Dấu hiệu tủ quần áo quá tải và cách cải thiện
Nếu muốn tạm biệt cảm giác ngán ngẩm mỗi khi nhìn vào tủ đồ, hãy dành ra một buổi để chọn lọc và phân loại theo tiêu chí phù hợp.
Những dấu hiện cho thấy tủ quần áo của bạn đang quá tải:
1. Trang phục liên tục bị nhàu vì không có đủ chỗ để chúng được đặt phẳng phiu.
2. Những chiếc áo từ thời trung học hay đại học mà bạn chẳng bao giờ đụng đến vẫn chiếm kha khá chỗ trống.
3. Bạn không thể tìm thấy thứ gì trong tủ đồ, bởi vậy nó trở thành một nơi lý tưởng để trốn.
4. Bạn nhận ra sự hỗn độn và cảm thấy ngán ngẩm khi đứng trước tủ đồ, nhưng không hề có ý định dành thời gian sắp xếp lại.
5. Có những thứ bạn đã không đụng vào trong ít nhất 2 năm, nhưng vẫn giữ chúng để đợi dịp thích hợp sẽ diện, hoặc chờ tới khi mặc vừa.
6. Dù tủ quần áo đã lèn chặt đến tận nóc, bạn vẫn không thể ngừng shopping.
Video đang HOT
7. Đôi khi bạn cho ai đó mượn váy áo rồi quên luôn vì bạn thậm chí còn không nhận ra tủ đồ của mình thiếu nó.
8. Người khác thấy bạn có rất nhiều quần áo, nhưng bạn lại “chẳng có gì để mặc”.
9. Không ít lần bạn đi làm muộn hoặc trễ hẹn chỉ bởi mất quá nhiều thời gian lục lọi khắp nơi để tìm thứ định mặc.
10. Bạn không thiếu những món trang phục cơ bản như áo thun trắng hay sơ mi đơn giản, nhưng vẫn phải mua vì nhiều khi không thể tìm thấy chúng ở nhà.
11. Tất cả các ngăn tủ, thậm chí những khoảng trống trong phòng đều được tận dụng để chứa trang phục, giày dép, túi xách… nhưng dường như chưa ăn thua.
Để cải thiện tình trạng này, hãy cùng tham khảo một số gợi ý sau nhằm “giải phóng” tủ đồ của bạn:
1. Đầu tư một buổi kiểm tra lại toàn bộ tủ đồ, quyết định xem món nào mình thực sự dùng và vẫn còn vừa vặn.
2. Tiết kiệm không gian và thời gian bằng cách sắp xếp trang phục theo từng loại, ví dụ như áo ngắn tay, dài tay, quần jeans, quần short… Bên cạnh đó, nếu muốn chi tiết hơn, bạn có thể phân theo cả màu sắc. Điều này giúp mỗi lần lựa chọn quần áo trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn và tránh trường hợp quên luôn món đồ nào đó.
3. Chọn một khu vực dành riêng cho quần jeans và cuộn chặt từng chiếc lại, vừa đỡ tốn không gian, vừa giữ chúng không bị nhàu.
4. Đừng quên chuẩn bị chỗ chứa quần áo không đúng mùa. Những nơi không tiện quan sát hoặc khó chạm tới là gợi ý phù hợp để cất giữ các món đồ mà tận nửa năm sau bạn mới đụng tới.
5. Hãy phân loại và bảo quản trang sức, phụ kiện một cách cẩn thận. Nếu không có giá treo vòng cổ, vòng tay, hay chẳng còn chỗ để đặt hộp đựng nhẫn, hãy cho mỗi thứ vào một chiếc túi nylon nhỏ (loại chống nước, có khóa kéo ở miệng) và tập hợp vào túi lớn hơn. Ngoài ra, với thắt lưng, bạn có thể cuộn tròn lại hoặc treo tất cả lên vị trí dễ nhìn.
Mytty
Theo Ngoisao.net
Những nguyên nhân khiến trẻ hay ốm, chậm lớn
Con bạn hay bị ốm, chậm lớn và hầu như tháng nào cũng phải đến bệnh viện, thậm chí hàng tuần. Đây là điều khiến cho nhiều cha mẹ phải băn khoăn. Vậy tại sao con hay ốm? Làm thế nào để con khỏe, không bị ốm?
Tại sao trẻ hay ốm?
Theo TS. Lê Minh Hương, Trưởng khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ hay ốm.
Hệ miễn dịch yếu và chưa hoàn thiện: Sau khi sinh, trẻ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ mẹ qua sữa, gọi là "hệ miễn dịch thụ động". Trong quá trình lớn lên, hệ miễn dịch của trẻ mới được hoàn thiện dần. Sự nhạy cảm cao với điều kiện bên ngoài và sức chịu đựng kém. Điều này thì rất dễ hiểu đối với cơ thể còn non nớt và thể trạng còn yếu của trẻ.Các vắcxin tiêm phòng chỉ có thể gia tăng khả năng miễn dịch của trẻ với những bệnh nhất định, tuy nhiên không phải là tất cả, nhất là đối với những bệnh dễ mắc như: cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp trên do nhiều loài virut.
Nhiều trẻ cứ ốm liên miên khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Ảnh minh họa.
Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Hệ vi khuẩn đường ruột chưa hoàn thiện, các men tiêu hoá chưa đủ cũng là một trở ngại lớn cho việc tiêu hóa thức ăn, đặc biệt những trẻ biếng ăn và có chế độ ăn chưa phù hợp. Điều này xảy ra với đa số trẻ em do khẩu phần của trẻ phần lớn được quyết định bởi người lớn. Rồi thói quen "ép ăn" cũng khiến cho trẻ có tâm lý "sợ ăn" và dẫn đến việc không đủ chất, hoạt động của nhiều cơ quan không được cân bằng và là cơ sở của nhiều căn bệnh khác nhau.
Ảnh hưởng của thuốc sử dụng: Có rất nhiều loại thuốc chống chỉ định đối với trẻ em, theo nhiều độ tuổi khác nhau, dẫn đến có những căn bệnh với người lớn chỉ cần uống thuốc là khỏi, nhưng với trẻ em thì không thể sử dụng. Nhất là kháng sinh, sử dụng nhiều cho cơ thể trẻ là hoàn toàn không tốt, vì dễ dẫn đến việc mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, làm cho hệ tiêu hóa kém đi và kết quả là thể trạng của trẻ không thể được cải thiện, lại càng dễ mắc bệnh hơn.
Hệ miễn dịch suy giảm: Đây là một trạng thái mà trong đó cơ thể không sinh được đáp ứng miễn dịch hoặc chỉ sinh được một đáp ứng miễn dịch yếu không thể đáp ứng được với yêu cầu của cuộc sống bình thường. Cụ thể là không chống lại được các vi sinh vật gây bệnh, hậu quả là cơ thể dễ bị nhiễm trùng nặng, đi đến tử vong. Nguyên nhân của suy giảm miễn dịch có thể do bẩm sinh (suy giảm miễn dịch tiên phát) hoặc mắc phải (suy giảm miễn dịch thứ phát), làm cho các loại tế bào có thẩm quyền miễn dịch không còn khả năng phản ứng với các kháng nguyên nữa.
Không rửa tay đúng cách: Bàn tay của trẻ rất dễ bị nhiễm bẩn vì các em rất thích chơi đùa lại hay có thói quen ngậm tay vào miệng. Nếu cha mẹ không chú ý giúp trẻ luôn giữ sạch đôi tay thì khả năng trẻ bị mắc một số bệnh như viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota... là điều khó tránh khỏi. Một thực tế đáng báo động là có tới 74% số bà mẹ có con dưới 5 tuổi không rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn hoặc cho trẻ bú.
Biện pháp cải thiện trình trạng trẻ hay ốm
Để cải thiện thể trạng và phòng chống bệnh tật, TS. Lê Minh Hương khuyến cáo các bậc cha mẹ cần thực hiện một số điều sau:
- Tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể bằng cách nâng cao hệ miễn dịch đường tiêu hoá, vì 70 - 80% hệ miễn dịch của cơ thể (sản sinh ra IgA) nằm ở thành ruột, giúp đường tiêu hoá khoẻ mạnh và trẻ hấp thu tối đa chất dinh dưỡng .
- Bổ sung những vi chất dinh dưỡng quan trọng, các vitamin, các acid amin thiết yếu để trẻ mau chóng bình phục sau ốm.
- Giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cân đều đặn theo biểu đồ tăng trưởng.
- Trong trường hợp nghi ngờ trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải cần đượckhám bác sỹ chuyên khoa miễn dịch để tìm nguyên nhân và điều trị đặc hiệu.
Theo VnMedia
Nguyên tắc điều trị dự phòng bệnh dại ở người Hiện nay đang vào mùa nắng nóng, tình hình bệnh dại ở người do chó dại cắn xảy ra ở một số địa phương và đã có trường hợp bị tử vong do việc xử trí không phù hợp, kịp thời. Vì vậy cộng đồng người dân và cả cơ sở y tế không nên chủ quan, cần biết nguyên tắc điều trị...