Dấu hiệu ung thư lưỡi mà bạn dễ dàng bỏ qua
Ung thư lưỡi chủ yếu gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Vài năm gần đây số ca ung thư lưỡi ngày càng gia tăng tại Bệnh viện K.
Theo thống kê của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, trên toàn thế giới hàng năm có khoảng 264.000 ca mới mắc ung thư lưỡi và khoảng 128.000 trường hợp tử vong. Tại Mỹ, năm 2009 có hơn 10.500 trường hợp ung thư mới mắc, 1.900 trường hợp tử vong.
Dấu hiện mà bạn cần nghĩ ngay đến ung thư lưỡi
Giai đoạn đầu
Các triệu chứng thường không rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua. Thường người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh. Ngoài ra, ở lưỡi có một điểm nổi phồng với sự thay đổi về màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc tổn thương là vết loét nhỏ. Thậm chí có thể sờ thấy tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường.
Khoảng 50% bệnh nhân có hạch ngay từ đầu. Hạch hay gặp là hạch dưới cằm, dưới hàm, cảnh cao. Khả năng di căn hạch vùng từ 15 – 75% tùy thuộc vào độ xâm lấn của u nguyên phát.
Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn này được phát hiện do đau khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói, nuốt. Người bệnh có thể sốt do nhiễm khuẩn, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh. Ngoài ra còn cảm thấy đau tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi đau lan lên tai; tăng tiết nước bọt; ra máu vùng miệng kèm theo hơi thở mùi khó chịu do tổn thương hoại tử gây ra.
Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi khiến bệnh nhân nói và nuốt khó khăn. Ở giai đoạn này xuất hiện ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ ra máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi bị hạn chế vận động, không di động được.
Giai đoạn tiến triển
Video đang HOT
Ở giai đoạn này, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới, gây đau đớn, gây bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ ra máu, thậm chí có thể gây ra máu trầm trọng. Thường phải khám bệnh nhân ở trạng thái đã gây tê để hạn chế phản ứng của người bệnh do đau đớn. Việc thăm khám rất quan trọng để đánh giá độ thâm nhiễm xuống phía dưới, độ xâm lấn vào các mô tiếp cận: sàn miệng, trụ amidan, amidan, rãnh lưỡi… và đo kích thước khối u.
Khám hạch: khoảng 40-50% các trường hợp có hạch ngay từ lần khám đầu tiên, trong đó 3/4 là hạch di căn. Hạch dưới cằm dưới hàm hay gặp, hiếm gặp các hạch cảnh giữa và dưới. Đa số các tổn thương: 80% gặp ở bờ tự do của lưỡi, 10% gặp ở mặt dưới lưỡi, 8% gặp ở mặt trên lưỡi, 2% gặp ở đầu lưỡi.
Điều trị ung thư lưỡi như thế nào để đạt hiệu quả điều trị cao nhất?
Thực trạng đáng lo ngại hiện nay là đa số bệnh nhân ung thư lưỡi đến khám và phát hiện khi các tổn thương đã lan rộng, phải phẫu thuật triệt căn (cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi, tùy vị trí và kích thước khối u). Ở giai đoạn sớm có thể điều trị triệt căn bằng phẫu thuật, ở giai đoạn muộn hơn cần phải kết hợp điều trị phẫu thuật, xạ trị và hóa trị nhằm kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn khi có ra máu nhiều tại u, phải phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài để cầm máu.
Xạ trị
Có thể xạ trị đơn thuần trong các trường hợp ung thư lưỡi giai đoạn muộn không còn chỉ định phẫu thuật hoặc xạ trị triệt căn trong trường hợp giai đoạn sớm. Xạ trị cũng có thể dùng sau phẫu thuật nhằm diệt nốt những tế bào ung thư còn sót lại. Ngoài ra có thể xạ trị tại chỗ (xạ trị áp sát) bằng cách dùng nguồn phóng xạ đặt hoặc cắm vào tổn thương ung thư tại lưỡi nhằm tiêu diệt tổn thương.
Xạ trị đóng vai trò điều trị triệt căn hoặc bổ trợ trong điều trị bệnh ung thư lưỡi. Tuy nhiên, nó cũng gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, viêm miệng, sạm da, cháy da, loét da, khít hàm.
Hóa chất
Có thể dùng đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi, có thể đơn hóa trị hoặc phối hợp đa hóa trị. Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng đa hóa trị cho kết quả đáp ứng tốt hơn đơn hóa trị.
Hóa trị tân bổ trợ là hóa trị trước phẫu thuật hoặc xạ trị nhằm mục đích thu nhỏ tổn thương để phẫu thuật và xạ trị thuận lợi hơn. Hóa trị bổ trợ trước đem lại tỷ lệ đáp ứng tại chỗ cao (75 – 85%), nâng cao khả năng dung nạp thuốc cho người bệnh, giảm tỷ lệ kháng thuốc và ngăn ngừa di căn xa xuất hiện sớm. Hóa trị liệu trước phẫu thuật thường áp dụng cho ung thư đầu mặt cổ giai đoạn muộn.
Để phòng ngừa ung thư lưỡi mọi người cần thăm khám ngay khi thấy dấu hiệu bất thường để chẩn đoán, phát hiện bệnh và kết hợp nhiều phương pháp điều trị nhằm nâng cao hiệu quả.
Theo VTV News
Tưởng là bị nhiệt lưỡi, ngờ đâu lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư mà nhiều người không hay biết
Hãy chú ý nếu thấy vùng lưỡi của mình xuất hiện những vết loét kéo dài quá 1 tháng. Bởi đôi khi, nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư lưỡi mà bạn không hề ngờ tới.
Ung thư lưỡi là một loại ung thư hiếm gặp nhưng bệnh vẫn có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, do bệnh này thường dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng nhiệt miệng nên đa phần chúng ta phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn cuối.
Điển hình như một trường hợp ở tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) đã gặp phải triệu chứng nhiệt lưỡi suốt hơn 2 tháng. Bệnh nhân là nữ giới, họ Vương, hiện đang làm giáo viên. Dù đã thay đổi chế độ ăn hàng ngày với những món mát, có tính giải nhiệt nhưng vết nhiệt trên lưỡi của cô Vương vẫn cứng đầu không chịu biến mất.
Đáng lo hơn, sau 2 tháng, tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng lan rộng và gây đau rát vùng lưỡi. Điều này làm cản trở việc dạy học của cô Vương và gây khó khăn khi ăn uống.
Vì quá đau đớn nên cô Vương quyết định tới bệnh viện để kiểm tra. Tại đây, bác sĩ nghi ngờ vết nhiệt trên lưỡi của cô Vương là triệu chứng bệnh ung thư nên đã làm một số xét nghiệm sinh thiết. Sau đó, bác sĩ thông báo cô Vương đã mắc bệnh ung thư lưỡi.
Theo hình chụp xét nghiệm, trên lưỡi của cô Vương có 2 khối u nhỏ. Khối u nhỏ hơn bên phải chỉ cần mổ cục bộ và khâu lại là được. Nhưng không may, khối u bên trái lại lớn hơn nên bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật đục và cắt bỏ gần nửa chiếc lưỡi của cô Vương. Sau 6 tiếng, các bác sĩ đã thực hiện thành công ca phẫu thuật này. Hiện tại, cô Vương đã dần hồi phục và chuẩn bị được xuất viện.
Chia sẻ thêm về trường hợp này, bác sĩ cho biết: "Mặc dù cuộc phẫu thuật đã thành công nhưng cô Vương lại quá bỏ bê bản thân khi chịu đựng vết nhiệt to như vậy trong hơn 2 tháng. Nếu để muộn hơn thì nguy cơ cao còn phải cắt bỏ cả chiếc lưỡi của mình".
Để tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm như cô Vương, bạn nên chú ý phân biệt rõ giữa triệu chứng của bệnh nhiệt miệng và ung thư lưỡi nhé!
Các triệu chứng trên của bệnh ung thư lưỡi được chia làm 2 giai đoạn, bao gồm giai đoạn đầu và giai đoạn toàn phát. Việc phát hiện ung thư lưỡi với những dấu hiệu đặc trưng như trên không hề khó. Đặc biệt, khi nhận thấy mình có những biểu hiện trên thì cần chủ động tới gặp bác sĩ để điều trị ngay.
Một vài lưu ý để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh nhiệt miệng và ung thư lưỡi:
Đừng đợi đến khi phát hiện bệnh mới đi chữa trị mà bạn nên chủ động phòng tránh ngay từ bây giờ. Dưới đây là một vài lưu ý mà bạn nên nắm rõ:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nạp đủ nước và rau xanh, trái cây mỗi ngày.
- Vệ sinh răng miệng kỹ sau khi ăn.
- Không tự ý uống thuốc để giảm đau, bởi điều này sẽ làm vết nhiệt sưng to và lâu lành hơn.
- Hạn chế tiêu thụ đồ có cồn như rượu bia.
Source (Nguồn): Huanqiu
Nghịch lý khi thuốc chống ung thư có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư Một nghiên cứu mới cho thấy thuốc tamoxifen, loại thuốc chống ung thư vú do hàng ngàn phụ nữ sử dụng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tử cung gấp đôi. Theo một nghiên cứu của Alien, phụ nữ dùng thuốc tamoxifen trong 10 năm thay vì 5 năm theo tiêu chuẩn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung...