Dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường ở nam và nữ có gì khác?
Có đến 6/10 người mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) không hề có triệu chứng.
Vì vậy điều quan trọng là phải nhận biết các dấu hiệu sớm từ trong ra ngoài.
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở nam cao hơn nữ. Thống kê cho thấy 2,4% nam giới trong độ tuổi từ 35 đến 44 mắc bệnh tiểu đường so với chỉ 1,2% ở phụ nữ cùng lứa tuổi.
Hầu hết các triệu chứng bệnh tiểu đường là giống nhau ở nam và nữ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, nữ giới thường phát hiện bệnh sớm hơn nam giới và nữ giới cũng có nguy cơ bị các biến chứng nặng hơn nam giới.
Có đến 2/3 các trường hợp tiểu đường loại 2 ở các bé gái được phát hiện. Có thể do những thay đổi của tuổi dậy thì xảy ra sớm hơn ở các bé gái so với bé trai.
Biết các dấu hiệu cảnh báo và phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng vì bệnh có thể không được phát hiện suốt 10 năm hoặc hơn nữa.
Vì lý do này, cho đến khi được phát hiện, hơn một nửa bệnh nhân tiểu đường đã bị biến chứng.
Vậy, những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường là gì và chúng có khác nhau ở nam và nữ không?
Sau đây là những điều bạn cần biết về bệnh tiểu đường ở nam và nữ, theo nhật báo Express (Anh).
Video đang HOT
Các triệu chứng chung của bệnh tiểu đường
Hầu hết các triệu chứng bệnh tiểu đường là giống nhau ở nam và nữ. Các triệu chứng chung là:
Đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm
Luôn cảm thấy khát nước
Cảm thấy rất mệt mỏi
Sụt cân
Ngứa vùng kín
Liên tục bị loét miệng
Vết thương lâu lành
Mờ mắt
Cả nam và nữ đều có thể gặp phải các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như cắt cụt chi, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc, bệnh tim mạch và bệnh thận nếu không kiểm soát bệnh, theo Express.
Gần một nửa nam giới mắc bệnh tiểu đường cũng bị rối loạn chức năng cương
Các triệu chứng bệnh tiểu đường nói chung giống nhau ở nam và nữ, nhưng có một số khác biệt khi khởi phát bệnh và khi bệnh tiến triển.
Phụ nữ cũng có một số triệu chứng sớm như nhiễm trùng nấm men sinh dục, nhiễm trùng đường tiết niệu. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo trang web y tế News-Medical Net, nam giới có thêm triệu chứng mất khối lượng cơ và bị nhiễm nấm ở vùng kín.
Cần lưu ý rằng có đến gần một nửa (45%) nam giới mắc bệnh tiểu đường cũng bị rối loạn chức năng cương do tổn thương thần kinh, tổn thương cơ và mạch máu, theo Express.
Và cả nam giới không thừa cân vẫn bị tiểu đường, gây rối loạn chức năng cương và giảm khối lượng cơ, có thể do suy giảm mức hóc môn nam testosterone.
News-Medical Net cho biết phụ nữ dễ bị biến chứng bệnh tim, bệnh thận và trầm cảm hơn nhiều so với nam giới, khiến phụ nữ dễ nguy hiểm đến tính mạng hơn.
Phụ nữ cũng có một số triệu chứng sớm như nhiễm trùng nấm men sinh dục, nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm nấm ở miệng. Một số phụ nữ bị rối loạn chức năng “yêu”.
Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn so với nam giới và có nhiều nguy cơ mắc các biến chứng đe dọa tính mạng hơn, theo Express.
Nếu thấy dấu hiệu này ở móng tay, bạn có thể đang bị tiểu đường
Những bất thường ở móng tay có thể là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh như tim mạch, xơ gan hay tuyến giáp.
Một nghiên cứu mới đây phát hiện bất thường ở móng tay cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tiểu đường.
Nghiên cứu do các nhà khoa học Anh thực hiện, được đăng trên chuyên san Practical Diabetes. Kết quả đã phát hiện mối liên kết bất ngờ giữa móng tay và bệnh tiểu đường, theo Womans World.
Móng tay yếu, dễ gãy có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Ảnh SHUTTERSTOCK
Móng tay được tạo thành từ một loại protein gọi là keratin và một số mô sống được gọi là liềm móng. Liềm móng có tên như vậy vì nó là phần lưỡi liềm màu trắng trên móng. Tất cả kết hợp với nhau và cấu thành một móng tay chắc khỏe.
Liềm móng cần được cung cấp đầy đủ ô xy và chất dinh dưỡng từ mạch máu để giúp móng phát triển và khỏe mạnh. Nếu không, liềm móng sẽ yếu, từ đó khiến móng trở nên giòn và mỏng.
Ở người bị tiểu đường, đường huyết cao trong thời gian dài sẽ làm tổn thương mạch máu. Tình trạng này gây rối loạn chức năng liềm móng. Qua thời gian, móng tay sẽ bị suy yếu. Khi đó, bụi bẩn và môi trường ẩm ướt sẽ dễ gây nhiễm trùng móng. Hệ quả sẽ khiến móng yếu, dễ bị cong và gãy.
Một dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường ở móng tay là nổi mẩn đỏ quanh móng. Đây là biểu hiện của chứng giãn mao mạch quanh móng. Nguyên nhân là do các mao mạch quanh móng bị tổn thương, tiến sĩ Rowan Hillson, chuyên gia tại Phòng Chăm sóc Sức khỏe và Xã hội Anh (DHSC) và là tác giả chính của nghiên cứu, giải thích.
Những người tiểu đường nặng thì tình trạng giãn nở mao mạch quanh móng sẽ nghiêm trọng hơn người mới mắc bệnh. Do đó, móng giòn, yếu và xuất hiện mẩn đỏ quanh móng tay, móng chân là dấu hiệu cảnh báo tiểu đường.
Ở móng chân, tình trạng viêm móng do ảnh hưởng của tiểu đường có thể dẫn đến nấm móng chân. Hệ quả sẽ khiến móng chuyển sang màu trắng bệt, vàng hoặc hơi xanh. Nấm móng cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo quan trọng nhất cùng với tình trạng lở loét ở chân hay vết thương không lành ở người bị tiểu đường.
Nhóm nghiên cứu lưu ý những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì cần chú ý đến móng tay, móng chân. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì cần gặp bác sĩ để kiểm tra đường huyết, theo Womans World.
Bệnh tiểu đường đang trở thành đại dịch chưa từng có Năm 2021 đánh dấu 100 năm kể từ khi phát hiện insulin, một loại thuốc giúp ức chế bệnh trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những ca mắc tiểu đường không giảm đi mà còn có xu hướng tăng lên, các chuyên gia cho rằng Covid-19 có thể là một trong những nguyên nhân. Cứ 10 người trưởng thành...