Dấu hiệu nhận biết virus “ăn não” đang khiến cô gái 24 tuổi hôn mê
Virus ăn não thường gặp nhất ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn và thanh niên.
Ngày 7/5, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân H.T.D nữ 24 tuổi ở Yên Bái bị virus “ăn não” tấn cống.
Cô gái này có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, đau đầu buồn nôn, nổi ban toàn thân. Rất nhiều người không nắm được dấu hiệu nhận biết virus cực kỳ nguy hiểm này nên thường chủ quan.
Cô gái trẻ bị virus ăn não tấn công.
BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã chỉ ra những dấu hiệu nhận biết loại virus này để mọi người phòng tránh.
Theo đó, vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitides là loại vi khuẩn có thể cư trú ở vùng hầu họng một số người lành.
Khi thay đổi độc lực hoặc lây lan sang người chưa có miễn dịch khác có thể gây bệnh. Vi khuẩn não mô cầu có thể gây nhiều bệnh lý ở người như viêm màng não, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm khớp,….Bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn và thanh niên.
Dấu hiệu bệnh viêm màng não do não mô cầu
Video đang HOT
Bệnh khởi phát đột ngột với đau đầu dữ dội, sốt, buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng và có dấu hiệu gáy cứng. Khi nặng hơn bệnh nhân sẽ li bì, mê sảng, hôn mê hoặc co giật. Nếu tình trạng viêm quá nặng gây phù não nhiều thì bệnh nhân có thể tử vong.
BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
Dấu hiệu bệnh nhiễm trùng máu do não mô cầu: Bệnh nhân sau khi nhiễm vi khuẩn sẽ sốt cao liên tục, trên da có thể xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử ở nhiều vị trí khác nhau. Nếu không được xử trí kịp thời bệnh nhân có thể tiến triển thành sốc nhiễm trùng, suy đa phủ tạng và tử vong. Một số bệnh nhân có thể có diễn biến tối cấp dẫn đến sốc và tử vong nhanh chóng khi mọi biện pháp điều trị chưa kịp phát huy tác dụng.
Cách phòng bệnh viêm não mô cầu
BS Cấp cũng chỉ ra phương pháp phòng bệnh viêm não mô cầu cực kỳ hiệu quả như sau:
Hiện có các loại vắc xin phòng bệnh đối với týp A, C, Y, và W135. Vắc xin này khống chế dịch dựa vào giám sát tốt để phát hiện và điều trị sớm. Tiêm vắc xin týp A và C đạt tỷ lệ 80% có thể phòng được dịch; Cần tiêm 2 liều cách nhau 6 đến 8 tuần. mới đạt được mức bảo vệ. Những vắc xin này không có hiệu quả đối với trẻ nhỏ và chỉ bảo vệ trong một khoảng thời gian nhất định đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi nên cần tiêm nhắc lại
Bên cạnh đó, khi trong cộng đồng có dịch, phòng tránh tốt nhất là hạn chế tiếp xúc về đường hô hấp như không nên tập trung nơi đông người, thường xuyên vệ sinh răng miệng. Khi hắt hơi hay ho cần lấy khăn che miệng, hoặc đeo khẩu trang khi bị viêm đường hô hấp.
Nếu có tiếp xúc gần với người bệnh hoặc môi trường có thể vấy bẩn các dịch tiết hô hấp hoặc các dịch cơ thể khác của người bệnh phải dùng găng tay, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
Người dân cần thông báo với Y tế dự phòng khi có tiếp xúc gần với người bệnh mà không có phương tiện phòng hộ để được điều trị dự phòng nếu cần.
Theo Danviet
Cô gái trẻ rơi vào hôn mê sau 2 ngày sốt cao
Bị sốt cao, cô gái trẻ H.T.D (24 tuổi, Trạm Tấu, Yên Bái) vẫn chỉ nghĩ sốt thông thường. Tuy nhiên sau 2 ngày sốt bệnh nhân mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và nổi ban toàn thân, được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 4/5, bệnh nhân H.T.D được đưa đến BV Đa khoa tỉnh Yên Bái trong tình trạng tri giác lơ mơ dần sau hai ngày sốt cao.
Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu và ngay lập tức được chuyển xuống BV Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Tại thời điểm bệnh nhân được đưa đến BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân hôn mê sâu, có sốc, ban hoại tử nhiều vị trí trên cơ thể.
Kết quả chẩn đoán và xét nghiệm PCR đã khẳng định bệnh nhân bị não mô cầu. Hiện tại tình trạng bệnh nhân vẫn rất nguy kịch do hôn mê sâu, sốc, tiên lượng dè dặt.
Các ban hoại tử nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu trên cơ thể người bệnh. Ảnh: T.N
BS Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, viêm màng não do não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nguy hiểm, với tỉ lệ tử vong 5 - 15% khi được phát hiện, điều trị tích cực.
Bệnh xảy ra đột ngột với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cổ cứng, thường có ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước. Bệnh nhân thường lơ mơ hoặc hôn mê. Có trường hợp biểu hiện mệt lả đột ngột, xuất hiện mảng xuất huyết và sốc.
Đặc biệt, vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu dễ lây truyền qua đường hô hấp với các hạt nước miếng bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu từ người nhiễm khuẩn sang mũi họng của người cảm nhiễm. Vì thế, bệnh được xếp vào bệnh có tính chất lây lan mạnh, cần phải có sự phối hợp với y tế dự phòng để khống chế ổ dịch, giảm nguy cơ bệnh từ một người lây lan rộng ra những người sống xung quanh.
"Khi vi khuẩn não mô cầu xâm nhập vào cơ thể sẽ gây viêm họng và ở những cơ địa yếu, vi trùng tiếp tục lan vào máu đi khắp cơ thể gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não và với những trường hợp diễn tiến cấp tính có thể gây tử vong nhanh chóng", BS Cấp nói.
Nguy hiểm ở chỗ, rất khó có dấu hiệu sớm để nhận biết bệnh viêm não mô cầu bởi các triệu chứng của bệnh giống các trường hợp nhiễm vi trùng khác với biểu hiện đau họng, đau mỏi người. Còn khi diễn tiến nặng hơn gây biến chứng viêm não mô cầu thể viêm não mủ thì biểu hiện cũng giống như những ca viêm não mủ bình thường khác, gồm các triệu chứng: sốt, đau đầu, nôn, hôn mê. Còn khi vi khuẩn não mô cầu gây biến chứng nhiễm trùng huyết, người bệnh có biểu hiện xuất hiện ban hoại tử dưới da cũng dễ nhầm với bệnh liên cầu lợn, các bệnh phát ban khác.
Vì thế, việc giám sát ổ dịch, xử lý ổ dịch là rất quan trọng để tránh lây lan. Khi có dấu hiệu sốt cao bất thường kèm các biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn, ở trong vùng dịch người dân nên đi khám để được chẩn đoán, theo dõi bệnh.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo khi tiếp xúc nơi đông người, gần người bệnh, ở tại ổ dịch thì cần đeo khẩu trang, vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng muối sinh lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường sức đề kháng của cơ thể; vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, có đủ ánh sáng. Ngoài ra, căn bệnh nguy hiểm này có thể phòng ngừa chủ động bằng tiêm vắc xin.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Dấu hiệu nhận biết bệnh máu nhiễm mỡ Bệnh máu nhiễm mỡ thường khó nhận biết ở giai đoạn đầu, hãy tìm hiểu một số dấu hiệu để kịp thời phát hiện và điều trị. Nguyên nhân bệnh máu nhiễm mỡ Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nguyên nhân máu nhiễm mỡ là do di truyền, yếu tố gia đình, chế độ ăn uống không điều độ, ăn nhiều...