Dấu hiệu nhận diện mức độ sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện khá đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch, do vi rút dengue gây ra. Ở Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, đặc biệt là vào các tháng 7, 8, 9, 10.
Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.
Cần lưu ý giai đoạn sốt tương ứng với thể bệnh sốt xuất huyết Dengue thông thường, nếu đã chuyển qua giai đoạn nguy hiểm tức là đã chuyển qua mức độ của thể bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết Dengue nặng.
Phát hiện sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh sẽ giúp chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh.
Giai đoạn sốt
Giai đoạn sốt sẽ xuất hiện sau thời gian ủ bệnh, kéo dài từ 4 đến 10 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt.
Bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao đột ngột, liên tục 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
Đau đầu dữ dội ở vùng trán, nhức hai hố mắt sau nhãn cầu.
Có thể có nổi mẩn, phát ban, da xung huyết.
Chán ăn, buồn nôn.
Video đang HOT
Đau cơ, đau khớp.
Nghiệm pháp dây thắt dương tính.
Sốt cao khó hạ là triệu chứng điển hình của sốt xuất huyết.
Giai đoạn nguy hiểm
Thường vào ngày thứ 3 – 7 của bệnh, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Nhiệt độ giảm không nhất thiết có nghĩa là người bệnh đang hồi phục, ngược lại cần phải đặc biệt theo dõi biểu hiện của sốt xuất huyết dengue có dấu hiệu cảnh báo và tiến triển thành sốt xuất huyết dengue nặng.
Thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24 – 48 giờ); tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau. Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu 25 mmHg), tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít.
Xuất huyết: Xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết, thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím. Xuất huyết ở niêm mạc: Ra máu mũi, lợi, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn. Xuất huyết nội tạng như: Tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng (nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen do bị xuất huyết nội tạng).
Một số trường hợp sốt xuất huyết dấu hiệu nặng có thể có biểu hiện suy tạng như: viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc.
Đau bụng, buồn nôn, tay chân lạnh, vật vã hốt hoảng (đây là hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu và tụt huyết áp), cần phải cấp cứu nhanh chóng.
Xuất huyết dưới da thường xuất hiện trong giai đoạn nguy hiểm của bệnh.
Giai đoạn hồi phục
Khoảng 24 – 48 giờ sau giai đoạn nguy hiểm, cơ thể bệnh nhân có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch, giai đoạn này sẽ kéo dài trong khoảng 48 – 72 giờ.
Bệnh nhân hết sốt, tổng trạng tốt lên, thèm ăn uống trở lại, huyết động ổn định và đi tiểu nhiều.
Có thể có nhịp tim chậm và thay đổi về điện tâm đồ.
Trong giai đoạn này, nếu truyền dịch quá mức cho bệnh nhân có thể gây ra phù phổi hoặc suy tim.
Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè
Bên cạnh nỗ lực kiểm soát dịch Covid-19, các địa phương cần chủ động hơn nữa đối với công tác phòng, chống các dịch bệnh mùa hè, nhất là các bệnh tay chân miệng (TCM), sốt xuất huyết (SXH)...
Hiện thời tiết ở nước ta đang chuyển sang mùa hè, khí hậu nóng ẩm tại khu vực miền bắc và mùa mưa bắt đầu tại khu vực miền trung, miền nam là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và phát triển.
Bệnh nhi bị sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Nhi T.Ư. Ảnh: TRẦN MINH
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước ghi nhận 19.048 trường hợp mắc SXH, trong đó có năm người chết tại các tỉnh Phú Yên, Bình Dương, Sóc Trăng và TP Hồ Chí Minh. So với cùng kỳ năm 2020, số mắc giảm 12,7%, số người chết tăng hai trường hợp.
Hiện diễn biến dịch tễ tương tự các năm trước, không ghi nhận địa phương có số mắc gia tăng đột biến và ổ dịch tập trung. Tuy nhiên, một số tỉnh miền nam tăng so với cùng kỳ năm 2020 là Bạc Liêu, Bình Dương, Cà Mau, Tây Ninh. Trong khi đó, tại các địa phương cũng đã ghi nhận 18.436 trường hợp mắc bệnh TCM, trong đó có bốn trường hợp chết tại các tỉnh Kiên Giang, An Giang, ắk Lắk.
So với cùng kỳ năm 2020, số người mắc trên cả nước tăng 4,3 lần và gia tăng chủ yếu tại khu vực miền nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như: ồng Nai, Long An, ồng Tháp, An Giang, TP Hồ Chí Minh...
Các chuyên gia dịch tễ cho biết: Hiện nay, thời tiết ở nước ta đang chuyển sang mùa hè, khí hậu nóng ẩm tại khu vực miền bắc và bắt đầu mùa mưa tại khu vực miền trung và miền nam; sự đi lại của người dân tăng cao, trong khi ý thức và hành vi vệ sinh phòng bệnh của một số người chưa cao là những điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và phát triển, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa như: sởi, cúm, TCM, tiêu chảy do vi-rút Rota...; các bệnh do muỗi truyền như SXH, viêm não do vi-rút, viêm não Nhật Bản... ây là những bệnh thường có nguy cơ gia tăng số ca mắc và có thể bùng phát thành dịch tại cộng đồng.
iển hình như bệnh TCM tại Việt Nam, là bệnh lưu hành quanh năm, lây truyền qua đường tiêu hóa và gặp ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước, nhưng thường ghi nhận số mắc gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10.
Trẻ em bị nhiễm bệnh do liên quan thực hành vệ sinh cá nhân, như chưa thực hiện rửa tay bằng xà-phòng thường xuyên, vệ sinh môi trường không bảo đảm. Thí dụ tại Hà Nội, bệnh TCM ghi nhận từ 1.000 đến 3.000 trường hợp mắc hằng năm.
Tính từ đầu năm 2021 đến nay, ghi nhận 82 trường hợp mắc TCM rải rác tại 28 trong số 30 quận, huyện, thị xã; số mắc tăng 62 trường hợp so với cùng kỳ năm 2020. Các chuyên gia cho rằng, bệnh TCM có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới và chủ yếu gặp ở lứa tuổi nhỏ (dưới năm tuổi).
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc bệnh SXH, sốt phát ban nghi sởi, rubella, viêm não Nhật Bản, ho gà, uốn ván, liên cầu lợn... với số ca mắc đều có xu hướng giảm hoặc tương đương so với cùng kỳ năm trước.
Thứ trưởng Y tế ỗ Xuân Tuyên cho rằng, các địa phương cần triển khai ngay các biện pháp phòng, chống dịch ngay từ những ngày đầu mùa hè, không để "dịch chồng dịch". Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo chính quyền các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội phối hợp ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát dịch bệnh mùa hè trên địa bàn.
Ngành y tế các địa phương cần quyết liệt trong công tác kiểm soát dịch bệnh, tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm, cách ly, đáp ứng ngay, xử lý triệt để ổ dịch, không để lan rộng và kéo dài tại cộng đồng; đẩy mạnh công tác tiêm chủng mở rộng, bảo đảm đạt tỷ lệ hơn 95% quy mô xã, phường, thị trấn; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.
Mặt khác, củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết.
Các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh, thu dung, cấp cứu, điều trị, bố trí khu điều trị riêng cho người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế người nhà vào thăm người bệnh, lưu ý đối với các người bệnh nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong, nhất là phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh TCM với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác.
Chuẩn bị đầy đủ kinh phí, thuốc, phương tiện, vật tư, hóa chất cho công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân và đáp ứng các tình huống dịch bệnh; tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về giám sát phát hiện bệnh và điều trị ở tất cả các tuyến để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế...
Ngoài ra, ngành y tế phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh TCM trong trường học.
Trong đó, cần tăng cường tuyên truyền về các biện pháp phòng bệnh cho giáo viên, học sinh; đồng thời khuyến cáo cha mẹ học sinh khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh phải thông báo cho nhà trường và cơ sở y tế để có biện pháp cách ly, điều trị kịp thời.
ối với người dân, cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè và nội dung khuyến cáo mà ngành y tế đưa ra như chủ động và tham gia tích cực các hoạt động phòng, chống dịch bệnh bằng việc đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi tiêm; thực hiện tốt việc vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà-phòng và nước sạch; ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm.
Thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; khi có dấu hiệu nghi ngờ bản thân, người thân trong gia đình mình mắc bệnh cần đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn, điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà...
Đừng coi thường, bệnh tay chân miệng có thể biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm tính mạng Mùa cao điểm năm nay, các ca bệnh tay chân miệng biến chứng nặng có xu hướng gia tăng, cha mẹ không thể coi thường, bệnh tay chân miệng có thể biến chứng nguy hiểm tính mạng bệnh nhi. Thông tin từ BV Nhi đồng TP.HCM cho biết, bệnh nhi mắc tay chân miệng biến chứng nặng này chỉ có một nốt hồng...