Dấu hiệu nhận biết hệ thống thước lái xe ôtô hư hỏng
Dưới đây là các dấu hiệu giúp tài xế nhận biết hệ thống thước lái xe ôtô hư hỏng.
Một số hư hỏng thường gặp trên thước lái xe ôtô là tay lái trả chậm, rò rỉ dầu trợ lực,… Ảnh: LĐO
Thước lái xe ôtô là hệ thống kết nối vô lăng với bánh trước của xe. Theo đó, thước lái là một bộ phận quan trọng trong hệ thống lái kiểu trục vít – thanh răng. Đây là kiểu cơ cấu lái được sử dụng phổ biến nhất trên các dòng xe ôtô con hiện nay như: Toyota Vios, Toyota Innova, Mitsubishi Xpander,…
Dưới đây là các dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy thước lái ôtô bị hỏng:
Xuất hiện tiếng động lạ khi đánh lái
Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất, thước lái hỏng sẽ kèm theo âm thanh lạch cạch khi vào cua hay xoay vô lăng. Ngoài ra, người lái còn nghe thấy âm thanh cót két khi lái do ma sát của thước lái hoặc do thiếu chất bôi trơn. Theo đó, khi thước lái bị mòn, các bộ phận khác sẽ trở nên lỏng lẻo.
Video đang HOT
Vô lăng nặng, trả lái chậm
Thước lái ôtô liên kết với vô lăng thông qua các trục và khớp chữ U. Theo thời gian, các bộ phận này có thể bị mòn. Nếu bạn nhận thấy vô lăng bị cứng ngay sau khi khởi động, nguyên nhân là từ thước lái.
Lốp xe mòn không đều
Nguyên nhân khiến lốp xe mòn không đều có thể do sự căn chỉnh thước lái không chuẩn xác, cũng có thể do các bộ phận khác của hệ thống lái bị mòn, thậm chí thước lái đã bị hỏng.
Rò rỉ dầu trợ lực
Thước lái hoạt động không tốt có thể gây rò rỉ dầu ở hệ thống trợ lực và bộ phận khởi động. Theo đó, tài xế phải thường xuyên châm thêm dầu cho hệ thống lái trợ lực.
Lưu ý, các bộ phận khác có thể gây rò rỉ dầu ở hệ thống trợ lực tay lái, chẳng hạn như bơm trợ lực, bình dầu trợ lực lái hoặc ống dẫn dầu.
Những thói quen xấu gây hại cho xe ôtô
Dưới đây là những thói quen gây hại cho xe ôtô mà lái xe nên loại bỏ ngay lập tức.
4 thói quen gây hại cho xe ôtô. Ảnh: Nam Hiệp
Để xe thường xuyên hết nhiên liệu
Xe cạn nhiên liệu sẽ gây ra những hư hại nghiêm trọng. Nguyên nhân là do bình cạn xăng khiến không khí chen vào khoảng không này, thậm chí có các mảnh vỡ lọt vào hệ thống phân phối nhiên liệu.
Sự tiếp xúc lâu dài với không khí sẽ làm cho bơm hoạt động quá mức, nóng lên và bị mài mòn. Lúc này, chủ xe phải thay bộ lọc nhiên liệu.
Không thay dầu nhớt định kỳ
Thông thường, các nhà sản xuất ôtô sẽ khuyến cáo thời gian thay dầu trong sổ tay hướng dẫn. Nếu không thay dầu nhớt định kỳ sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành của xe, khiến xe xả ra khí thải độc hại.
Theo đó, thay dầu cho ôtô đúng kỳ hạn và đúng thời điểm sẽ hỗ trợ bôi trơn và làm mát máy xe, giúp tuổi thọ của động cơ được kéo dài. Theo tiêu chuẩn của các hãng xe, đối với xe mới và lần thay dầu đầu tiên là 1.000 km và cứ 5.000 km kế tiếp sẽ tiếp tục thay dầu mới cho xe.
Sử dụng xe để kéo hàng nặng
Thói quen dùng xe để kéo hàng nặng có thể làm hỏng hệ thống truyền động, các bộ phận thuộc hệ thống treo và cả khung xe.
Tuy nhiều ôtô có khả năng kéo hàng nhưng chủ xe nên kiểm tra công suất tối đa xem có thực sự phù hợp không rồi mới thực hiện.
Lái xe khi động cơ quá nóng
Khi nhận thấy động cơ ôtô quá nóng, tài xế nên dừng lại nhanh chóng. Thông thường tín hiệu về động cơ sẽ phát ra từ máy đo nhiệt độ hoặc đèn cảnh báo.
Bên cạnh đó, nếu ngửi thấy mùi cháy hoặc thấy khói bốc ra từ khoang động cơ, hãy tấp xe vào ngay lề đường để kiểm tra kịp thời.
Những điều cần biết của việc đảo lốp xe ô tô Sau một thời gian sử dụng, lốp xe sẽ bị mòn không đều do lực tác động, tần suất hoạt động khác nhau, do đó cần đảo lốp để đạt độ ổn định cần thiết cho xe. Đảo lốp xe ôtô là gì? Đảo lốp xe ôtô là 1 trong những kỹ thuật bảo dưỡng nhằm khắc phục tình trạng 4 lốp xe...