Dấu hiệu ung thư nam giới thường phớt lờ
Những triệu chứng dưới đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư (UT),cũng có thể không, nhưng quý ông nên cẩn trọng gặp bác sĩ để phát hiện bệnh sớm và chữa trị.
Tinh hoàn biến dạng: UT tinh hoàn rất phổ biến ở nam giới trẻ (từ 20 – 39 tuổi). Dấu hiệu của UT tinh hoàn có thể là tinh hoàn bị sưng, nổi u hoặc bị biến dạng thường xuyên. UT tinh hoàn phát triển rất nhanh. Hiệp hội UT Mỹ khuyến nghị nam giới khi kiểm tra bệnh nên kiểm tra luôn tinh hoàn.
Khối u ở ngực: Mặc dù UT vú không phổ biến ở nam giới, nhưng trên thực tế vẫn có 1/100 ca bệnh UT vú ở nam giới, làm nổi những khối u ở ngực, da ngực bị trũng hoặc nhăn, núm vú cũng thay đổi như bị thụt vào, hoặc mẩn đỏ.
Hạch bạch huyết phồng lớn: Có rất nhiều nguyên nhân làm các hạch bạch huyết phồng lớn và UT có thể là một trong những nguyên nhân đó. Vì vậy, nên gặp bác sĩ để định rõ nguyên nhân.
Giảm cân: Khi không ăn kiêng hoặc không thực hiện giảm cân mà vẫn sụt cân, có thể là dấu hiệu của bệnh UT, viêm nhiễm hoặc những chứng bệnh mạn tính khác.
Sốt: Đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi bị bệnh hoặc bị viêm nhiễm. Một vài bệnh UT, đặc biệt là UT tế bào máu có thể gây ra sốt. Vì vậy, nếu bị sốt kéo dài mà không rõ nguyên nhân, nên tham vấn bác sĩ.
Ho dai dẳng: Ho là phản ứng tự nhiên đối với những bệnh về hô hấp và dị ứng, nhưng nếu ho dai dẳng từ ba-bốn tuần thì có thể là dấu hiệu của bệnh UT phổi hoặc cổ họng.
Trục trặc khi nuốt: Bị trục trặc hoặc đau khi nuốt, đó có thể là dấu hiệu của bệnh UT dạ dày – ruột hoặc UT thực quản. Tuy vậy, rối loạn u lành tính ở thực quản cũng có thể gây ra trục trặc khi nuốt và chỉ bác sĩ mới thẩm định chính xác được.
Chảy máu: Khi bị chảy máu bất ngờ, như ho ra máu hoặc đi tiêu tiểu ra máu, hãy đi kiểm tra ngay.
Đốm trắng ở miệng: Bệnh bạch sản miệng làm nổi đốm trắng ở trong miệng hoặc ở lưỡi. Đặc biệt phổ biến ở những người hút thuốc lá không khói. Những đốm trắng có thể tiến triển đến bệnh UT miệng.
Mệt mỏi: Dấu hiệu này rất khó xác định rõ bệnh, bởi vì hầu hết mọi chứng bệnh mạn tính đều gây mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý nếu mệt kéo dài và tình hình ngày càng xấu đi mà không rõ nguyên nhân.
Video đang HOT
Theo Medicinenet
Cách chữa ho dị ứng đơn giản tại nhà
Ho dị ứng là triệu chứng thường gặp vào thời điểm giao mùa hoặc mùa lạnh, gây ra những cảm giác rất khó chịu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những cách điều trị phù hợp và hiệu quả.
Ho dị ứng được gây ra bởi các chất gây dị ứng, cụ thể như các chất gây ô nhiễm không khí, khói bụi, phấn hoa, lông vật nuôi hay mùi từ một số loại thực phẩm nhất định... Khi các chất này xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan như: mũi, họng, thanh quản, khí quản, phổi.... gây lên cảm giác rất khó chịu.
Ho dị ứng gây ra nhứng cảm giác rất khó chịu.Nguồn: Internet.
Tuy không nguy hiểm nhiều nhưng ho dị ứng thường khiến bệnh nhân mệt mỏi, tức ngực, bụng, đau đầu, mất ngủ, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt và làm việc.
Dưới đây là những cách chữa trị ho dị ứng đơn giản tại nhà bằng các loại trái cây, thực phẩm bạn có thể tham khảo:
Dứa
Một số người có cảm giác ngứa ở cổ họng sau khi ăn dứa hoặc uống nước ép dứa. Đó có thể là do họ dị ứng với các loại trái cây. Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi người thì loại trái cây này lại là một phương thuốc rất tốt để chữa trị chứng ho dị ứng.
Dứa có chứa một loại enzyme quan trọng có tên là bromelain. Hợp chất này có tác dụng chống viêm, giúp ngăn chặn chứng viêm đường hô hấp do ho dị ứng gây ra.
Dứa giúp ngăn chặn chứng viêm đường hô hấp do ho dị ứng gây ra. Nguồn: Internet.
Tuy nhiên, những người bị dị ứng với dứa không thể sử dụng phương thuốc này. Ngoài ra, nó cũng không được khuyến cáo dùng cho những người đang điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc sử dụng các chất làm loãng máu.
Sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua và pho mát có chứa một loại vi khuẩn là Lactobacillus (hay còn gọi là probiotic). Đây là loại vi khuẩn có lợi, cư trú tại ruột, âm đạo để bảo vệ cơ thế chống lại sự xâm nhập hay gia tăng của các sinh vật "có hại" có thể gây bệnh và chủ yếu giúp cải thiện hệ tiêu hoá.
Sữa làm giảm tác động của các chất gây dị ứng. Nguồn: Internet.
Ngoài ra, nó cũng đã được tìm thấy để làm giảm sự nhạy cảm của cơ thể với sự tác động của một số chất gây dị ứng như phấn hoa...
Húng quế
Húng quế là loại cây giàu chất chống oxy hóa, nó được biết đến với tác dụng kháng viêm, giúp ngăn ngừa và điều trị ho dị ứng. Khi chữa trị ho dị ứng, bạn hãy kết hợp húng quế với gừng và mật ong để cho hiệu quả tốt nhất.
Húng quế giúp ngăn ngừa và điều trị ho dị ứng. Nguồn: Internet.
Đầu tiên, bạn hãy giã/ xay nhuyễn một nắm lá húng quế. Sau đó, cho 1 muỗng cà phê gừng đập nhỏ, 3 muỗng cà phê mật ong và 1 muỗng cà phê nước vào rồi trộn đều lên. Uống hỗn hợp nước này 3 lần một ngày sẽ làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh ho dị ứng và giúp bạn có được một cách chữa trị bệnh này hiệu quả, đơn giản mà lại rất an toàn.
Nước ép từ hỗn hợp củ dền, dưa chuột và cà rốt
Củ dền (hay củ cải đường) có chứa chất betalains (giàu chất chống oxy hóa, giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể), củ cà rốt và dưa chuột có chứa chất beta caroten. Hợp chất này được biết đến là chất chống oxy hóa mạnh mẽ vì nó mang đặc tính kháng viêm, có tác dụng chữa trị ho dị ứng khá hiệu quả.
Nước ép từ hỗn hợp củ dền, dưa chuột và cà rốt giúp chữa trị ho dị ứng. Ảnh minh họa.
Bạn hãy trộn 250 ml hỗn hợp nước ép cà rốt, dưa chuột và 100 ml nước ép củ dền với nhau để được một hỗn hợp nước nguyên chất. Uống hỗn hợp nước ép này mỗi ngày một lần sẽ có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm các biểu hiện của bệnh ho dị ứng.
Hỗn hợp mật ong và chanh
Hỗn hợp mật ong và chanh làm giảm các biểu hiện của ho dị ứng. Nguồn: Internet.
Mật ong và chanh đều có tác dụng kháng khuẩn, nó cũng có đặc tính làm giảm các biểu hiện của bệnh ho dị ứng.
Hãy vắt một nửa quả chanh vào một ly nước ấm và trộn 1 muỗng cà phê mật ong vào rồi trộn đều với nhau. Uống hỗn hợp này vào mỗi buổi sáng lúc bụng còn trống để có được một cách chữa trị ho dị ứng đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý:
Các biện pháp chữa trị ho dị ứng đơn giản tại nhà này chỉ có tác dụng làm giảm những biểu hiện khó chịu của ho dị ứng.
Nếu sau khi sử dụng những biện pháp này mà không thấy tình hình sức khỏe cải thiện trong vòng một tuần thì tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể loại trừ bất kỳ nguyên nhân gây bệnh nào và có hướng giải quyết phù hợp.
Theo Lệ Lệ
Đời sống pháp luật
Bệnh thận: Nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa Mặc dù có vai cực kì quan trọng, nhưng do chế độ ăn uống, lối sống không lành mạnh ở nhiều người đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến "bộ lọc cơ thể" là thận và điều đó để lại những hậu quả nặng nề. Thận hoạt động như một bộ lọc tự nhiên nhằm loại bỏ các chất độc hại ra khỏi...