Dấu hiệu nhận biết viêm xoang mạn tính có thể bạn đã bỏ qua
Dấu hiệu nhận biết viêm xoang mạn tính thường không quá rõ ràng, không có nhiều điểm khác biệt so với các bệnh viêm đường hô hấp trên hay viêm xoang mạn tính nên rất hay bị bỏ qua.
Viêm xoang mạn tính là tình trạng viêm nhiễm ở các xoang xung quanh khu vực mũi với các triệu chứng kéo dài từ 8 tuần trở lên. Bệnh có thể xảy ra do nhiễm trùng hay do có sự bất thường trong giải phẫu gây cản trở việc thoát dịch và chất nhầy. Từ đó khiến các dấu hiệu nhận biết viêm xoang mãn tính điển hình như khó thở khi thở bằng đường mũi, tắc nghẽn mũi, cảm giác đau nhức ở vùng mặt…
1. Dấu hiệu nhận biết viêm xoang mạn tính
Trên thực tế, bệnh viêm xoang mạn tính và viêm xoang cấp tính đều có những triệu chứng và dấu hiệu tương tự nhau. Tuy nhiên viêm xoang cấp tính thường là sự nhiễm trùng nhất thời của xoang do các yếu tố liên quan đến thời tiết còn viêm xoang mạn tính thường do các nguyên nhân cố định và lâu dài. Những dấu hiệu của tình trạng mạn tính thường kéo dài, mức độ nặng hơn khiến người bệnh mệt mỏi nhiều hơn.
Thông thường, người mắc bệnh viêm xoang mạn tính không hay bị sốt. Sốt dễ gặp trong viêm xoang cấp tính hơn. Do nhiều dấu hiệu nhận biết viêm xoang mạn tính khá tương đồng với các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên nên người bệnh thường hay nhầm lẫn. Chính vì thế, nếu có ít nhất 2 trong các dấu hiệu dưới đây, bệnh nhân cần đi tới các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Các dấu hiệu điển hình của viêm xoang mạn tính bao gồm:
- Dịch mũi tiết ra nhầy, đục. Có thể chảy ra ngoài từ đường mùi hay chảy ngược về phía sau họng.
- Tắc, nghẹt mũi hoặc sung huyết ở mũi. Từ đó gây ra tình trạng khó thở khi thở bằng đường mũi.
- Có cảm giác đau hoặc nhạy cảm hơn ở các vùng trên mặt. Có thể có sưng, phù nền quanh khu vực mắt, má, mũi hoặc trán.
Đau nhức trên vùng mặt như mũi, mắt, trán là dấu hiệu nhận biết viêm xoang mạn tính điển hình (Ảnh: Internet)
- Suy giảm khứu giác, vị giác ở người lớn hoặc ho ở trẻ em.
Video đang HOT
Ngoài ra, bệnh nhân viêm xoang mạn tính còn có thể gặp một số triệu chứng khác bao gồm đau tai, đau hàm trên và răng. Tình trạng ho trầm trọng hơn vào ban đêm đi kèm đau họng, hơi thở hôi. Người mệt mỏi hoặc dễ kích thích, buồn nôn.
2. Nguyên nhân viêm xoang mạn tính
Bệnh viêm xoang mãn tính có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm:
- Các bất thường trong giải phẫu bao gồm plup mũi và lệch, vẹo vách ngăn. Polyp mũi là tình trạng mô trong mũi phát triển bất thường gây cản trở sự lưu thông của mũi hoặc các xoang. Trong khi đó, lệch vẹo vách ngăn là khi thành giữa 2 lỗ mũi bị vẹo, gây hẹp hay cản trở lưu thông của mũi.
- Mắc các tình trạng y khoa khác như biến chứng của xơ nang, trào ngược dạ dày thực quản (GERD)… Ngoài ra HIV và các bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch khác cũng có thể dẫn đến tắc nghẽn gây viêm xoang.
Polyp mũi là những mô phát triển bất thường có thể gây tắc nghẽn xoang mũi (Ảnh: Internet)
- Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Việc nhiễm trùng có thể gây nhiễm khuẩn, viêm và làm sưng các lớp niêm mạc lót xoang, từ đó ngăn cản sự thoát các chất dịch nhầy. Những bệnh nhiễm trùng này có thể gây ra bởi virus, vi khuẩn hoặc nấm.
- Dị ứng cũng có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm, làm tắc nghẽn các xoang.
3. Những yếu tố nguy cơ
Từ những nguyên nhân gây bệnh kể trên, bạn có thể có nguy cơ cao mắc viêm xoang mạn tính hoặc tái phát nhiều lần nếu như thuộc những nhóm người sau:
- Đang có các bất thường trong giải phẫu ở đường mũi như vẹo vách ngăn hoặc polype mũi.
- Đang bị bệnh hen. Hen suyễn đã được chứng minh rằng có liên quan đến viêm xoang mạn tính.
- Người bị nhạy cảm với thuốc Aspirin, từ đó gây nên những triệu chứng viêm đường hô hấp.
- Người mắc các bệnh rối loạn hệ thống miễn dịch, như HIV/AIDS hoặc xơ nang.
- Người đang bị cảm lạnh hoặc gặp tình trạng dị ứng khác có thể ảnh hưởng đến xoang
- Những người thường xuyên tiếp xúc với chất gây ô nhiễm như khói thuốc lá, hóa chất, bụi bẩn, nấm mốc…
Viêm mũi xoang mùa hè hoàn toàn có thể dự phòng với 5 bước đơn giản
Đừng tưởng viêm mũi xoang chỉ gặp khi trời lạnh. Viêm mũi xoang mùa hè cũng gây bất tiện và vô cùng khó chịu!
Viêm mũi xoang là tình trạng viêm một hoặc nhiều khoang xoang do sự tấn công của vi khuẩn, virus hoặc tác nhân gây dị ứng. Khi bệnh hình thành, lớp niêm mạc lót tại các xoang trở nên sưng nề và bịt kín khe xoang làm xuất hiện những triệu chứng khó chịu: nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi, đau mặt, đau đầu.
Viêm mũi xoang mùa hè hoàn toàn có thể dự phòng được bằng những bước cơ bản sau:
1. Thận trọng với phấn hoa
Những tháng mùa hè cũng là thời điểm cây trái ra hoa nhiều, mật độ phấn hoa trong không khí do vậy cũng tăng đáng kể so với mua đông. Phấn hoa bản chất là vô hại, nhưng với những người có tiền sử viêm mũi dị ứng, viêm xoang thì đây có thể là nguyên nhân gây khởi phát tình trạng viêm.
Không có cách nào có thể bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi phấn hoa, nhưng bạn có thể áp dụng những biện pháp sau để giảm thiểu mức độ tiếp xúc:
Che kín mắt, miệng, mũi khi đi ra ngoài nhất là vào buổi sáng, khi nồng độ phấn hoa trong không khí là cao nhất trong ngày
Sử dụng các thiết bị lọc không khí có thể giúp loại bỏ những tác nhân gây kích ứng tình trạng viêm mũi xoang
Trước khi đi du lịch, có thể bạn cần tìm hiểu trước về điều kiện môi trường, mật độ phấn hoa trong không khí để có sự chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi.
Phấn hoa là một trong những tác nhân chính khởi phát viêm mũi xoang
2. Luôn mang theo nước muối biển xịt mũi
Trong những ngày nắng, độ ẩm không khí thấp sẽ khiến dịch nhày tại niêm mạc mũi trở nên đặc và quánh hơn. Tình trạng này khiến cho dịch mũi xoang khó lưu thông, dẫn đến những triệu chứng nghẹt mũi và tích tụ vi khuẩn. Do đó, việc giữ ẩm niêm mạc mũi trong những ngày hè hết sức quan trọng và có thể được thực hiện đơn giản bằng cách sử dụng nước muối biển xịt mũi.
Với mục đích giữ ẩm mũi, làm sạch, rửa trôi những vi khuẩn, virus và chất kích ứng, bạn có thể xịt 3 - 5 lần mỗi ngày vào cả 2 bên mũi. Do tần suất sử dụng nhiều nên việc bỏ túi 1 chai nước muối xịt mũi là rất cần thiết.
Nước muối biển xịt mũi giúp ngăn ngừa khởi phát viêm mũi xoang
3. Rửa mũi
Cũng tương tự như xịt mũi, rửa mũi cũng có tác dụng rửa trôi những bụi bẩn và vi sinh vật gây hại đang bị giữ lại lớp dịch nhầy ở mũi. Bạn có thể áp dụng biện pháp này một lần mỗi ngày. Tuy nhiên, biện pháp này có thể khó áp dụng với một số người, đặc biệt là đối tượng trẻ em.
4. Tránh xa các chất kích ứng
Lớp màng nhày ở mũi xoang có thể bị phá hủy bởi một số loại tác nhân tấn công, bao gồm: khí thải từ các phương tiện giao thông, khói bụi, nấm mốc hoặc khói thuốc lá. Mỗi người phản ứng khác nhau đối với các tác nhân tấn công, do đó, bạn cần nhận biết những mối nguy hại này và tránh tiếp xúc tối đa có thể.
Ngoài ra, một tác nhân quan trọng khác cũng có thể tấn công đường hô hấp của bạn đó là nước sục clo ở hồ bơi. Đặc biệt, mùa hè cũng là mùa của những hoạt động bơi lội và trò chơi dưới nước nên tình trạng viêm mũi xoang do nước chứa clo càng dễ xảy ra. Nếu bạn có tiền sử bệnh, việc sử dụng kẹp mũi khi bơi sẽ giúp hạn chế sự tiếp xúc với tác nhân này.
Sử dụng kẹp mũi khi bơi giúp giảm tiếp xúc của nước clo với niêm mạc mũi
5. Thận trọng khi sử dụng thuốc
Khi bệnh viêm mũi xoang khởi phát, bạn có thể cần sử dụng thuốc nhằm giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu như: nghẹt mũi, khó thở, đau mũi xoang, đau vùng mặt, trán hoặc đầu. Những thuốc này bao gồm: thuốc kháng histamin (loratadine, desloratadine...); thuốc co mạch điều trị nghẹt mũi (oxymetazoline, xylometazoline,...) hoặc thuốc chống viêm corticoid dạng xịt,... Những thuốc này có thể giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh nhưng cần lưu ý chỉ sử dụng trong thời gian ngắn để tránh tác dụng không mong muốn của thuốc hoặc tình trạng triệu chứng nặng hơn khi ngừng thuốc.
Phòng ngừa hiệu quả viêm mũi xoang bằng dung dịch vệ sinh mũi
Để tránh những triệu chứng khó chịu của bệnh viêm mũi xoang cũng như những tác dụng không mong muốn có thể gặp phải do sử dụng thuốc, việc sử dụng nước muối biển xịt mũi được xem là biện pháp tối ưu giúp phòng bệnh.
Bạn nên lựa chọn những sản phẩm dung dịch vệ sinh mũi có chứa nước muối và nước khoáng với nồng độ phù hợp với dịch sinh lý ở mũi xoang.
Những sai lầm khiến bệnh viêm xoang tái phát và biện pháp phòng tránh Giai đoạn đầu các dấu hiệu và triệu chứng viêm xoang khá nhẹ. Khi đó người bệnh thường nghẹt mũi, chảy nước mũi nên chủ quan không điều trị dứt điểm khiến bệnh viêm xoang tái phát. 1. Những sai lầm khiến bệnh viêm xoang tái phát Việc điều trị bệnh càng muộn sẽ khiến cho bệnh càng phát triển nặng và gây...