Dấu hiệu từ biên giới Trung-Triều cho thấy ông Kim sắp sửa rời Bình Nhưỡng
Một khách sạn Trung Quốc gần biên giới với Triều Tiên đã ngừng nhận đặt phòng vào cuối tuần này, một nguồn tin cho biết hôm thứ Sáu, đây là một dấu hiệu cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể tới Việt Nam bằng tàu hỏa cho hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Hai cây cầu đường bộ và đường sắt nối biên giới Triều Tiên và Trung Quốc.
“Khách sạn Zhonglian đột ngột quyết định ngưng nhận đặt phòng trong hai ngày cuối tuần. Họ sẽ không nhận du khách nước ngoài từ thứ Sáu và bắt đầu hủy đặt phòng. Điều này có thể liên quan đến chuyến đi của Chủ tịch Kim”, nguồn tin cho biết.
Khách sạn ở thành phố biên giới Đan Đông của Trung Quốc nằm gần cầu hữu nghị Trung-Triều nối liền hai nước.
Động thái này xuất hiện trong bối cảnh chưa có thông tin chính thức nào về phương tiện và lộ trình di chuyển của Chủ tịch Kim Jong-un tới Việt Nam.
Trong quá khứ, các khách sạn tại khu vực biên giới hai nước phải ngừng nhận đặt phòng khi nhà lãnh đạo Triều Tiên đã đi đến Trung Quốc bằng tàu hỏa.
Video đang HOT
Động thái của khách sạn Zhonglian cho thấy chuyến tàu của ông Kim có thể đi qua Trung Quốc vào tối thứ Bảy và đến Bắc Kinh vào Chủ nhật, nơi ông có thể gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi tới Hà Nội để đàm phán với Tổng thống Trump.
Một khả năng khác là ông Kim có thể bay đến Việt Nam nhưng vẫn điều đoàn tàu của mình đến biên giới Việt Nam cho chiều về. Trong trường hợp đó, ông Kim có thể hội kiến Chủ tịch Tập trên đường trở lại Bình Nhưỡng.
“Ngay cả khi chuyến tàu đặc biệt của ông Kim đi qua Đan Đông, chúng tôi không thể biết chắc chắn rằng nhà lãnh đạo đang ở trên tàu”, một nguồn tin khác cho biết.
Huy Vũ
Theo Ngày Nay/Yonhap
Trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều, ông Kim Jong Un nhận thông điệp nghiêm khắc
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua (21/2) đã lên tiếng khẳng định, các biện pháp trừng phạt về kinh tế nhằm vào Triều Tiên sẽ không được dỡ bỏ cho đến khi mối đe dọa về chiến tranh hạt nhân từ quốc gia Đông Á này ít nhất không giảm đi một cách đáng kể.
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un đã có cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ nhất ở Singapore hồi tháng Sáu năm 2018
Đây được xem là thông điệp nghiêm khắc mà Mỹ muốn nhắn gửi Triều Tiên ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 ở Hà Nội. Tuy nhiên, thông điệp này cũng cho thấy Mỹ để ngỏ khả năng giảm nhẹ sức ép trừng phạt lên Triều Tiên trước khi nước này phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.
"Người dân Mỹ nên biết chúng ta đã áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế hà khắc nhất từng có lên Triều Tiên và chúng ta sẽ không từ bỏ áp lực này cho đến khi khi chúng ta tự tin rằng chúng ta đã giảm được đáng kể nguy cơ đó (nguy cơ chiến tranh hạt nhân), ông Pompeo cho biết trên chương trình truyền hình Today của đài NBC ngày hôm qua.
Ngoại trưởng Pompeo tái khẳng định mục đích cuối cùng của Mỹ là phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên, nhấn mạnh rằng tiến bộ trong tiến trình này đã đạt được khi Triều Tiên không tiến hành thử tên lửa trong hơn một năm qua. Tuy nhiên, mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên vẫn còn.
Ông Pompeo không muốn công khai chi tiết chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un ở Hà Nội. Tuy nhiên, có tin cho rằng, hai bên sẽ tận dụng cơ hội gặp gỡ lần thứ hai này để đưa ra một tuyên bố chính thức về việc kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Cuộc chiến này đã chấm dứt bằng một lệnh ngừng bắn được ký kết vào tháng Bảy năm 1953. Tuy nhiên, một hiệp ước hòa bình vẫn chưa được ký kết và điều này đồng nghĩa rằng cuộc chiến tranh Triều Tiên về mặt lý thuyết vẫn đang diễn ra.
Khi được hỏi về việc liệu có bất kỳ nhượng bộ nào trong mục đích phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có kiểm chứng trên bán đảo Triều Tiên hay không, Ngoại trưởng Pompeo cứng rắn trả lời: "Không, điều chúng tôi cần là vì người dân Mỹ. Để giữ cho người dân Mỹ an toàn. Chúng ta phải giảm mối đe dọa từ một nước Triều Tiên được trang bị vũ khí hạt nhân và từ đó chúng ta có thể phấn đấu cho hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên, đem đến một tương lai tươi sáng hơn cho nhân dân Triều Tiên".
Một cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong Un đã diễn ra ở Singapore hồi tháng Sáu năm 2018. Trong cuộc gặp lịch sử này, hai bên đã ký được một văn bản chung mà theo đó Triều Tiên cam kết sẽ tiến tới mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên để đổi lại sự đảm bảo về an ninh từ phía Mỹ. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cũng cam kết sẽ ngừng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc ở gần biên giới Triều Tiên.
Tổng thống Trump dự kiến sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Kim Jong Un trong hội nghị thượng đỉnh thứ hai diễn ra ở Việt Nam vào ngày 27/2 tới. Một cuộc gặp như vậy đang được dư luận chờ đợi bởi người ta hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai giữa ông Trump và ông Kim Jong Un sẽ giúp tìm được một bước đột phá trên con đường giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân mang tên Triều Tiên.
Thông tin về một cuộc gặp mới giữa hai nhà lãnh đạo của Mỹ và Triều Tiên đã giúp nhóm lên niềm hy vọng về khả năng tháo ngòi nổ cho một trong những cuộc khủng hoàng nghiêm trọng nhất trên thế giới liên quan đến vấn đề tên lửa và vũ khí hạt nhân. Tiến triển đầy tích cực này bắt đầu được mở ra một cách bất ngờ từ phía Bình Nhưỡng. Trong thông điệp hồi đầu năm mới 2018, Chủ tịch Kim Jong Un đã khiến nhiều người ngỡ ngàng khi "chìa tay" ra với nước láng giềng Hàn Quốc sau khi gây ra "một trận sóng to, gió lớn" đầy nguy hiểm trên bán đảo Triều Tiên bằng những vụ thử hạt nhân và tên lửa liên tiếp trong liên tiếp vài năm trước đó.
Từ màn "chìa tay" bất ngờ nói trên, trong suốt hơn một năm qua, thế giới chứng kiến Triều Tiên liên tiếp có những động thái và phát biểu đầy dịu nhé, phát đi tín hiệu về sự mong muốn hòa giải của Bình Nhưỡng.
Cao trào của diễn biến trên chính là hai cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử riêng rẽ giữa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un với Tổng thống Hàn Quốc và Tổng thống Mỹ. Trong những cuộc gặp như vậy, ông Kim Jong Un đều tuyên bố sẵn sàng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Diễn biến đầy tích cực nói trên từng có vài khoảng lặng khi Bình Nhưỡng tỏ ý bất mãn về việc Mỹ tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt nhằm vào Triều Tiên. Chính quyền của ông Kim Jong Un thậm chí còn đe dọa đi theo "con đường khác".
Tuy nhiên, việc cả Bình Nhưỡng và Washington đều đang tích cực xúc tiến kế hoạch tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai khiến cộng đồng thế giới lại một lần nữa hy vọng về viễn cảnh tháo gỡ cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo VNMedia.vn
Đã tới lúc tính chuyện đoàn tụ gia đình Mỹ-Triều? Một số chuyên gia cho rằng khi gặp nhau tại Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ hai tại Việt Nam sắp tới, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un nên bàn chuyện đoàn tụ người Mỹ gốc Triều Tiên với gia đình bị ly tán. Việc gia đình ly tán là điều xảy ra phổ biến...