Dấu hiệu sớm của bệnh quai bị là gì?
Dấu hiệu sớm của bệnh quai bị là gì? Ngoài những dấu hiệu sớm có kèm theo những triệu chứng gì cụ thể không? Hãy cùng khám phá trong nội dung bài viết dưới đây.
Bệnh quai bị là một căn bệnh cấp tính, có khả năng lây nhiễm cao thành dịch do virus gây ra. Nếu không phát hiện sớm và chữa trị đúng cách có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là dấu hiệu sớm của bệnh quai bị, cách phòng ngừa bằng cách nào?
1. Thời gian ủ bệnh và lây quai bị
Con người là ổ chứa và là nguồn truyền nhiễm duy nhất của bệnh quai bị. Bởi vì, đây là loại bệnh lây lan trực tiếp qua đường hô hấp, khi hít phải các bụi nước chứa virus từ người bệnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ bám vào niêm mạc mũi, miệng, tiếp đó di chuyển xuống nội tạng thông qua đường máu và lây bệnh.
Bệnh quai bị lây qua đường hô hấp của con người (Ảnh: Internet)
- Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 đến 3 tuần, trung bình sẽ diễn ra trong khoảng 18 ngày.
- Thời gian lây truyền: Thông thường virus quai bị có trong nước bọt của người bệnh trước khi khởi phát từ 3 đến 5 ngày. Sau khi khởi phát từ 7 đến 10 ngày, khoảng thời gian này chính là giai đoạn lây truyền của bệnh. Đặc biệt trong khoảng thời gian một tuần xung quanh ngày khởi phát virus sẽ lây truyền mạnh mẽ nhất. Bên cạnh việc trú ngụ trong nước bọt, virus quai bị còn có trong nước tiểu của người bệnh trong vòng 2 tuần.
Vì quai bị là bệnh có thể lây lan trong cộng đồng, do đó: Để phòng tránh lây quai bị, bạn cần phải biết điều này.
2. Các dấu hiệu sớm của bệnh quai bị
Quai bị là bệnh nhiễm trùng rất đặc biệt, nó sẽ làm cho má và hàm của bạn sưng lên. Dấu hiệu sớm của bệnh quai bị chính là:
Sốt nhẹ, nôn ói, mệt mỏi là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh quai bị (Ảnh: Internet)
- Xây xẩm.
Video đang HOT
- Đau nhức khắp cơ thể.
- Biểu hiện cơ thể mệt mỏi.
- Xuất hiện cảm giác đau đầu.
- Có thể bị nôn ói hoặc nuốt khó… Đi kèm với đó là tình trạng sốt cao, sốt vừa phải theo cơ địa của từng người.
Ngoài ra, bị quai bị còn có một số dấu hiệu khác như:
- Người bệnh có thể bị đau khi nhai hoặc nuốt.
- Đau nhức đầu.
- Đau nhức các cơ.
- Mệt mỏi và cảm thấy yếu ớt.
- Mất cảm giác ngon miệng.
Các triệu chứng quai bị thường được xuất hiện một vài tuần sau khi tiếp xúc với virus từ 12 đến 25 ngày. Thậm chí có thể có virus mà không có bất kỳ triệu chứng nào.
Hạ sốt, hạ thân nhiệt bằng cách chườm khăn ấm hoặc lạnh (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thất bất kỳ triệu chứng quai bị nào ở bản thân, hoặc người thân, cần thăm khám, gặp bác sĩ. Nhưng trước khi đến bệnh viện hoặc phòng khám, bạn cần báo trước là bạn nghi ngờ mình bị quai bị. Để họ có thể chuẩn bị ngăn ngừa lây bệnh sang những người khác khi bạn đến thăm khám.
Tính đến nay chưa có loại thuốc đặc trị cho loại bệnh này. Do đó bạn cần phải tập trung vào việc điều trị nhằm giảm bớt các triệu chứng quai bị cho đến khi nhiễm trùng tự hết (Thường bệnh nhân sẽ khỏi các triệu chứng bệnh trong vài tuần).
Vì chưa có thuốc đặc trị, do đó cần điều trị quai bị bằng cách:
- Hạ sốt, hạ thân nhiệt cho bệnh nhân bằng khăn ấm.
- Người bệnh nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để tránh lây bệnh cho người khác.
- Chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Đặc biệt, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bô. Hoặc đắp trực tiếp lên vùng bị sưng để tránh nhiễm độc.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tìm hiểu về bệnh quai bị, những thông tin trên hi vọng có thể giúp bạn hiểu đúng và nhận biết những dấu hiệu sớm của bệnh quai bị. Từ đó nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện, phòng ngừa lây nhiễm trong cộng đồng và có biện pháp điều trị hiệu quả để không gây ra biến chứng nguy hiểm.
Nhận biết trẻ mắc bệnh quai bị
Bệnh quai bị do virus gây ra (thuộc nhóm Paramyxovirus). Đây là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt tập trung ở trẻ từ 6-10 tuổi.
Bệnh thường lành tính, tự khỏi trong 1-2 tuần nhưng đôi khi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng trên cơ quan sinh dục.
Bệnh quai bị rất dễ lây qua đường hô hấp khi nước bọt của người nhiễm bệnh phát tán ra ngoài không khí khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Sau khi vào cơ thể, virus sẽ bám vào niêm mạc mũi, miệng, kết mạc, sau đó theo đường máu xâm nhập nội tạng và gây các triệu chứng bệnh.
Người bệnh có thể lây cho người khác trước cả khi biết mình mắc bệnh, khoảng 1 tuần trước khi tuyến mang tai sưng lên, kéo dài đến 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai, 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai là thời gian lây mạnh nhất. Bệnh dễ phát thành dịch vào mùa đông xuân, ở những nơi tập trung đông người như nhà trẻ, trường học, khu tập thể...
Các triệu chứng và biến chứng do bệnh quai bị
Trước khi phát bệnh 1-2 ngày, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu trong người. Trẻ khởi phát bệnh bằng triệu chứng sốt từ 38-39 độ C, kéo dài trong 3-4 ngày, mệt mỏi, ăn ngủ kém, nhức tai, đau đầu, cảm giác ớn lạnh, sợ gió.
Sau sốt 24-28 giờ, xuất hiện triệu chứng viêm tuyến mang tai, lúc đầu chỉ sưng một bên, sau 1-2 ngày sưng tiếp bên kia, thường sưng cả 2 bên, ít khi sưng 1 bên. 2 bên sưng không đối xứng, 1 bên sưng to, 1 bên sưng nhỏ. Khi tuyến mang tai sưng to có thể làm mất rãnh trước và sau tai gây biến dạng mặt, mặt phình to, cằm xệ, cổ bành.
Da vùng tuyến mang tai bị sưng căng, bóng, không đỏ, sờ nóng, đau, ấn không lõm. Trẻ đau hàm khi há miệng, khi nhai, nuốt, cảm giác đau lan ra tai, họng viêm đỏ, sưng hạch góc hàm.
Virus quai bị ngoài gây viêm tuyến nước bọt còn có thể biến chứng gây viêm ở những cơ quan khác như:
Viêm tinh hoàn có thể gặp trong quai bị, đặc biệt là những trẻ trong tuổi dậy thì. Viêm tinh hoàn có thể xuất hiện 1-2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai hoặc xuất hiện đơn độc không kèm sưng tuyến mang tai. Bệnh nhân sốt cao trở lại, thỉnh thoảng có rét run, đau nhức đầu, buồn nôn, nôn.
Tinh hoàn bị sưng đau, to gấp 3-4 lần bình thường, da bìu đỏ, mào tinh hoàn đôi khi cũng sưng to. Bệnh nhân thường sưng một bên tinh hoàn nhưng một số trường hợp có thể sưng cả hai bên. Sau 4-5 ngày thì bệnh nhân sẽ hết sốt nhưng sau khoảng 2 tuần, tinh hoàn mới hết sưng.
Viêm não do quai bị biến chứng với các biểu hiện như: sốt cao, đau đầu, nôn, co giật, rối loạn ý thức, cứng cổ, có thể xảy ra đơn độc hoặc sau khi viêm tuyến nước bọt 3-10 ngày.
Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng bệnh quai bị hiệu quả. - Ảnh: Trần Minh
Viêm tụy cấp: Thường xảy ra vào tuần thứ hai (từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 10) khi tình trạng sưng tuyến mang tai đã giảm. Bệnh nhân quai bị triệu chứng trong viêm tụy cấp là sốt trở lại, đau thượng vị, đầy bụng, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy...
Các bệnh lý khác có thể gặp do quai bị là: viêm buồng trứng, viêm cơ tim, viêm đa khớp, viêm tuyến giáp bán cấp, viêm phổi...
Tiêm chủng để phòng bệnh
Khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh quai bị hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, điều trị bệnh chủ yếu là nghỉ ngơi, điều trị triệu chứng và chăm sóc cơ thể...
Trẻ cần được cách ly, không dùng chung các vật dụng như khăn mặt, bát đũa, bàn chải đánh răng, chườm ấm bên má bị sưng có thể giúp trẻ giảm đau. Không được đắp lá, bôi vôi vào vùng bị sưng vì có thể gây bỏng da, làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
Cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước hoa quả để bù nước và giúp trẻ hạ nhiệt độ. Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng dễ nuốt như cháo, súp... Đặc biệt, trẻ cần nằm nghỉ ngơi, đi lại nhẹ nhàng, không được chạy nhảy nô đùa vì có thể làm nặng hơn biến chứng ở tinh hoàn.
Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng ngừa quai bị ở trẻ em một cách chủ động, hiệu quả. Vắc-xin quai bị thường ở dạng vắc-xin phối hợp sởi-quai bị-Rubella giúp ngừa 3 bệnh nguy hiểm trong chung 1 mũi vắc-xin. Trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin để có được hiệu quả bảo vệ tốt nhất.
Những điều cần biết về biến chứng viêm tinh hoàn khi mắc quai bị Nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, biến chứng viêm tinh hoàn khi mắc quai bị rất dễ xảy ra và để lại hậu quả nghiêm trọng, có thể dẫn đến vô sinh. Viêm tinh hoàn do virus quai bị Paramyxovirus gây ra là một trong những biến chứng điển hình thường gặp ở nam giới. Bệnh có thể gây sưng...