Dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm họng – miệng
Bệnh nấm họng – miệng là tình trạng niêm mạc vùng họng – miệng bị tổn thương bởi sự tích tụ quá mức của loại vi nấm có tên Candida albicans.
Cần nghĩ đến nấm họng khi thấy ngứa, ho và rát họng dữ dội, tiếp theo đó là khàn hoặc mất tiếng. Bệnh thường gặp ở các nước vùng nhiệt đới ẩm.
Nguyên nhân
Bình thường trong miệng cũng như một số nơi khác trong cơ thể chúng ta có rất nhiều vi khuẩn thường trú. Nhưng nếu vì nguyên cớ nào đó thế cân bằng bị phá vỡ, các vi nấm sẽ phát triển lấn lướt, nhanh chóng gia tăng số lượng, cũng như môi trường dinh dưỡng, gây loạn dưỡng và biến đổi cấu trúc niêm mạc họng – miệng, nơi chúng xâm chiếm, và các triệu chứng bệnh lý xuất hiện.
Chính vì vậy, nấm họng là một bệnh cơ hội thường gặp ở những người suy giảm sức đề kháng (người nhiễm HIV/AIDS), người bị bệnh đái tháo đường, thiếu máu mạn tính, bệnh nhân gầy yếu, suy kiệt sức khỏe và những người phải điều trị với corticoid kéo dài hoặc sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện không theo chỉ dẫn của thầy thuốc, những người phải điều trị tia xạ ở vùng họng miệng… và hay gặp ở những người dân sống ở các nước nhiệt đới ẩm.
Bệnh nấm họng có thể xuất hiện ở những người phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, hít phải các bào tử nấm trong không khí hoặc ăn phải thực phẩm nhiễm nấm. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy Candida là thủ phạm gây nên nấm họng, miệng.
Loại nấm này thường ký sinh ở miệng, họng, đường tiêu hóa và thường không phát triển thành bệnh. Nhưng nếu gặp các yếu tố thuận lợi, nhất là khi sức đề kháng của niêm mạc họng suy giảm, hiện tượng trào ngược của dịch dạ dày lên họng làm chuyển pH họng từ môi trường kiềm sang môi trường acid thì nấm Candida sẽ gây bệnh và xuất hiện triệu chứng bệnh nấm họng.
Hinh anh tôn thương do nâm.
Cách phát hiện
Giai đoạn đầu của bệnh nấm họng – miệng có thể kéo dài một thời gian mà người bệnh không nhận biết vì không có triệu chứng gì đặc biệt.
Dấu hiệu sớm người bệnh nhận thấy là đau nhói trong họng – miệng tại vị trí nhiễm nấm. Đau không nhiều lắm nhưng gây khó chịu và có thể làm giảm vị giác. Ngoài ra họ cũng có thể bị ho.
Bệnh nhân thường đến khám vì ho kéo dài dù đã điều trị các nhóm kháng sinh, giảm ho, chống viêm liên tục. Lúc đầu ho do phản ứng dị ứng của cơ thể với bào tử nấm xâm nhập, sau đó là ho do viêm nhiễm. Ho khan từng cơn rồi chuyển sang có đờm trắng đục, vàng xanh.
Ho do nấm cũng rất ảnh hưởng tới sinh hoạt của bệnh nhân nên nhiều người đã đi khám liên tục chỉ mong được chữa hết cơn ho ngay lập tức. Người bệnh ngứa họng, đau rát họng đôi khi kèm biểu hiện khó nuốt giống như loạn cảm họng vì tìm không thấy nguyên nhân nếu không nghĩ đến nấm. Triệu chứng này có thể xuất hiện sau đợt cảm cúm có sốt, ho, hắt hơi, chảy mũi và thường không thuyên giảm khi sử dụng kháng sinh.
Một số trường hợp bệnh nhân cảm thấy hơi thở, nước bọt có mùi hôi, chua. Bác sĩ khám thấy niêm mạc họng hơi đỏ. Lưỡi người bệnh rất dày, bẩn, trắng và hôi. Thành sau họng nhiều tổ chức lympho nhỏ, rất nhiều chất nhầy phủ khắp họng, đôi khi có giả mạc, khi bóc tách dễ gây ra máu hoặc giả mạc xám mủn giống như tổ chức hoại tử nhưng trong nhiều trường hợp chỉ nhìn thấy niêm mạc họng đỏ, teo, nhiều dải xơ dọc theo thành sau họng, nước bọt tăng tiết ở hạ họng nhưng cảm giác ngứa của bệnh nhân lại nặng nề, nhiều người phàn nàn là chỉ muốn thò ngón tay vào họng gãi cho đỡ ngứa.
Có thể chẩn đoán bệnh bằng cách quệt lấy dịch ở vùng soi tươi tìm bào tử nấm hoặc nuôi cấy định dạng nấm gây bệnh. Trong một số trường hợp, cần sinh thiết để tìm tổn thương mô bệnh học của nấm tại họng. Đây mới là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nấm, tuy nhiên khó thực hiện.
Điều trị thế nào?
Video đang HOT
Tùy mức độ bệnh, sức đề kháng của người bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp và các thuốc điều trị khác nhau. Nhưng nhìn chung nấm họng cũng như các bệnh nấm nói chung là khó chữa do nấm có một lớp vỏ đăc biêt khó ngấm thuốc. Vì vậy, khi đã điều trị, cần trao đổi cụ thể với bệnh nhân để họ có thể phối hợp điều trị dài ngày, kết hợp dùng thuốc với việc loại bỏ các yếu tố thuận lợi để bệnh nấm phát sinh.
Người bệnh phải tuân thủ theo đúng lịch điều trị bởi nấm Candida thường rất dễ tái phát, do vậy, luôn phải điều trị triệt để, đủ liều, đủ thời gian. Với những người thuộc nhóm nguy cơ cao dễ nhiễm nấm Candida, cần phải kết hợp chế độ ăn uống và thể dục thể thao để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cho cơ thể, loại bỏ các yếu tố thuận lợi và vệ sinh miệng, họng thường xuyên.
Không hút thuốc lá, hạn chế ăn cay và vệ sinh răng miệng tốt cũng là những yếu tố có thể phòng được nấm Candida.
Đo chức năng hô hấp trong chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Trong các xét nghiệm chẩn đoán COPD, đo chức năng hô hấp là xét nghiệm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để sàng lọc, chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt và phân độ bệnh.
Vì thế, việc đo chức năng hô hấp nên được tiến hành định kỳ để xác định sớm các rối loạn thông khí và tiến triển của chúng nếu đã có.
Trong các xét nghiệm được sử dụng để đánh giá bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, xét nghiệm đo chức năng hô hấp là một xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trên thực tế.
1. Ý nghĩa của đo chức năng hô hấp đối với bệnh nhân COPD
Phương pháp đo chức năng hô hấp có thể thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn khảo sát và mục đích khảo sát.
- Đánh giá sớm các rối loạn thông khí ở bệnh nhân
Đo chức năng hô hấp định kỳ ở những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cao như người hút thuốc lá, người làm việc trong các môi trường ô nhiễm, người mắc các bệnh phổi mãn tính khác,... sẽ giúp đánh giá các rối loạn thông khí ngay từ các giai đoạn sớm chưa có biểu hiện lâm sàng. Điều này sẽ giúp tầm soát và sàng lọc sớm các đối tượng và có phương pháp quản lý thích hợp.
- Chẩn đoán xác định bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có đặc trưng là sự viêm, tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ trong phổi, từ đó gây nên các biểu hiện lâm sàng khác nhau như khó thở, ho khạc đờm kéo dài,... Do vậy, với các rối loạn thông khí được thể hiện trên kết quả đo chức năng hô hấp, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính một cách chính xác và đánh giá được mức độ, giai đoạn của bệnh.
- Chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác
Đo chức năng hô hấp ở người bệnh kết hợp với sử dụng thuốc giãn phế quản trước đó còn có thể giúp bác sĩ chẩn đoán phân biệt được bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính với các bệnh lý có biểu hiện tương tự, đặc biệt là hen phế quản.
Đo chức năng hô hấp là xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính(Ảnh: Internet)
2. Người bệnh cần chuẩn bị gì trước khi đo chức năng hô hấp?
Mặc dù là kỹ thuật không quá phức tạp về quy trình thực hiện, tuy nhiên để đảm bảo kết quả đo chính xác thì người bệnh cũng cần thực hiện tốt một số chuẩn bị sau đây:
- Mặc quần áo rộng rãi: Người bệnh nên mặc các loại quần áo rộng rãi và thoải mái khi thực hiện đo chức năng hô hấp, tránh sử dụng quần áo có kích thước quá nhỏ hoặc bó chặt sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hít và thở tối đa khi đo.
- Ngưng hút thuốc và sử dụng rượu: Khi được chỉ định đo chức năng hô hấp, bệnh nhân sẽ được yêu cầu ngưng hút thuốc ít nhất 30 phút và ngưng sử dụng rượu ít nhất 4 giờ trước khi thực hiện kỹ thuật để đảm bảo cho kết quả đo chính xác nhất.
- Tránh vận động nặng: Vận động nặng quá sức trước khi thực hiện kỹ thuật đo có thể làm thay đổi nhu cầu oxi của cơ thể, thay đổi các đặc trưng trong hô hấp của bệnh nhân (nhịp thở, lưu lượng thở,...) do đó có khả năng khiến cho kết quả đo có mức độ sai số lớn. Việc ngưng các hoạt động gắng sức nên được diễn ra trong 30 phút trước khi thực hiện kỹ thuật.
- Không ăn no: Không ăn no trước 2 tiếng trước khi đo chức năng hô hấp là điều mà bệnh nhân sẽ được yêu cầu. Ăn quá no ngay gần thời điểm đo sẽ khiến cơ hoành không thể hạ xuống thấp nhất do bị dạ dày đang chứa đầy thức ăn cản trở, vì vậy làm cho phổi không thể giãn nở hết mức. Điều này làm sai lệch kết quả đo.
- Ngưng các thuốc giãn phế quản: Thuốc giãn phế quản sẽ làm cải thiện khả năng thông khí ở bệnh nhân do giúp mở rộng khẩu kính của các phế quản trong phổi. Nếu bệnh nhân sử dụng các thuốc giãn phế quản quá gần thời điểm do, dưới tác dụng của thuốc sẽ làm gia tăng giả tạo các kết quả của phép đo, từ đó gây sai lệch trong chẩn đoán. Những thuốc giãn phế quản nên được ngưng sử dụng 4h và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài nên được ngưng sử dụng ít nhất 12h trước khi đo.
Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc giãn phế quản trước khi đo chức năng hô hấp (Ảnh: Internet)
3. Các thông số trong đo chức năng hô hấp và ý nghĩa
Xét nghiệm đo chức năng hô hấp ở người bệnh COPD có thể cho ra nhiều thông số kết quả khác nhau, các thông số thường được quan tâm bao gồm:
- VC: Dung tích sống (VC) là thể tích khí mà người bệnh hít vào hay thở ra hết sức, sự giảm dung tích sống lớn hơn 20% so với dung tích sống lý thuyết thì được coi là bệnh lý. Trong COPD, người ta thường quan tâm nhiều đến chỉ số dung tích sống gắng sức (FVC) là kết quả khi hít vào hoặc thở ra nhanh, mạnh và hết sức và thông thường thì giá trị của FVC sẽ bằng giá trị của VC.
- FEV1: Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên (FEV1) cũng là chỉ số được quan tâm nhiều trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Chỉ số này cho phép đánh giá đường thở của người bệnh có thông thoáng hay không, có bị cản trở thông khí hay không. Do đó, nó là một trong các tiêu chuẩn được sử dụng để chẩn đoán và phân độ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Tỷ số Tiffeneau: Được tính bằng công thức FEV1/VC, chỉ số Tiffeneau có ý nghĩa giúp đánh giá mức độ co giãn của hệ hô hấp và tình trạng thông thoáng của đường dẫn khí. Do FVC thường có giá trị bằng VC nên người ta hay sử dụng tỷ số FEV1/FVC để làm giá trị của tỷ số Tifeneau.
Ngoài ra, trong kết quả đo chức năng hô hấp người ta còn có thể ghi nhận một số các chỉ số khác kể đến như thể tích khí lưu thông, thể tích khí dự trữ hít vào, thể tích khí dự trữ thở ra, thể tích khí dự trữ hít vào, thể tích khí cặn, thông khí phút tối đa,...
4. Phân độ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính theo kết quả đo chức năng hô hấp
Theo chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease - GOLD), thì người ta phân độ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính theo kết quả đo chức năng hô hấp kèm theo một số yếu tố khác như sau:
Giai đoạn 1: FEV1/FVC dưới 70% và giá trị FEV1 dưới 80% giá trị theo lý thuyết. Người bệnh có thể có hoặc không có các biểu hiện của bệnh.
Giai đoạn 2: FEV1/FVC dưới 70% và giá trị 50% dưới FEV1 dưới 80% giá trị theo lý thuyết. Người bệnh hay có các biểu hiện lâm sàng của bệnh.
Giai đoạn 3: FEV1/FVC dưới 70% và giá trị 30% dưới FEV1 dưới 80% giá trị theo lý thuyết và người bệnh thường xuyên có các biểu hiện của bệnh làm giảm chất lượng cuộc sống.
Giai đoạn 4: FEV1/FVC dưới 70% và giá trị FEV1 dưới 30%. Bệnh nhân bị ảnh hưởng cuộc sống nặng nề và thậm chí có thể tử vong.
5. Những yếu tố làm sai lệch kết quả và các chống chỉ định của đo chức năng hô hấp
5.1. Các yếu tố làm sai lệch kết quả đo
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật, một số yếu tố từ cả phía nhân viên y tế và bệnh nhân nếu không được kiểm soát tốt thì có thể dẫn đến sự sai lệch trong kết quả đo chức năng hô hấp.
- Các yếu tố liên quan đến thầy thuốc: Nhưng sai sót liên quan đến thầy thuốc như không thông thạo kỹ thuật đo, máy móc không được bảo trì thường xuyên và không thực hiện hướng dẫn bệnh nhân tốt,... có thể sẽ dẫn đến đo chức năng hô hấp không chính xác.
- Các yếu tố liên quan đến bệnh nhân: Người bệnh không đúng tư thế, hít vào và thở ra không hết sức, ho hoặc nói chuyện khi đo, ngậm ống thổi không kín,... cũng là những yếu tố khiến cho kết quả bị sai lệch.
5.2. Các chống chỉ định của đo chức năng hô hấp
Trong một số trường hợp, đo chức năng hô hấp trên bệnh nhân dù có ý nghĩa tương đối nhưng lại đem đến nhiều nguy cơ biến chứng nặng nề, lớn hơn rất nhiều so với ý nghĩa mà nó mang lại. Do đó, đo chức năng hô hấp bị chống chỉ định cho các trường hợp sau:
Bệnh nhân đau ngực chưa rõ nguyên nhân, mắc hội chứng vành cấp,... là các chống chỉ định của đo chức năng hô hấp (Ảnh: Internet)
- Bệnh nhân đang ở trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Nhiễm trùng cấp tính tại đường hô hấp hoặc ho ra máu chưa rõ nguyên nhân.
- Bệnh nhân mắc hội chứng vành cấp, phình động mạch chủ hoặc đau ngực không rõ nguyên nhân.
- Bệnh nhân mới phẫu thuật bụng hay lồng ngực.
Qua đó có thể thấy rằng, đo chức năng hô hấp là một xét nghiệm hết sức có giá trị trong sàng lọc, chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt và phân độ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Vì vậy, đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh và bệnh nhân, việc đo chức năng hô hấp nên được tiến hành định kỳ để theo dõi sớm các rối loạn thông khí và sự tiến triển của các rối loạn này nếu có.
Thuốc từ cây thiên môn Cây thiên môn là dạng cây dây leo, dây dài như liễu rủ có công dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe và hiệu quả trong bệnh phổi, giảm ho tiêu đờm. Thiên môn còn gọi là thiên đông, thiên môn đông, tóc tiên leo có tên khoa học là Asparagus cocjin chinensis (Lour) Merr, thuộc họ hành tỏi. Lá cây vừa dùng...