còn vận chuyển các vũ khí tầm xa và các hệ thống hiện đại, bao gồm ít nhất 2 hệ thống tên lửa đất đối không SA-22 và một số bộ phận của vũ khí hoả lực tầm xa hơn.
Đến nay, theo ước tính của Liên hợp quốc thì khủng hoảng tại Ukraina đã khiến 2000 người thiệt mạng và 5000 người bị thương kể từ giữa tháng 4 tới nay. Trong đó phải kể đến vụ bắt cóc và ám sát lãnh sự danh dự của Lithuania tại thành phố Luhansk Mykola Zelenec. Mới đây nhất, đáp trả lại các cấm vận trừng phạt của phương Tây, Nga đã chơi một nước cờ hiểm khi đánh vào chuỗi cửa hàng ăn nhanh đến từ Mỹ McDonald. Rõ ràng với việc Nga là một thị trường lớn, động thái này được dự đoán sẽ gây nhiều tổn thất gián tiếp nhưng không thể bỏ qua đối với Mỹ, người cầm trịch của phía bên kia chiến tuyến. Đáp lại, vẫn chưa thấy phương Tây có động thái đáp trả nào, ngoài việc liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) tuyên bố không công nhận bất kì trận bóng nào của Nga có liên quan đến các đội bóng của Crimea, bởi liên đoàn bóng đá quốc gia Ukraina đã kiện lên UEFA rằng Nga đã lấy đi 3 đội bóng của mình một cách "bất hợp pháp và tuỳ tiện". Nhưng có lẽ điều này cũng không gây được khó dễ gì cho Tổng thống Putin hay khiến cho cộng đồng dân cư đang trông mong vào cứu trợ nhân đạo từ Nga lấy làm khó chịu. Thay vào đó, có vẻ như chính phương Tây đang bị dồn vào thế bí và cần tìm ra nước cờ hiệu quả hơn là chỉ buông lời hù doạ suông.
Theo Baonghean
Kiev: Đoàn xe tải Nga "xâm lược" Ukraine Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã cáo buộc Nga "vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế" sau khi đoàn xe tải viện trợ của Nga đã tiến vào Ukraine mà chưa có sự cho phép của Kiev. Đoàn xe tải Nga tiến vào biên giới Ukraine. Hơn 100 xe tải Nga đã tiến vào Ukraine vào ngày 22/8 mà không có sự...