Dấu hiệu Trung Quốc chưa sẵn sàng cùng liên minh Nga-Iran chống Mỹ
Những phản ứng của Trung Quốc sau vụ Mỹ không kích sát hại thiếu tướng Iran Qasem Soleimani cho thấy Bắc Kinh chưa sẵn sàng cùng Nga trực tiếp can thiệp vào tình hình Trung Đông.
Ông Tập Cận Bình chưa sẵn sàng leo thang căng thẳng với Mỹ bằng cách ngả về Iran.
Theo Bloomberg, mặc dù Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói Bắc Kinh “quan ngại sâu sắc” và coi hành động của Mỹ là “không thể chấp nhận được”, ông Vương không dùng những từ ngữ như “lên án” và “tố cáo” như hai người đồng cấp Iran và Nga.
Thay vào đó, ông Vương nói với người đồng cấp Iran rằng Trung Quốc “đóng vai trò xây dựng”, giúp bảo vệ an ninh khu vực và cho rằng tất cả các bên cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế.
Những bình luận như vậy của Ngoại trưởng Vương Nghị cho thấy Trung Quốc tránh dấn thân vào Trung Đông, nơi có thể xảy ra xung đột với Mỹ và các đồng minh. Bắc Kinh hầu như không hành động khi ông Trump đưa ra các biện pháp cô lập và siết chặt gọng kìm với Iran.
Báo Mỹ nhận định, có rất ít khả năng cho thấy Trung Quốc sẽ thay đổi chiến lược cân bằng ở Trung Đông, đặc biệt là khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với ông Trump.
Video đang HOT
Một mặt, Trung Quốc tăng cường hợp tác quân sự với Nga, mở rộng quan hệ với Iran. Mặt khác, Trung Quốc phụ thuộc lớn vào nguồn dầu mỏ từ đối thủ của Iran là Ả Rập Saudi.
“Trung Quốc đang ở thế khó, vừa không muốn làm mất lòng ông Trump, vừa muốn siết chặt quan hệ với Nga, cũng như cũng muốn bảo vệ lợi ích ở Iran”,
Shi Yinhong, cố vấn Trung Quốc, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, nói. “Tôi cho rằng chính phủ Trung Quốc sẽ duy trì giọng điệu nhẹ nhàng, kêu gọi các bên kiềm chế”.
Nga và Trung Quốc những năm qua đang ngày càng siết chặt mối quan hệ quân sự, cùng tham gia tập trận chung, cũng như có chung chính sách an ninh ở châu Á.
Ông Tập và ông Putin đã gặp nhau hơn 30 lần kể từ năm 2013. Hai nhà lãnh đạo nhắc đến mối quan hệ hợp tác Nga-Trung “ở mức chưa từng có”. Nhưng như vậy vẫn là chưa đủ để Trung Quốc liên minh cùng Nga-Iran ở Trung Đông.
Trung Quốc cho đến nay chỉ phản ứng cứng rắn khi Mỹ chạm đến lợi ích quốc gia và vấn đề thương mại. Khi Mỹ mâu thuẫn với các đối tác của Trung Quốc, Bắc Kinh phản ứng khá hời hợt, theo Bloomberg.
Trung Quốc không ngăn Mỹ tìm cách cô lập Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, coi đây là vấn đề nội bộ của người dân Venezuela. Ngược lại, Nga từng gửi binh sĩ, máy bay chiến đấu đến Venezula, trong khi ông Maduro cũng đến Moscow thăm người đồng cấp Putin.
Ian Bremmer là Chủ tịch của Eurasia Group, một tổ chức nghiên cứu và tư vấn về các rủi ro chính trị toàn cầu, nhận định Nga và Trung Quốc có hai mục tiêu khác nhau ở Trung Đông.
“Nga muốn Trung Đông hỗn loạn để mở rộng ảnh hưởng. Trung Quốc lại muốn ổn định”, Bremmer nói.
Trên thực tế, Trung Quốc đã giảm lượng nhập khẩu dầu thô từ Iran, chỉ nhập 548.000 thùng dầu trong tháng 11, so với mức 3 triệu thùng vào tháng 4.
Li Guofu, cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc, nói các quốc gia trên thế giới rất khó có thể ngăn được chiến lược “không theo một quy chuẩn nào cả” của ông Trump, điển hình là việc ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran.
“Nói cách khác, các quốc gia trên thế giới rất khó có thể thay đổi được quyết định của ông Trump”, Li nói.
Theo danviet.vn
Nga cảnh báo thỏa thuận hạt nhân Iran có nguy cơ đổ vỡ
Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh Nga sẽ đề nghị cả EU và Mỹ thuân thủ hoàn toàn thỏa thuận này, trong trường hợp Iran sẽ có thể quay lại thực thi đầy đủ các nghĩa vụ của nước này theo JCPOA.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. (Nguồn: AFP/TTXVN)
AP đưa tin ngày 30/12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã cảnh báo rằng thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với các cường quốc trên thế giới, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), đang có nguy cơ "đổ vỡ" do Mỹ và Liên minh châu Âu không tuân thủ.
Phát biểu sau cuộc gặp người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif cùng ngày, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh: "Do đường lối tiêu cực mà Mỹ đang duy trì, thành cựu quan trọng trong ngoại giao quốc tế này đang có nguy cơ đổ vỡ... Các đồng nghiệp từ Liên minh châu Âu cũng không hoàn toàn tuân thủ thỏa thuận này."
Ông Lavrov còn nhấn mạnh Nga sẽ đề nghị cả EU và Mỹ thuân thủ hoàn toàn thỏa thuận này, trong trường hợp Iran sẽ có thể quay lại thực thi đầy đủ các nghĩa vụ của nước này theo JCPOA, nếu không thỏa thuận này sẽ được xem là không còn tồn tại.
Thỏa thuận năm 2015 giữa Iran với Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Mỹ đã dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Iran để đối lấy những hạn chế trong chương trình hạt nhân của Tehran.
Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận này năm ngoái và áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế, chủ yếu phong tỏa hoạt động bán dầu thô của Iran ra nước ngoài./.
Theo vietnamplus.vn
Cháy rừng tàn phá Australia, gấu túi chặn người đạp xe để xin nước Hàng nghìn con koala được cho là đã chết do cháy rừng hoặc do đói khát, trong lúc thời tiết nắng nóng tiếp tục đe dọa sự sống còn của loài vật biểu tượng Australia. Một con gấu túi đã tiếp cận một nhóm đạp xe để xin nước uống, trong khi hàng nghìn con gấu túi khác có thể đã chết vì...