Dấu hiệu nhận biết người “ngáo đá”, khi gặp người “ngáo đá” xử lý như nào?
Tác hại của ma túy “đá” khiến nhiều người vô tội bỗng dưng trở thành nạn nhân của kẻ ngáo đá. Tình trạng lạm dụng loại ma túy này ngày càng tăng mạnh, gây ra nhiều vụ thảm án gần đây. Ma túy “đá” là tên lóng của methamphetamine hydrochloride (viết tắt là meth) ở dạng tinh thể.
Đây là một dạng ma túy tổng hợp được sản xuất từ ephedrine, một chất có trong các thuốc chữa bệnh ho và thuốc làm giảm cân.
Theo Tiến sĩ Trần Thị Hồng Thu người nghiện ma túy đá thường có những biểu hiện sau:
1. Không có cảm giác ngon miệng
Một dấu hiệu chắc chắn bạn đang nghiện ma túy đá là bị giảm cân nhanh trong thời gian rất ngắn.
2. Mất tập trung
Lơ là việc học, năng suất công việc giảm và vắng mặt quá nhiều là một dấu hiệu chỉ điểm nghiện ma túy đá . Nhiều người không thể giữ được vị trí công việc tới 3 tháng.
3. Dấu hiệu “miệng meth”
Điển hình người nghiện ma túy đá bị sâu răng, đen răng, thiếu răng và nướu răng đỏ đau.
4. Ngửi thấy mùi nước tiểu mèo
Nghiện ma túy đá đổ mồ hôi rất nhiều và mùi giống như nước tiểu mèo.
5. Mùi răng bị hôi và thối
Người nghiện ma túy đá thường không vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường có những mụn trứng cá lớn trên mặt.
6. Suy nghĩ hoang tưởng
Người nghiện thường có suy nghĩ hoang tưởng, nghi ngờ có người theo làm hại.
7. Không có nhu cầu ngủ
Luôn trong trạng thái tỉnh táo, có khi không cần ngủ tới cả tuần.
8. Nhiều mảnh giấy bạc
Trong nhà hoặc phòng ngủ rải rác các mảnh giấy bạc hình vuông bị cháy và các vỏ chai lavie hoặc ống hút được sử dụng để hút ma túy đá.
9. Ngứa ở nhiều vùng da
Ngứa tới mức không thể chịu đựng được, chà xát nhiều tới chảy máu.
10. Tâm trạng (cảm xúc) thất thường
Dễ cáu bẳn và suy nghĩ kỳ quặc. Khi thức dậy mỗi buổi sáng, việc đầu tiên là phải dùng ma túy đá. Cảm thấy không thể sống qua ngày nếu như không có ma túy đá (đây là dấu hiệu nghiện mức độ nặng).
11. Cơ thể gặp ảo giác của hội chứng “ kiến bò dưới da”.
12. Hay bị chảy máu mũi
Nếu những con nghiện “đập đá” bằng cách hít thuốc qua đường mũi, họ rất hay bị chảy máu mũi. Methamphetamine khi tiếp xúc bên ngoài có thể ăn mòn vách ngăn bên trong niêm mạc mũi, lâu dần dẫn tới hiện tượng chảy máu cam thường xuyên và thậm chí bị bỏng ngoài da.
Xử lý an toàn khi bị đối tượng “ngáo đá” khống chế
TS Đoàn Văn Báu, chuyên gia tội phạm học chia sẻ, trường hợp bất ngờ bị đối tượng khống chế, không kịp chạy thoát, chống trả, cần phải nương theo, làm theo yêu cầu của đối tượng, phải trấn tĩnh không được la hét, gào khóc sẽ càng làm cho đối tượng bị kích động dễ có hành vi nguy hiểm gây thương tích.
Hình minh họa – Nguồn: Internet
Khi đối tượng có biểu hiện bình tĩnh hơn, cần phải nhẹ nhàng hỏi han xem đối tượng có nhu cầu gì, cần trợ giúp gì. Lúc này nên quan tâm đến đối tượng nhiều hơn, không nên cầu xin đối tượng tha cho mình, mà cần hỏi han về đối tượng, để đối tượng tâm sự, nói ra yêu cầu, làm cho đối tượng bình tĩnh trở lại, chờ cơ hội chạy thoát hoặc chờ lực lượng chức năng ứng cứu.
Nếu nhận thấy có cơ hội có thể chắc chắn thoát ra được, không gây nguy hiểm với bản thân mới chống trả để thoát thân hoặc không chế đối tượng, ngược lại khi nhận thấy không an toàn tuyệt đối không nên có hành vi chống trả hoặc bỏ chạy.
Nếu người thân bị đối tượng “ngáo đá” khống chế là trẻ em, trong trường hợp này thông thường nạn nhân là trẻ em sẽ khóc thét, vùng vẫy làm cho đối tượng càng trở nên mất bình tĩnh dễ dẫn đến hành vi manh động. Do đó, người thân đi cùng với trẻ em cần phải bình tĩnh, một mặt năn nỉ xin đối tượng đừng làm hại con em mình, sẵn sàng làm con tin thay cho con em.
Khi bị đối tượng “ngáo đá” bất ngờ khống chế cần phải bình tĩnh, làm theo yêu cầu của đối tượng, xoa dịu đối tượng, tìm cơ hội chạy thoát hoặc khống chế đối tượng.
Dưới đây là video những biểu hiện của người “ngáo đá”và cách ứng phó:
Theo anninhthudo
Bệnh nhi 7 tuổi tử vong tại bệnh viện K, mổ tử thi điều tra
Ngày 2/4, Bệnh viện K thông tin ca bệnh 7 tuổi (Đoan Hùng, Phú Thọ) tử vong tại bệnh viện.
Trước đó, khi đang truyền hoá chất, bệnh nhi xuất hiện chảy máu mũi số lượng ít dù không ngạt mũi, không xuất huyết nơi khác, không sốt. Bệnh nhi cũng đi ngoài phân lỏng10 lần/ngày.
Bệnh nhi là bé Lê Bảo N. (7 tuổi, Đoan Hùng, Phú Thọ). Trước đó, bệnh nhi được chẩn đoán mắc U lympho ác không Hodgkin tại BV Răng Hàm Mặt Trung ương. Dù xuất hiện khối u vùng hàm dưới phải sưng to nhưng bệnh nhân không đau, ăn uống bình thường.
Ngày 21/02/2019, bệnh nhi đến khám tại Bệnh viện K được nhập viện khoa Nội Nhi với chẩn đoán: U lympho ác tính không Hodgkin giai đoạn III dòng tế bào B lớn lan tỏa và được truyền hóa chất phác đồ FAB LMB96 nhóm B.
Các bệnh nhi được điều trị tại khoa Nội nhi (Bệnh viện K).
PGS.TS Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc bệnh viện K cho biết phác đồ điều trị cho bệnh nhi phác đồ điều trị chuẩn mực hiện đang được áp dụng tại Việt Nam và các nước tiên tiến.
"Với tình trạng tổn thương xương hàm phải là điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng, ngoài ra tác dụng phụ của thuốc sau quá trình truyền hóa chất có thể dẫn đến hạ bạch cầu rất dễ dẫn đến nhiễm khuẩn. Các tác dụng phụ của hóa chất đã được bác sĩ điều trị giải thích kỹ cho người nhà trước khi điều trị và người nhà đồng ý ký cam kết điều trị; sau điều trị bệnh nhi ổn định ra viện về nhà điều trị ngoại trú", Bệnh viện K thông tin.
Sau đó, ngày 05/3/2019, bệnh nhi tái khám theo lịch hẹn, được đánh giá khối u giảm một phần (khoảng 80%) và bệnh nhi tiếp tục được điều trị chuyển pha tấn công. Trong quá trình này bệnh nhi được nằm nội trú, theo dõi sát hàng ngày.
Đến ngày 10/03/2019, bệnh nhi đang truyền hóa chất thì xuất hiện chảy máu mũi số lượng ít, không sốt, không ngạt mũi, không xuất huyết nơi khác, kèm theo đi ngoài nhiều phân lỏng 10 lần/ngày.
Bệnh nhi được chẩn đoán rối loạn tiêu hóa/u lympho ác tính không Hodgkin giai đoạn IIIB đang điều trị và được điều trị phác đồ tiêu chảy cấp: men vi sinh, bù nước và điện giải.
Sau 2 ngày điều trị, bệnh nhi tỉnh, không sốt, niêm mạc miệng sạch không có giả mạc, toàn bộ khối u vùng hàm mặt phải thoái giảm trên lâm sàng, bụng mềm không có dấu hiệu ngoại khoa, đi ngoài nhiều lần/ngày, phân nhiều nước nhưng không có tình trạng mất nước.
Bệnh nhi được tiến hành xét nghiệm, tiếp tục điều trị theo phác đồ tiêu chảy cấp và theo dõi sát tại khoa.
Đến ngày 13/03/2019, bệnh nhi tỉnh, niêm mạc miệng sạch không loét, khối u vùng hàm mặt phải tan hoàn toàn, bụng mềm, đau bụng âm ỉ. Kết quả xét nghiệm cho thấy tình trạng nhiễm trùng nặng, bệnh nhi hạ bạch cầu mức độ 4/u lympho ác tính đang điều trị, được sử dụng thuốc kích thích tăng bạch cầu, kháng sinh và được chuyển khoa Hồi sức cấp cứu điều trị tích cực và theo dõi sát tại khoa.
Dù điều trị tích cực nhưng sau một ngày, dotình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, đến 07h45 ngày 14/3, sau cấp cứu ngừng tuần hoàn lần 2 theo phác đồ, tim bệnh nhi không đập trở lại, huyết áp không đo được, bệnh nhi tử vong.
PGS.TS Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc bệnh viện cùng lãnh đạo khoa Nôi nhi đã gặp mặt chia sẻ, động viên, giải thích với gia đình bệnh nhi; tổ chức làm việc với Công an huyện Thanh Trì; hỗ trợ cùng gia đình đưa bệnh nhi mổ pháp y tại Bệnh viện Quân Y 103, sau đó hỗ trợ xe đưa bệnh nhi về địa phương. Sáng sớm ngày 14/03, PGS.TS Lê Văn Quảng cùng đoàn công tác của bệnh viện đã về địa phương chia sẻ với gia đình và dự tang lễ của bé.
PGS Quảng cho biết thêm, bệnh viện đã báo cáo về sự cố y khoa lên lãnh đạo Bộ Y tế. "Về ca bệnh này, bệnh viện đã thành lập Hội đồng chuyên môn để đánh giá quá trình điều trị bệnh nhi và phối hợp chặt chẽ với cơ quan Cảnh sát điều tra để sớm làm rõ nguyên nhân tử vong của bệnh nhi. Bệnh viện đã quyết định tạm đình chỉ công tác đối với TS.BS Phạm Thị Việt Hương, Phó Trưởng khoa Nội nhi (bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhi) để phục vụ công tác điều tra làm rõ vụ việc", PGS Quảng nói.
Quan điểm của bệnh viện là sẽ không bao che, nếu phát hiện thiếu sót, sai phạm trong quá trình điều trị cho bệnh nhi sau khi có kết luận điều tra sẽ xử lý kỷ luật đúng người, đúng sai phạm. Hiện tại bệnh vện vẫn đang phối hợp chặt chẽ và chờ kết luận của cơ quan Cảnh sát điều tra.
Hồng Hải
Theo Dantri
Một lỗi nhỏ của phi công khiến hành khách trên máy bay Ấn Độ đồng loạt chảy máu mũi, máu tai Lại một tai nạn hi hữu khi bay. Một chiếc máy bay chở khách đã phải quay trở lại ngay sau khi vừa cất cánh do các phi công trên chuyến bay đã quên mất không bật công tắc để duy trì áp suất của cabin. Hành khách trên chuyến bay của Jet Airways từ Mumbai đi Jaipur đã hoảng hốt và lên...