Dấu hiệu nhận biết căn bệnh chuyển thành ung thư gan ‘nhanh như chớp’
Nếu như trước đây, viêm gan virus là nguyên nhân chủ yếu gây biến chứng xơ gan và ung thư gan thì hiện nay, các nhà khoa học đang cảnh báo, sự chủ quan trước bệnh gan nhiễm mỡ có thể sẽ biến căn bệnh này trở thành nguyên nhân áp đảo hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Gan nhiễm mỡ là sự tích lũy chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Bệnh âm thầm tấn công lá gan mà ít khi có các triệu chứng rõ ràng. Những biểu hiện đầu tiên thường chỉ là bụng ấm ách và hơi khó chịu, rất dễ bị bỏ qua do nhầm tưởng với các bệnh lý thông thường khác. Khi lượng mỡ trong gan quá nhiều sẽ gây nên tình trạng viêm gan.
Theo Th.S Bác sĩ Trần Thị Khánh Tường (Khoa Gan mật, Bệnh viện Y dược học Tp HCM): “Viêm gan nhiễm mỡ rất dễ trở thành “sẹo” – tức xơ gan. Khi đó, chức năng gan sẽ giảm đi đáng kể. Nếu chủ quan không điều trị căn bệnh này, xơ gan, ung thư gan là điều tất yếu. Đặc biệt gan nhiễm mỡ do béo phì, tăng mỡ máu kéo dài dễ gây viêm gan mạn tính và xơ gan; gan nhiễm mỡ do bia rượu có trên 50% sẽ bị xơ hóa, 25% sẽ tiến triển đến xơ gan và 14% sẽ bị ung thư gan”.
Điều đáng nói là phần lớn người bệnh còn khá chủ quan với căn bệnh gan nhiễm mỡ bởi khi đi khám chỉ được khuyên thay đổi chế độ sinh hoạt và tăng cường tập luyện…Chính vì vậy, gan nhiễm mỡ càng có nguy cơ trở thành mối hiểm họa khôn lường nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Xơ gan, ung thư gan đều là các biến chứng rất khó điều trị và phục hồi, người bệnh có thể phải ghép gan hoặc dùng đến các biện pháp để hi vọng kéo dài sự sống.
Đau đớn là kết quả của viêm gan hoặc căng gan. Tuy nhiên, triệu chứng này không phổ biến lắm. Thông thường, nếu trong trường hợp gan nhiễm mỡ gây đau bụng thì người bệnh sẽ bị đau tập trung ở phần trên bên phải của bụng. Ảnh minh họa: Internet
Dấu hiệu nhận biết gan nhiễm mỡ
Buồn nôn, đầy bụng
Bệnh gan nhiễm mỡ nếu ở thể nhẹ có thể gây tổn thương chức năng gan, buồn nôn, mệt mỏi, đầy bụng…
Nếu đầy bụng khó tiêu mà kèm theo với các triệu chứng khác như là: nước tiểu sậm màu, phân xám, vàng hoặc bạc màu, bị giãn tĩnh mạch, nôn ói, ói mửa, chán ăn, mệt mỏi, trì trệ và suy nhược. Đây có thể là triệu chứng bệnh lý của gan.
Mệt mỏi
Bệnh gan nhiễm mỡ ở thể trung bình có biểu hiện kiệt sức, dễ mệt mỏi. Mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác, do đó nó rất dễ bị chẩn đoán nhầm.
Khi bị gan nhiễm mỡ, gan không thực hiện tốt chức năng của nó khiến cho người bệnh cảm thấy ăn không ngon, chất dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể giảm đi. Do đó, năng lượng cung cấp cho cơ thể không đủ. Điều này dễ dàng dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
Vì vậy, nếu bạn thấy cơ thể mình luôn bị mệt mỏi kéo dài thì nên đi kiểm tra sức khỏe tổng thể để phân định nguyên nhân.
Video đang HOT
Khi cân nặng của bạn tăng lên bất thường, hãy nhanh chóng dến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời
Sao mạch (u mạch hình con nhện)
Sao mạch là u mạch hơi nổi trên mặt da từ đó nhánh mạch nhỏ lan tỏa ra xung quanh (giống nhện), thường xuất hiện ở những vị trí như mặt, cổ, lưng, cánh tay, ngực. Đường kính có thể từ vài cm đến hơn một đầu kim. Khi kiểm tra, dùng đầu ngón tay hoặc một miếng bông ấn vào giữa, “mạng lưới các mạch máu nhỏ” có hình bức xạ có thể mờ dần, sau khi thôi ấn lại xuất hiện trở lại. Thường gặp ở những người viêm gan hoặc xơ gan cấp tính, nhưng cũng có thể nhìn thấy trên cơ thể những người gan nhiễm mỡ.
Huyết áp cao
Huyết áp cao cũng là dấu hiệu gan nhiễm mỡ. Một nghiên cứu trên 3.000 người của các nhà khoa học Đức phát hiện những người bị gan nhiễm mỡ có nguy cơ tăng huyết áp cao gấp 3 lần so với những người bình thường. Do vậy, kiểm soát huyết áp và duy trì sức khỏe tim mạch là rất quan trọng để ngăn ngừa gan nhiễm mỡ.
Thừa cân, béo phì
Những người thừa cân, béo phì, đặc biệt là béo bụng, có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn từ 30-40, nguy cơ bị gan nhiễm mỡ tăng cao.
Theo tiến sĩ Rohit Loomba thuộc Đại học California (Mỹ), mỡ nội tạng bao gồm chất béo bao quanh các bộ phận tim, gan, thận, tuyến tụy, dạ dày, đường ruột… rất nguy hiểm với sức khỏe. Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Huyết áp cao cũng là dấu hiệu gan nhiễm mỡ. Một nghiên cứu trên 3.000 người của các nhà khoa học Đức phát hiện những người bị gan nhiễm mỡ có nguy cơ tăng huyết áp cao gấp 3 lần so với những người bình thường. Do vậy, kiểm soát huyết áp và duy trì sức khỏe tim mạch là rất quan trọng để ngăn ngừa gan nhiễm mỡ. Ảnh minh họa: Internet
Luôn thấy thèm ăn
Dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh gan nhiễm mỡ là luôn cảm thấy thèm ăn. Ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột, đường trong một thời gian dài, cơ thể sẽ bị tích tụ mỡ trong gan và làm tổn thương gan. Theo các chuyên gia, cần kiểm soát việc ăn uống hàng ngày để theo dõi lượng đường và chất béo đưa vào cơ thể. Đây là cách hữu hiệu nhất giúp bảo vệ lá gan an toàn.
Thiếu hụt vitamin
Khi bị gan nhiễm mỡ do sự tích tụ của chất béo và thiếu vitamin trong chế độ ăn, nên cơ thể dễ xuất hiện triệu chứng thiếu hụt nhiều loại vitamin. Biểu hiện lâm sàng có thể thấy là viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm lưỡi, viêm miệng, bầm da, tăng sừng…Một số ít người cũng có triệu chứng tiêu hóa ra máu, chảy máu nướu, chảy máu cam…
Bị gan nhiễm mỡ khi đo chỉ số mỡ máu: cholesterol
Khi xét nghiệm máu có các chỉ số mỡ máu như Cholesterol, triglyceride cao hơn bình thường cần lưu ý bạn sẽ có nguy cơ gan nhiễm mỡ cao hơn so với thông thường.
Ăn uống kém ngon
Ăn uống kém ngon là một trong những triệu chứng thường thấy của bệnh gan nhiễm mỡ vì lúc này gan không thực hiện tốt chức năng chuyển hóa chất trong cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, ngoài việc nghi ngờ bệnh viêm dạ dày và các bệnh khác, bạn cũng nên xem xét khả năng gan nhiễm mỡ.
Khi bị gan nhiễm mỡ, gan không thực hiện tốt chức năng của nó khiến cho người bệnh cảm thấy ăn không ngon, chất dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể giảm đi. Do đó, năng lượng cung cấp cho cơ thể không đủ. Điều này dễ dàng dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức. Ảnh minh họa: Internet
Rối loạn nội tiết
Trong nhóm những người gan nhiễm mỡ nặng có người có thể xuất hiện các triệu chứng ở nam giới như tuyến vú nam giới phát triển, teo tinh hoàn, chức năng cương dương gặp trở ngại, còn với phụ nữ là rong kinh, tắc kinh, cân nặng của người bệnh giảm hoặc tăng…
Vàng da
Vàng da là do sự chuyển hóa bilirubin trong cơ thể gặp trở ngại, khiến nồng độ bilirubin trong máu tăng cao, xâm nhập vào các mô, nhuộm vàng màng cứng, màng nhầy và da. Khi gan nhiễm mỡ các kiểu vàng da thường là tế bào gan, kiểu vàng da này thường kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Số ít người gan nhiễm mỡ sẽ vàng da thể nhẹ, sau khi chất béo trong gan được loại bỏ, bệnh vàng da sẽ lập tức biến mất.
Đau bụng
Đau đớn là kết quả của viêm gan hoặc căng gan. Tuy nhiên, triệu chứng này không phổ biến lắm. Thông thường, nếu trong trường hợp gan nhiễm mỡ gây đau bụng thì người bệnh sẽ bị đau tập trung ở phần trên bên phải của bụng.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Viêm gan - 'sát thủ thầm lặng'
Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong vùng có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan cao trên thế giới. Theo các chuyên gia y tế, viêm gan virus nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng như xơ gan, ung thư gan.
Điều trị bênh viêm gan.
25.000 ca tử vong mỗi năm vì ung thư gan
Đó là con số ở Việt Nam hiện nay cùng với các bệnh lý viêm gan, xơ gan, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Đáng chú ý: Riêng với virus viêm gan B, trung bình trên thế giới cứ mỗi phút trôi qua thì có 2 người tử vong liên quan đến biến chứng của bệnh lý này.
Ông Lê Trung Hải - Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam - cho biết: Với 25.000 ca tử vong mỗi năm vì ung thư gan, trong đó có tới 80% ung thư gan, là từ viêm gan virus và xơ gan. Đáng lo ngại hơn, số ca mắc viêm gan virus đã lên đến 15 triệu người, nhưng thực tế chỉ có 20% trong số đó biết mình đang mang bệnh.
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nước ta có tới 10 triệu người nhiễm virus viêm gan B, 1 triệu người nhiễm virus viêm gan C, số người nhiễm viêm gan đã và đang có chiều hướng gia tăng. Có 5 loại viêm gan virus, trong đó viêm gan virus B và C lây truyền qua đường máu và dịch thể, tương tự với đường lây truyền của HIV; viêm gan virus D chỉ lây truyền khi có mặt viêm gan B và có đường lây truyền tương tự; viêm gan virus A và E lây qua đường phân - miệng do thức ăn, nước uống và vệ sinh không đầy đủ. Trong 5 loại virus viêm gan, virus viêm gan B và virus viêm gan C gây ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người.
90% bệnh nhân không biết mình mắc bệnh
Mặc dù viêm gan có tác động và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người, nhưng nhiều người không hề biết mình mắc bệnh, đến khi bệnh trở nặng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan thì mới đến bệnh viện để khám và điều trị.
PGS. TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai - cho hay, hiện Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc viêm gan B và từ 1% đến 2% mắc viêm gan C. Như vậy, có khoảng 16 triệu người Việt Nam mắc các bệnh virus viêm gan và có khoảng hơn 10% số bệnh nhân này có nguy cơ mắc ung thư gan.
Theo PGS. TS Đỗ Duy Cường, trong giai đoạn cấp, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như: chán ăn, mệt mỏi, da vàng, đau tức vùng hạ sườn phải. Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính thì các triệu chứng rất mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hoá như: mệt mỏi, chán ăn, đầy tức thượng vị, nước giải sẫm màu,...
Thực tế cho thấy, có tới 90% người nhiễm viêm gan C không biết tình trạng nhiễm của mình, bởi bệnh viêm gan được coi là "sát thủ thầm lặng" với các triệu chứng rất kín đáo, rất khó phát hiện nếu không xét nghiệm máu. Đến khi phát hiện thì hầu hết bệnh nhân đã ở giai đoạn mãn tính, xơ gan, xơ gan mất bù, ung thư gan...
Ở nước ta, tỷ lệ nhiễm viêm gan B cao hơn so với viêm gan C, nên hầu hết người dân chỉ đi làm xét nghiệm viêm gan B mà bỏ qua các xét nghiệm viêm gan C.
Hiện, viêm gan C chưa có vaccine phòng bệnh, nhưng sự ra đời của các thuốc kháng virus tác động trực tiếp (DAAs - direct acting antiviral drugs), với phác đồ đơn giản, thời gian điều trị rút ngắn với tỷ lệ điều trị khỏi bệnh viêm gan C cao (trên 95%) đã đem lại sự sống cho nhiều người bệnh. Tuy nhiên, chi phí điều trị viêm gan C vẫn còn cao và chưa được bảo hiểm y tế chi trả, do đó có tới 90% bệnh nhân chưa được tiếp cận để điều trị. Đây vẫn là một thách thức lớn trong quá trình hỗ trợ, chăm sóc và điều trị cho người bệnh nhiễm virus viêm gan C.
Để giảm thiểu những khó khăn cho người bệnh, khi điều trị viêm gan C, trong năm 2018, Bộ Y tế đã có hướng dẫn điều trị viêm gan C, chi phí điều trị đã giảm đáng kể so với cách đây khoảng 5 năm (từ vài trăm triệu đồng/ liệu trình điều trị xuống khoảng từ 7 đến 15 triệu tiền thuốc/ tháng). Đặc biệt, những thuốc điều trị mới hiện nay đã giảm đáng kể tác dụng phụ so với các loại thuốc trước đây, giúp tiêu diệt virus viêm gan C cả ở 6 type.
Ngoài ra, tại một số cơ sở y tế tuyến Trung ương, thuốc chữa viêm gan C đã được bảo hiểm y tế hỗ trợ chi trả 50%, tạo cơ hội tiếp cận thuốc mới, phương pháp điều trị không tốn kém có hiệu quả cao.
Các bác sĩ khuyến cáo: Để điều trị viêm gan B, C có hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ phác đồ và chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý trị bệnh, uống các loại thuốc lá, thuốc nam theo truyền miệng... được quảng cáo tràn lan. Các bác sĩ đã từng gặp nhiều trường hợp chữa bệnh theo truyền miệng khiến bệnh "nhẹ" thành "nặng" dẫn đến ung thư gan mới vào viện để điều trị thì đã quá muộn. Để tránh quá trình tiến triển viêm gan virus B, C thành ung thư gan, người bệnh cần xét nghiệm máu định kỳ một năm từ 1 đến 2 lần để đo tải lượng virus, đánh giá chức năng gan xem có bị ứ mật, xơ hoá hay không. Nếu xơ hoá giai đoạn sớm thì uống thuốc theo dõi, nếu xơ nặng (còn bù hoặc mất bù), cổ trướng, chán ăn, rối loạn tiêu hoá nặng, giãn tĩnh mạch thực quản, suy gan, suy giảm miễn dịch trên bệnh nhân suy gan dẫn đến nhiễm trùng máu... thì cần phải can thiệp sớm để chữa trị kịp thời.
Đầu tư để loại trừ virus viêm gan
Ngày Viêm gan thế giới năm nay (28/7), WHO đã đưa ra phương châm và mục tiêu hành động là "Đầu tư để loại trừ virus viêm gan". Thông điệp này có ý nghĩa kêu gọi sự quan tâm và tăng cường đầu tư các nguồn lực, cả về lãnh đạo điều hành các cấp cũng như đầu tư kinh phí tài chính trong dự phòng, phát hiện và chăm sóc điều trị. Đặc biệt chú trọng đầu tư nâng cao nhận thức của mỗi người dân để tiến tới loại trừ hoàn toàn virus viêm gan ở Việt Nam vào năm 2030.
Ông Kidong Park - Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam - khẳng định: "Loại trừ viêm gan virus là một cuộc chiến đầy cam go, đòi hỏi sự nỗ lực tăng cường đầu tư và chung tay của cả cộng đồng từ lãnh đạo cho đến các đoàn thể doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, cần triển khai rộng rãi và làm tốt hơn nữa việc nâng cao nhận thức và hiểu biết cho người dân, đẩy mạnh công tác dự phòng, tăng cường việc xét nghiệm, phát hiện sớm và hỗ trợ xử lý kịp thời nhằm mục tiêu loại trừ viêm gan virus".
Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chủ yếu khiến các bệnh lý về viêm gan gia tăng là do vấn nạn lạm dụng rượu bia, ăn các thực phẩm độc hại, có lối sống không lành mạnh... Đối với bệnh viêm gan B, người dân cần chủ động kiểm tra tình trạng nhiễm virus viêm gan B bằng xét nghiệm HbsAg, đặc biệt là nữ giới trong lứa tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai. Bệnh nhân mắc viêm gan B mạn, không bị tăng men gan và không bị xơ gan cần tập thể dục và thể thao hằng ngày, hạn chế tối đa rượu, bia và đồ uống có cồn vì rượu bia có thể làm tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan. Ngoài ra, thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, dinh dưỡng hợp lý, giảm mọi căng thẳng (stress), mọi áp lực liên quan tới công việc, cuộc sống, duy trì trọng lượng cơ thể khoẻ mạnh, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi nhiều theo nhu cầu của cơ thể. Đối với bệnh nhân đang bị tăng men gan cần nghỉ ngơi tuyệt đối, tạm nghỉ tập thể dục thể thao và tránh xa các căng thẳng, áp lực trong thời gian tăng men gan, uống thuốc và tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ.
Để tăng cường phòng, chống bệnh viêm gan virus, Bộ Y tế đang dự thảo hướng dẫn điều trị viêm gan virus B năm 2019 cho các nhân viên y tế. Hướng dẫn này sẽ có vài điểm mới thay đổi và cập nhật hơn so với hướng dẫn năm 2014 về chỉ định điều trị, các thuốc điều trị và thời gian điều trị. Do tỷ lệ kháng của một số thuốc kháng virus như lamivudine, adefovirs cao, nên hướng dẫn mới năm 2019 sẽ loại bỏ 2 thuốc này trong chỉ định điều trị đầu tay viêm gan virus B mạn. Thay vào đó, hướng dẫn mới cũng có những đề cập chi tiết và cụ thể hơn về vấn đề dự phòng lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con, giúp cho các nhân viên y tế dễ dàng áp dụng trong quá trình khám và điều trị cho người bệnh.
Như vậy để ngăn ngừa, đẩy lùi virus viêm gan, người dân nên chủ động sàng lọc sớm để có hướng điều trị kịp thời trước khi quá muộn. GS. TS Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương - nhấn mạnh: Người dân muốn biết mình có mắc bệnh hay không thì chỉ có cách xét nghiệm sàng lọc viêm gan, chứ không phải chờ đến khi có biểu hiện vàng mắt, vàng da, bụng trướng mới vào viện, lúc này bệnh đã vào giai đoạn muộn.
Xuân Thuỷ
Theo daidoanket
Báo động về căn bệnh dễ thành ung thư gan, hơn 20 triệu người Việt mắc Thống kê mới đây của Bộ Y tế cho thấy, có tới 30-35% số ca gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển thành xơ gan. Đặc biệt, gan nhiễm mỡ do bia rượu có trên 50% sẽ bị xơ hóa, 25% sẽ tiến triển đến xơ gan và 14% sẽ bị ung thư gan. Ảnh minh họa: Internet Ths.BS. Trần Thị Khánh Tường, chuyên...