Dấu hỏi lớn từ 2 thảm án kinh hoàng
Hai vụ trọng án kinh hoàng: Vụ dùng xăng đốt cả nhà khiến 3 người thiệt mạng ở Hải Phòng, và vụ một thanh niên bị đánh chết, ném xác xuống cống, dẫn đến vụ việc gây mất trật tự xã hội ở Vĩnh Phúc, để lại những câu hỏi nhức nhối không dễ trả lời.
Hiện trường vụ án mạng gây xôn xao dư luận ở Vĩnh Phúc vừa qua
Nhẫn tâm đốt chết cả cha và hai con
“Tàn nhẫn, ác thế!” “Mất nhân tính” “Kinh sợ thật”… Nhiều bạn đọc bàng hoàng thốt lên như vậy khi đọc thông tin về vụ tẩm xăng đốt cả nhà ở Hải Phòng.
“Một vụ án quá thương tâm. Bé Huyền chết thật oan uổng! Một hành động dã man. Đây không phải là con người, mà là một con thú không kiểm soát được hành vi của mình?! Công an Hải Phòng nên sớm có bản án đích đáng để làm gương cho kẻ khác trong xã hội. Thương cháu Huyền quá!”, bạn đọc Nguyễn Phú Hà xót xa: “Xin thắp nén hương tiễn đưa cháu về cõi vĩnh hằng!”.
Video đang HOT
“Thật là nhẫn tâm. Nhiều gia đình họ hàng nhà chồng thế này lắm. Phụ nữ chẳng may không có con trai không chết vì bạo lực thì cũng chết vì bị nói, bị phân biệt đối xử… Đó là một thực tế buồn, nên người ta càng thương con gái, thời này còn bị phụ thuộc, ảnh hưởng nhà chồng quá nhiều…”, một bạn đọc ký tên Ha viết.
“Từ mâu thuẫn nội bộ gia đình kéo dài nhiều năm nay với vợ chồng con trai duy nhất Trần Đình Điệp và Nguyễn Thị Luyến, Điệp hành động như một kẻ điên, đẩy cả gia đình lâm vào hoàn cảnh hết sức thương tâm: 2 người con gái bị chết, bố đẻ cũng quy tiên, còn mẹ và vợ bị bỏng nặng. Đúng là thảm cảnh kinh hoàng”, bạn đọc Hoài Giang.
“Những gì đang xảy ra tại gia đình ông Hậu, ở Hải Phòng làm nhiều người đau lòng khi đọc, xem và nghe câu chuyện này! Có lẽ nó là tận cùng của lương tri, tội ác và sự hận thù!”, bạn đọc Hoàng An xót xa phân tích. “Nhà vô phúc, lại gặp đứa con bất hiếu: lửa cháy còn đổ xăng thêm”, bạn đọc Baonguyen chua chát.
Người dân quá khích, vì sao?
Về vụ một thanh niên bị đánh chết, ném xác xuống cống, nhiều bạn đọc đặt câu hỏi: Vì sao một vụ án đơn giản, nhưng lại dẫn đến việc hàng trăm người dân bị kích động, gây rối trật tự công cộng? Ngoài chuyện đề nghị cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm tội phạm, nhiều bạn đọc cũng đưa ra lý giải vấn đề này.
“Nếu cơ quan chức năng làm đúng, kết luận đúng thì thử hỏi gia đình và những người quá khích có làm vậy không? Nếu xử lý, phải xử lý những người được giao nhiệm vụ điều tra, xử lý pháp y ban đầu. Những người quá khích trước cũng đáng bị xử lý trước pháp luật nhưng đó là hệ quả của việc xử lý ban đầu không chuẩn”, bạn đọc tên Thân viết.
Nêu lại thông tin “đây là 1 vụ án hình sự không phức tạp, xảy ra trong quá trình 2 nhóm đối tượng mâu thuẫn tại quán ăn đêm, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Gia đình nạn nhân khi nhận được thông tin đã bị một số đối tượng quá khích, kích động gây sức ép…”, bạn đọc Hoàng Sơn thắc mắc: “Tại sao khám nghiệm tử thi và kết luận lại bị sai như vậy?”.
“Theo tôi phải kỷ luật những người khám nghiệm tử thi lúc đầu. Vì kết luận chết do ngạt nước nên gia đình bức xúc có hành động như thế”, bạn đọc Nguyễn Văn Cư.
“Liên quan đến mạng người, mà đưa ra kết luận thiếu chính xác là điều không thể chấp nhận đưọc!”, bạn đọc Nhuoc Hue cũng chỉ trích việc xử lý ban đầu vụ việc của cơ quan chức năng.
“Vụ án ở Vĩnh Yên, người dân nên bình tĩnh để cơ quan điều tra làm việc, sẽ có kết luận chính xác, sẽ tìm ra hung thủ gây án. Vụ án này rất bình thường, đơn giản, nhưng một số kẻ cố tình thổi phồng lên, làm nhiễu loạn thông tin. Đề nghị cơ quan công an xử lý trước pháp luật một số kẻ quá khích, những kẻ thêu diệt không đúng sự thật, lợi dụng làm cho tình tiết vụ án sai lệch, kích động nhiều người gây rối trật tự công cộng”, bạn đọc ký tên CUMI bức xúc.
Trước tình hình phức tạp của vụ việc, với hàng loại tin đồn liên quan đến người thân của lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều bạn đọc thống nhất, “đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra để đảm bảo tính độc lập, làm cho người dân tâm phục”.
Theo ANTD
"141 không đánh người"
Công an Hà Nội kết luận các nhân chứng quan sát ở xa nên có thể tưởng việc cầm gậy ra hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát là hành vi đánh người.
Chiều 20/3, Công an TP Hà Nội cho biết, không có chuyện lượng cảnh sát thuộc Tổ Y5-141 Hà Nội đánh anh Nghiêm Duy Hoàng gẫy xương gò má. Người này không đội mũ bảo hiểm, không chấp hành hiệu lệnh của lực lượng chức năng, bỏ chạy và tự gây ra tai nạn.
Thiếu tướng Trần Thùy, Phó Giám đốc kiêm Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội, khẳng định, anh Nghiêm Duy Hoàng (23 tuổi, quê ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, tạm trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã tự gây tai nạn cho mình.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, anh Nghiêm Duy Hoàng đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, không mang giấy tờ xe máy và giấy tờ tùy thân, vi phạm Luật giao thông đường bộ nên bị Tổ công tác Y5/141 làm nhiệm vụ ở ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng) ra lệnh dừng xe.
Tuy nhiên, anh Hoàng không chấp hành và quay đầu bỏ chạy, gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông. Do đó các chiến sĩ đã phải ngăn chặn.
CA Hà Nội cho rằng anh Nghiêm Duy Hoàng bỏ chạy và tự gây tai nạn cho mình.
Từ lời khai của các nhân chứng, kết quả khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, dấu vết trên xe máy của anh Hoàng, cơ chế thương tích... cơ quan điều tra kết luận: "Khi bỏ chạy với tốc độ cao, trên đường có nhiều vật cản, Hoàng đã đâm xe máy vào dải phân cách nên đã bị nhiều thương tích trên cơ thể. Việc anh Hoàng khai bị lực lượng 141 đánh là không có căn cứ".
Thiếu tướng Trần Thùy cho biết, quá trình thu thập tài liệu vụ việc có 2 nhân chứng khai nhìn thấy cảnh sát cơ động dùng gậy đánh vào mặt anh Hoàng làm anh Hoàng ngã vào dải phân cách.
Tuy nhiên, qua thực nghiệm điều tra cho thấy, các nhân chứng này đứng ở những góc quan sát khác nhau, ở xa nên có thể lầm tưởng việc cầm gậy nhựa giơ ngang để ra hiệu lệnh dừng xe của lực lượng cảnh sát cơ động 141 là hành vi đánh anh Hoàng.
"Trên cơ sở căn cứ kết quả giám định cơ chế hình thành dấu vết để lại trên gò má phải anh Hoàng, dấu vết để lại hiện trường, kết quả giám định trên gậy nhựa do do chiến sĩ trong Tổ Y5/141 sử dụng mà cơ quan điều tra thu giữ, các lời khai nhân chứng khác, đủ căn cứ xác định lời khai của 2 nhân chứng này là không khách quan", bản kết luận nêu rõ.
Thiếu tướng Trần Thùy cho biết, đây mới chỉ là đây chỉ là kết luận ban đầu, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục điều tra, làm rõ sự việc. Các vết thương trên người anh Hoàng cũng đã đang được Viện Pháp y Trung ương giám định để đi đến kết luận chính thức về cơ chế gây thương tích.
"Đến giờ anh Hoàng vẫn chưa có đơn tố cáo lực lượng 141. Nếu kết luận cuối cùng cho thấy anh Hoàng tự gây ra thương tích cho mình thì với các lỗi như không đội mũ bảo hiểm, không mang theo giấy giờ, bỏ chạy... sẽ bị xử lý hành chính, không thể bỏ qua được", Thiếu tướng Trần Thùy khẳng định.
Theo vietbao
Kết luận vụ 141 bị tố đánh người, chậm nhất 2 ngày nữa Chiều 18/3, một lãnh đạo Công an Hà Nội cho biết, khoảng 1-2 ngày tới, sẽ công bố kết luận về vụ việc 141 bị tố đánh người. Chiều 18/3, một lãnh đạo Công an Hà Nội cho biết, cơ quan điều tra đang gấp rút để có được kết luận cuối cùng về vụ việc 141 bị tố đánh người. Theo vị...