Dấu hiệu tiết lộ Kim Jong-un muốn đàm phán sau vụ phóng Hwasong-15
Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15, Triều Tiên tuyên bố, họ đã làm chủ khả năng tấn công hạt nhân và trở thành một cường quốc hạt nhân. Tuyên bố trên lập tức dấy lên nghi ngờ, đặc biệt là ở bên trong Nhà Trắng.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un vui mừng sau vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15
Bằng cách chứng tỏ tên lửa đạn đạo của mình có thể đánh tới Washington DC, Triều Tiên được cho là đã phát ra tín hiệu rằng nước này đã sẵn sàng ngồi xuống bàn đàm phán với Mỹ, theo New York Time.
Vụ thử rạng sáng ngày 29.11 đã đặt ra một câu hỏi buộc Mỹ và các đồng minh của nước này phải sớm trả lời đó là: “Có phải đã đến lúc chấp nhận thực tế Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân và theo đó, Washington phải cố đạt được thỏa thuận với chính quyền Kim Jong-un để ngăn chặn kho hạt nhân Triều Tiên mở rộng thêm nữa?”.
Triều Tiên đã nhiều lần tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng hạt nhân. Tuy nhiên, tuyên bố mới của nước này sau vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 hôm 29.11 rằng, Triều Tiên “cuối cùng cũng đã đạt được bước ngoặt lịch sử vĩ đại khi hoàn thành việc xây dựng được một lực lượng hạt nhân” được cho là ẩn chứa thông điệp ý nghĩa.
Tên lửa Hwasong-15 rời bệ phóng.
Theo New York Times, tuyên bố của Triều Tiên có thể được giải nghĩa là, nước này đã đạt được mục đích cuối cùng của họ (sở hữu kho vũ khí hạt nhân và trở thành cường quốc hạt nhân) và vì thế họ có thể dừng lại ở đây. Nói cách khác, tại thời điểm này, chính quyền Kim Jong-un có thể sẵn sàng đàm phán.
Cách giải nghĩa trên phù hợp với niềm tin từ lâu của nhiều quan chức và nhà phân tích về kế hoạch trò chơi của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Họ nói rằng, ông Kim muốn đất nước ông được công nhận là một cường quốc hạt nhân để có thể giành được những nhượng bộ từ Mỹ và phương Tây, chẳng hạn nới lỏng các biện pháp trừng phạt để đổi lấy việc Triều Tiên đóng băng chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, theo ông Daniel R.Russel, cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á.
Ông Kim Jong-un kiểm tra tên lửa trước vụ phóng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo New York Times, ngay cả khi Triều Tiên đang báo hiệu họ hoan nghênh các cuộc đàm phán, thì Mỹ và các đồng minh của nước này cũng sẽ khó chấp nhận điều đó, thậm chí không thể chấp nhận về mặt chính trị.
Bởi việc chấp nhận đàm phán với Bình Nhưỡng có thể phá vỡ các chính sách không phổ biến vũ khí hạt nhân trong nhiều thập kỷ và khởi động một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Đông Bắc Á.
Trung Quốc và Nga từng thúc đẩy một thỏa thuận sẽ giúp đóng băng chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Theo đó, Mỹ và Hàn Quốc phải ngừng tất cả các cuộc tập trận chung để đổi lấy việc Triều Tiên ngừng phóng tên lửa, thử hạt nhân.
Tuy nhiên, Mỹ đã từ chối ý tưởng trên đồng thời khẳng định sẽ theo đuổi chiến lược tăng áp lực quốc tế để ép Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Các quan chức chính quyền Trump đã tuyên bố không có thay đổi gì về mặt chính sách sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên rạng sáng 29.11.
Hôm 29.11, Tổng thống Donald Trump đã thề sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt hà khắc nhắm vào Bình Nhưỡng.
Mặc dù ông Trump tuyên bố trên Twitter rằng, các biện pháp trừng phạt sẽ được công bố ngay ngày hôm đó, song Nhà Trắng cho biết, Bộ Tài chính hiện vẫn đang soạn thảo chúng.
Trong khi đó, tại cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Đại sứ Mỹ Nikki Haley đã mạnh mẽ kêu gọi Trung Quốc ngừng cấp dầu thô cho Triều Tiên, và đe dọa sẽ tiến hành các hành động đơn phương nếu Bắc Kinh không đáp ứng yêu cầu này.
“Trung Quốc phải chứng tỏ khả năng lãnh đạo và làm theo yêu cầu đó. Trung Quốc có thể tự làm điều đó hoặc chúng ta có thể tự tay giải quyết vấn đề dầu thô”, bà Haley nhấn mạnh.
Đại sứ Mỹ cũng cảnh báo rằng, Washington không tìm kiếm một cuộc xung đột vũ trang mới với Triều Tiên nhưng nếu “chiến tranh nổ ra, chế độ Bình Nhưỡng sẽ bị hủy diệt hoàn toàn”.
Trong khi đó, về phần mình, các nhà phân tích Hàn Quốc lại tỏ ra nghi ngờ về dấu hiệu Triều Tiên sẵn sàng đàm phán.
Theo họ, Triều Tiên chỉ đang cố “câu giờ” và không quan tâm đến việc đàm phán với Washington cho đến khi nước này thực sự giành được các khả năng mà họ đã tuyên bố (thông qua việc tiến hành thêm nhiều vụ thử nghiệm hơn nữa).
Các nhà phân tích Hàn Quốc tin rằng, Triều Tiên đã phóng đại khả năng của họ vì dù tên lửa Hwasong-15 đã bay cao nhất từ trước đến nay, nó đã không đi một quãng đường dài. Tên lửa này đã rơi xuống vùng biển cách địa điểm phóng 960 km. Ngoài ra, Triều Tiên cũng không chứng minh được nước này đã làm chủ được khả năng tái nhập khí quyển cho chương trình tên lửa đạn đạo – một trở ngại kỹ thuật đáng kể.
“Triều Tiên đang lừa gạt”, ông Chang Young-keun, chuyên gia tên lửa tại ĐH Hàng không Hàn Quốc bình luận.
Tương tự, ông Shin Beom-chul, chuyên gia an ninh thuộc Học viện Ngoại giao Hàn Quốc nhấn mạnh, những tuyên bố của Triều Tiên vào thời điểm cuối năm chỉ là tuyên bố mang tính chính trị.
Theo Danviet
Khoảnh khắc tên lửa Hwasong-15 Triều Tiên rời bệ phóng
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15 được phóng dưới sự giám sát trực tiếp của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, hôm nay công bố hình ảnh vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-15, được cho là tên lửa có tầm bắn xa nhất của Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ký lệnh tiến hành vụ thử, đồng thời trực tiếp giám sát quá trình chuẩn bị và phóng tên lửa.
Hwasong-15 được đánh giá là phiên bản nâng cấp của mẫu Hwasong-14, từng được thử hai lần trong tháng 7 với tầm bắn lý thuyết là 7.000 và 10.400 km.
Quả đạn được xe chở đưa tới bệ phóng và dựng thẳng đứng để chờ thời điểm khai hỏa.
Quả đạn Hwasong-15 rời bệ phóng lúc 3h17 sáng ngày 29/11 từ khu vực đông bắc thủ đô Bình Nhưỡng.
Tên lửa đạt độ cao tối đa 4.475 km, tầm xa 960 km, thời gian bay 54 phút. Nếu bắn theo quỹ đạo tối ưu, quả đạn có thể đạt tầm bắn tới 13.000 km, đủ sức bao trùm toàn bộ lãnh thổ Mỹ.
Ông Kim Jong-un tuyên bố nước này đã hoàn thành phát triển "lực lượng hạt nhân quốc gia" và gọi Triều Tiên là quốc gia hạt nhân.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã lên án vụ thử tên lửa Hwasong-15. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ xử lý vấn đề Triều Tiên, Trung Quốc tỏ ra "lo ngại sâu sắc", Đức quyết định triệu đại sứ Triều Tiên để phản đối, còn Nga gọi đây là hành vi khiêu khích.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un chụp ảnh cùng lực lượng tham gia buổi phóng tên lửa Hwasong-15.
Người dân Triều Tiên ăn mừng khi nghe thông tin về vụ phóng thành công. Tuy nhiên, quan chức Hàn Quốc cho rằng vụ phóng vẫn gặp một số sự cố, như quả đạn mất liên lạc với trung tâm điều khiển trong quá trình bay.
Ảnh: Rodong Sinmun
Theo VNE
Mỹ không chắc có thể chặn được tên lửa Triều Tiên trong tương lai Một quan chức Mỹ tin quân đội nước này đủ sức đối phó mọi tên lửa Triều Tiên hiện tại nhưng không chắc về khả năng này trong tương lai. Tên lửa Hwasong-15 rời bệ phóng. Ảnh: Rodong Sinmun. Triều Tiên sáng sớm 29/11 phóng thử tên lửa đạn đạo (ICBM) Hwasong-15, tuyên bố tên lửa có khả năng mang "đầu đạn siêu...