Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến nước bọt
Ung thư tuyến nước bọt là một dạng của ung thư đầu cổ. Tuy không phải là căn bệnh thường gặp trong các bệnh ung thư nhưng ung thư tuyến nước bọt có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện kịp thời.
Ung thư tuyên nươc bot la gi?
Tuyến nước bọt là nơi tạo nước bọt, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giữ ẩm cho miệng. Có 3 tuyến nước bọt chính nằm xung quanh xương hàm dưới của người: Tuyến nước bọt mang tai, tuyến nước bọt dưới lưỡi, tuyến nước bọt xương hàm.
Ung thư tuyến nước bọt là một dạng ung thư có thể bắt đầu từ bất cứ nơi nào của tuyến nước bọt như ở tuyến nước bọt mang tai, tuyến nước bọt dưới lưỡi, tuyến nước bọt xương hàm. Cụ thể ung thư tuyến nước bọt thường xảy ra ở các tuyến mang tai – phía trước của tai.
Dâu hiêu nhân biêt ung thư tuyên nươc bot
Ung thư tuyến nước bọt nằm trong những nhóm bệnh khó chẩn đoán vì những triệu chứng bệnh rất “âm thầm” và những khối u có thể nằm rải rác ở tuyến nước bọt.
- Khi khối u phát sinh ở khu vực mang tai
Theo các chuyên gia, có khoảng 70 – 85% ung thư tuyến nước bọt xuất hiện ở vị trí mang tai. Ban đầu người bệnh mắc ung thư tuyến nước bọt ở khu vực mang tai có thể sẽ chưa thấy triệu chứng gì khác thường. Tuy nhiên, vì không có dấu hiệu và không được điều trị sớm nên khối u cứ thế phát triển dần và xâm lấn vào các khu vực xung quanh ở mang tai và ở đầu.
Nếu bệnh vẫn không được chữa trị, bệnh nhân có thể xuất hiện thêm hạch to cứng ở vùng đầu, cổ do khối u di căn từ vị trí mang tai sang các khu vực khác. Đồng thời, lúc này da đầu, mí mắt, mũi, hầu họng của người bệnh cũng có thể có những triệu chứng nhiễm khuẩn gây đau đớn, khó chịu.
- Khi khôi u phat sinh ơ dươi ham
Ung thư tuyến nước bọt dưới hàm chỉ chiếm khoảng 8 – 15% trong tổng số người bệnh. Các chuyên gia cũng đánh giá ung thư tuyến dưới hàm cực kỳ ít triệu chứng và khó nhận biết.
Tuy nhiên, khi bệnh phát triển nặng, người bệnh cũng sẽ xuất hiện một vài triệu chứng đặc trưng, tiêu biểu nhất của triệu chứng u tuyến nước bọt dưới hàm như: miệng bị đau, hàm và cổ bị sưng tấy, lưỡi hoặc mặt có thể bị tê liệt, đau khi nhai, nuốt thức ăn.
- Khi phat sinh ơ tuyên nươc bot nho
Video đang HOT
Tuyến nước bọt nhỏ là những tuyến được phân bố chủ yếu bên trong má, mũi, xoang, thanh quản. Vì vậy khối u tuyến nước bọt nhỏ thường nằm trong khoang miệng và thường gây ra ung thư ác tính hơn là lành tính.
Khi tuyến nước bọt nhỏ bị ung thư, người bệnh có thể bị: tắc mũi, ngạt mũi, khó thở do khối u chèn ép lên xoang mũi, khoang miệng bị đau, xuất hiện các nốt loét nhỏ như nốt nhiệt, ngoài ra ung thư tuyến nước bọt nhỏ có thể khiến thị giác của người bệnh bị rối loạn.
Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời bệnh ung thư tuyến nước bọt. Tuyệt đối không chủ quan bỏ qua triệu chứng bệnh khiến bệnh nặng hơn và mất đi thời cơ chữa trị bệnh tốt nhất.
Theo www.phunutoday.vn
Có một bệnh lí cảm thấy đau tê tái gọi là "chuột rút"! Phương pháp giảm chuột rút ở 8 bộ phận quanh cơ thể
Chuột rút đau như kim châm dao cắt, cảm giác đau như này chắc hẳn ai cũng trải qua rồi: chạy, bơi, thậm chí ngủ, nó đều không buông tha cho bạn. Ngoài cơn đau khi ấy, còn vì mấy phút bị chuột rút, mà cơ bắp cả ngày không thấy thoải mái lại có cảm giác đau.
Dưới đây là 8 loại chuột rút và hướng dẫn cách xử lý chúng
Chuột rút, đông y gọi là co thắt cơ, thường bị ở ngón tay, ngón chân, cẳng chân. Nhân tố gây ra chuột rút bao gồm điện tích cơ thể không cân bằng, vận động quá độ, phản ứng thuốc v.v... Khi bị chuột rút, mọi người thường xoa, bóp, ấn để giảm đau, nhưng như vậy chỉ có tác dụng lưu thông máu tạm thời, mà không có cách làm mềm cơ, có thể dẫn đến đau về sau.
Khi bị chuột rút, phải xem nó xảy ra ở vị trí nào mới có biện pháp xử lí hiệu quả.
1. Ngón tay
Nắm bàn tay, sau đó dùng lực co chặt, lặp đi lặp lại nhiều lần, cho đến khi khỏi.
2. Bàn tay
Ngón tay nắm chặt bàn tay, hướng ra ngoài, dùng lực bẻ ra trước, làm nhiều lần đến khi hồi phục. Cũng có thể dùng tay còn lại nắm vào tay bị chuột rút, dùng lực bẻ ra sau đến khi khỏi.
3. Cánh tay
Gập khủy tay, đặt tay trước sát cánh tay, dùng lực dãn thẳng, làm liên tục tới khi bình thường.
4. Cơ bụng
Nằm thẳng hoặc lấy tường làm chỗ vận động phần lưng, có thể kéo dãn cơ bụng, làm lại nhiều lần là được.
5. Hông
Đàn ông khi bị bất ngờ hoặc căng thẳng, dễ bị chuột rút phần hông, nên để hai chân tách ra quỳ sâu, khi quỳ cố gắng giơ cao hai tay lên trên , lặp đi lặp lại là được.
6. Đùi
Gập gối, đặt trước ngực, hai tay ôm lấy cẳng chân, dùng lực ấn nhiều lần, sau đó duỗi thẳng chân, như vậy nhiều lần là được.
7. Bắp chân
Chuột rút bắp chân dùng tay nắm bàn chân, dùng lực bẻ ra sau, tay còn lại ép xuống đầu gối, giữ chân thẳng, làm đi làm lại đến khi hồi phục.
Hằng ngày, bắp chân là nơi hay bị chuột rút nhất, nếu như trẻ bị chuột rút, rất có khả năng là thiếu canxi, có thể bổ sung canxi cho trẻ.
Nếu là người thanh niên, có thể do gần đây hoạt động quá độ, do đó nên nghỉ ngơi, massage thả lỏng cơ.
8. Bàn chân
Thẳng chân, dùng bàn chân của chân bị chuột rút chống lên gót chân còn lại, nhấc chân không bị chuột rút lên, cố gắng kéo ra sau, cũng có thể dùng tay nắm chặt chân bị chuột rút, dùng lực kéo về hướng ngược lại.
Một số lưu ý đối với người hay bị chuột rút chân
- Massage trước khi đi ngủ chống chuột rút. Người hay bị chuột rút, mỗi ngày trước khi ngủ nên ngâm chân vào nước ấm 5 - 10 phút.
Ngâm chân sâu một tí, nước nhiều một chút, tốt nhất gần đầu gối. Sau đó lau khô, đổ rượu trắng đã làm ấm lên bàn tay, massage chỗ hay bị chuột rút vài phút, cần dùng một lực nhất định, masage đến khi da hồng lên, sẽ có tác dụng phòng chuột rút.
- Bổ sung vitamin E có thể giảm chuột rút. Vitamin E ổn định bó cơ, giảm hưng phấn, giảm tính tự phát, từ đó dùng để điều trị co cơ. Người bị chuột rút, có thể uống vitamin E theo hướng dẫn của bác sĩ, hoặc dùng thực phẩm chứ vitamin E như dầu lạc, dầu đậu, dầu gạo, dầu óc chó, mạch nha v.v...
Ngoài ra, cần lưu ý những điểm sau:
- Giữ ấm không để bị lạnh;
- Ngủ đúng tư thế;
- Đi bộ hoặc vận động thời gian không quá dài;
- Thể dục thể thao vừa phải;
- Bổ sung canxi.
Theo phunudoisong.vn
Cách tự kiểm tra ung thư đại trực tràng: Phát hiện sớm 3 tháng, có thể sống thêm 30 năm Nếu bạn muốn biết tình trạng mắc ung thư đại trực tràng hiện nay, cách tự chẩn đoán sớm ngay tại nhà và những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, thì đây chính là câu trả lời. Đường ruột là môi trường vi sinh thái lớn nhất của cơ thể, có tác động đáng kể đến sức khỏe và cuộc...