Dấu hiệu và cách điều trị bệnh tai biến nhẹ không nên bỏ qua
Bệnh tai biến nhẹ hay còn gọi là bệnh tai biến mạch máu não nhẹ hay cơn thiếu máu não thoáng qua. Vậy đâu là dấu hiệu của bệnh tai biến nhẹ và cách điều trị bệnh?
Bạn nên nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh tai biến nhẹ
Bệnh tai biến nhẹ hay còn gọi là bệnh tai biến mạch máu não nhẹ hay cơn thiếu máu não thoáng qua. Do bệnh có thể chưa nguy hiểm đến tính mạng ở thời điểm hiện tại nên nhiều người chủ quan không lưu ý điều trị từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau này. Vậy đâu là dấu hiệu của bệnh tai biến nhẹ và cách điều trị bệnh tai biến nhẹ?
Nhiều người quan niệm rằng các cơn tai biến nhẹ hay các cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua là lành tính, còn các cơn tai biến nặng mới là nghiêm trọng, đây là một quan điểm rất sai lầm. Tai biến nặng hay cơn thiếu máu não thoáng qua đều là tình trạng nghiêm trọng liên quan tới thiếu máu não cục bộ và việc phát hiện xử lý kịp thời là điều hết sức cần thiết.
Bệnh tai biến mạch máu não nhẹ là gì?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về bệnh tai biến mạch máu não nhẹ tuy nhiên năm 2009 Hiệp hội Đột quỵ Mỹ công nhận và sử dụng định nghĩa sau: “Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua là một giai đoạn rối loạn chức năng thần kinh ngắn do thiếu máu võng mạc hoặc thiếu máu não cục bộ, các triệu chứng thường kéo dài dưới 1 giờ, và không có bằng chứng của nhồi máu não”. Hiện định nghĩa này cũng được sử dụng tại Việt Nam.
Tuy thời gian hồi phục ngắn chỉ từ vài phút đến vài giờ và không để lại dấu hiệu yếu liệt sau cơn tai biến nhẹ, tuy vậy, bệnh vẫn là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây thiếu máu não thực sự và làm tăng tỷ lệ tử vong trong những năm đầu sau tai biến.
Một số vùng dễ bị tai biến mạch máu nhẹ
Triệu chứng của bệnh tai biến nhẹ
Triệu chứng của bệnh tai biến nhẹ bao gồm triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng:
1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh tai biến nhẹ
Có nhiều triệu chứng biểu hiện việc tổn thương hệ tuần hoàn não trước như yếu nửa người, giảm cảm giác nửa người, nói khó, mù 1 mắt thoáng qua, mù 2 mắt thoáng qua, chóng mặt, liệt tứ chi… Các triệu chứng này có tần suất xuất hiện tùy vào việc tổn thương hệ động mạch cảnh hay hệ động mạch đốt sống – thân nền. Tham khảo bảng dưới đây:
Video đang HOT
Bảng tần suất xuất hiện các triệu chứng ở bệnh nhân cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua
2. Triệu chứng cận lâm sàng của bệnh tai biến nhẹ
Sinh hóa máu: rối loạn lipid máu, đặc biệt tăng lipoprotein trọng lượng phân tử thấp là nguy cơ gây vữa xơ động mạch và đột quỵ.
Điện tim: có thể gặp rung nhĩ và một số dạng loạn nhịp tim
Siêu âm tim: có thể gặp các tổn thương van tim, biểu hiện suy chức năng tim…
Siêu âm hệ động mạch cảnh và hệ động mạch đốt sống – thân nền: có thể thấy các tổn thương vữa xơ động mạch, dày lớp nội trung mạc động mạch.
Siêu âm Doppler xuyên sọ: chỉ tiến hành ở các cơ sở chuyên khoa. Cho phép đánh giá lưu lượng tuần hoàn ở các động mạch lớn trong não và động mạch mắt.
Cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ: cho phép chẩn đoán loại trừ một số bệnh lý liên quan.
Dấu hiệu của bệnh tai biến nhẹ (tai biến mạch máu não cục bộ thoáng qua)
Triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua tương tự như triệu chứng của đột quỵ hay bệnh tai biến nặng. Nhưng triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua không kéo dài. Hầu như các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng từ 10 đến 20 phút. Thiếu máu não thoáng qua được chia làm hai thể là xuất huyết não và nhồi máu não với 2 loại triệu chứng chủ yếu là triệu chứng điển hình và không điển hình.
1. Triệu chứng điển hình bệnh tai biến nhẹ
Cảm giác nặng ở cánh tay, chânLàm rớt đồ vật đang cầm trên tay
Thay đổi dáng đi, mất đồng bộ phối hợp trong vận động
Thay đổi về cảm giác, tê rần, kiến bò
Rối loạn giọng nói, nói khó, lộn xộn, sai lệch, không nói được
Mất thăng bằng, chóng mặt thấy bản thân quay hoặc đồ vật xung quanh quay.
2. Triệu chứng không điển hình cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua
Cơn choáng, ngất xỉu, bần thần
Nhức đầu nhẹ
Quên thoáng qua
Nôn, buồn nôn
Co giật, liệt mặ
tĐau ở mắt, méo miệng
Cách điều trị bệnh tai biến nhẹ
Trong điều trị cơn thiếu mãu não thoáng qua cần tuân thủ và thực hiện theo nguyên tắc FAST (có nghĩa là nhanh).
Đồng thời FAST là chữ viết tắt để nhớ những dấu hiệu của đột quỵ và những điều nên làm nếu bạn nghĩ đột quỵ đã xảy ra.
FAST là chữ viết tắt để nhớ những dấu hiệu của đột quỵ
(F)ACE (mặt): Yêu cầu bệnh nhân cười; kiểm tra để phát hiện nếu một bên mặt rũ xuống.
(A)RMS (tay): Yêu cầu bệnh nhân đưa cả hai tay lên; kiểm tra để phát hiện nếu một tay rơi xuống.
(S)PEECH (nói chuyện): Yêu cầu bệnh nhân lặp lại một câu đơn giản; kiểm tra để phát hiện nếu nói những từ không trôi chảy và kiểm tra sự lặp lại chính xác câu.
(T)IME (thời gian): Nếu bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng nào của các triệu chứng này, thời gian là yếu tố quan trọng. Hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện nhanh chóng hoặc gọi cấp cứu 115.
Việc điều trị tích cực trong vòng 1 – 3 giờ và không quá 6 giờ có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm hạn chế những di chứng sau này. Nếu để quá lâu thì nguy cơ tàn phế ở bệnh nhân là rất cao và di chứng để lại rất nặng nề.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tai biến bằng thuốc Đông y thế hệ 2
Đối với bệnh nhân có nguy cơ cao đặc biệt các bệnh nhân đã có những dấu hiệu của bệnh tai biến nhẹ với những cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua cần đặc biệt lưu ý đến sức khỏe của bản thân. Hiện nay đã có thuốc Đông Y thế hệ 2 có hiệu quả vượt trội, chi phí hợp lý, an toàn và không nhờn thuốc khi sử dụng lâu dài, được sản xuất theo dây chuyển hiện đại chuẩn GMP-WHO giúp phòng ngừa tai biến và phục hồi di chứng sau tai biến.
Hải Nguyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Cứu thanh niên bị đâm thấu cổ
Bệnh nhân 24 tuổi ở Hà Nội vào viện với vết thương ở hai bên cổ đang ra máu liên tục.
Ảnh minh họa
Ngày 9/3, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) cho biết các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp đã phẫu thuật cứu sống bệnh nhân bị đâm vào cổ gây tổn thương động mạch cảnh. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng mất máu nặng, có nhiều vết thương vùng đầu, mặt, cổ do bị vật sắc nhọn đâm.
Kíp trực đã sơ cứu khâu ép cầm máu tại chỗ vết thương vùng cổ, đồng thời hồi sức tích cực và chuyển bệnh nhân lên phòng mổ cấp cứu.
Các bác sĩ phẫu thuật đã khâu vết thương các vị trí mạch máu bị tổn thương và phần mềm khác cho bệnh nhân. Trong thời gian phẫu thuật, bệnh nhân liên tục được hồi sức tích cực, truyền bù 2,2 lít máu. Sau 6 ngày điều trị, bệnh nhân dần ổn định sức khỏe và xuất viện.
Bác sĩ Phan Văn Thành, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, cho biết vết thương ở mạch máu lớn (vùng cổ, nách, bẹn) là những vết thương chí mạng do nạn nhân sẽ mất nhiều máu. Bệnh nhân có nguy cơ cao tử vong vì mất máu nhiều nếu không được cấp cứu kịp thời.
Những trường hợp này, tính mạng bệnh nhân phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng sơ cứu ban đầu. Ở những vị trí bị thương thuận lợi, garo là kỹ thuật có hiệu quả tốt. Những vị trí khó (vùng cổ, bẹn) trong trường hợp nguy cấp có thể dùng tay chặn chặt trên vết thương để giảm mất máu. Sơ cứu tốt tại hiện trường thì khả năng nạn nhân được cứu sống cao hơn và chi phí điều trị thấp.
Lê Nga
Theo VNE