Dấu hiệu nhận biết các giai đoạn và mức độ nguy hiểm của bệnh gout
Gout là bệnh viêm khớp xảy ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, làm lắng đọng các tinh thể muối urat natri gây các cơn viêm khớp cấp.
Bệnh gout ở nam giới mắc nhiều hơn so với phụ nữ, nhất là nam giới có độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi.
Tuy nhiên hiện nay bệnh gout có dấu hiệu trẻ hóa, bệnh có thể xảy ra ở những người trẻ có độ tuổi 30.
Nguyên nhân gây bệnh gout
Gout thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, những đợt viêm khớp cấp bàn ngón chân đáp ứng nhanh với điều trị thuốc kháng viêm nhưng thường tái phát là đặc trưng của bệnh.
Bệnh gout do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân tăng acid uric máu và gút nguyên phát chiếm 90%. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tăng acid uric chưa rõ nguyên nhân, có thể do bẩm sinh, khiếm khuyết về di truyền kết hợp với một số yếu tố khác. Tuy nhiên chế độ ăn uống chứa nhiều purin như lòng đỏ trứng, gan, cua, tôm, thận, thịt đỏ, rượu bia… được đánh giá là những yếu tố có khả năng làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Bên cạnh đó bệnh gout có nguyên nhân do tăng acid uric máu và gout thứ phát chỉ chiếm 10%, chủ yếu là do giảm khả năng đào thải acid uric trong suy thận. Những bệnh về máu, dùng thuốc lợi tiểu (thiazid, acetazolamid, furosemid…) và thuốc ức chế tế bào, sử dụng thuốc kháng lao (pyrazinamid, ethambutol…).
Ngoài ra, những bệnh nhân bị béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu dễ bị gout và ngược lại bệnh nhân gout rất dễ bị mắc 4 bệnh trên.
Biểu hiện của bệnh gout qua các giai đoạn.
Biểu hiện các giai đoạn bệnh gout
Bệnh gout có thể chia ra làm các giai đoạn sau
Ở giai đoạn 1: Gout không có triệu chứng, nếu xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu tăng trên 7mg%.
Ở giai đoạn 2: Gout cấp tính với các triệu chứng thường xuất hiện một cách đột ngột, bất ngờ vào ban đêm, khi thời tiết lạnh hoặc sau khi uống rượu bia. Bệnh gây đau dữ dội, đỏ và sưng khớp, phổ biến nhất là ở ngón chân cái, bàn chân, mắt cá chân hoặc đầu gối, nhưng cũng có thể bắt đầu ở các khớp khác. Các cơn gout cấp thường đáp ứng nhanh với các thuốc kháng viêm.
Ở giai đoạn 3: Được gọi là giai đoạn đau khoảng cách, tại thời điểm này các triệu chứng sẽ không xuất hiện giữa 2 đợt đau, cho nên bệnh nhân không chú ý đến diễn tiến bệnh, không tuân thủ điều trị theo phát đồ, bệnh diễn tiến nặng dần có nhiều biến chứng.
Giai đoạn 4: Nghĩa là giai đoạn gout mạn tính. Người bệnh sẽ bắt đầu bị đau khớp vì bệnh gout. Nó là kết quả của việc nhiều năm không điều trị đúng cách. Các tổn thương khớp bắt đầu phát triển mạnh, Việc trì hoãn điều trị, sẽ làm cho bệnh gout trở nên tồi tệ hơn và có nhiều biến chứng nặng
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Bệnh gout nếu không được điều trị đúng thì sẽ tiến triển âm thầm dẫn đến các biến chứng nguy hiểm:
Tổn thương khớp: Trong trường hợp bệnh nhân không tuân thủ điều trị bệnh gout, các khớp đang sưng viêm có thể bị tổn thương xương khớp vĩnh viễn.
Video đang HOT
U cục tophi: Tình trạng này được đặc trưng bởi quá trình tích tụ tinh thể dưới da. Những khối u cục thường xuất hiện xung quanh ngón chân, tai, ngón tay, khuỷu tay và đầu gối…có thể tự vỡ ra và bị bội nhiễm kéo dài.
Sỏi thận: Nếu bệnh gout không được điều trị đúng cách, những tinh thể acid uric đã hình thành không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn nhanh chóng tích tụ trong thận và dẫn đến bệnh sỏi thận.
Suy thận mạn: Biến chứng nặng phải chạy thận nhân tạo.
Thức ăn giàu purine sẽ làm tăng thêm tình trạng tăng acid uric máu sẵn có, thúc đẩy quá trình hình thành bệnh gout.
Cần làm gì khi mắc gout?
Bệnh nhân bị gout tùy giai đoạn bệnh sẽ được điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, sử dụng thuốc (điều trị nội khoa), phẫu thuật (điều trị ngoại khoa).
Điều trị bệnh gout nội khoa là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân. Thông thường việc sử dụng thuốc được chỉ định kèm chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Nếu tăng acid uric máu không triệu chứng thì bệnh nhân gout không cần dùng thuốc, chủ yếu thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Có thể điều trị thuốc hạ acid uric máu cho bệnh nhân khi acid uric máu trên 9mg%.
Điều trị ngoại khoa là sử dụng phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi sẽ được áp dụng cho trường hợp bội nhiễm hạt tophi. Hạt tophi xuất hiện với kích thước lớn, giảm tính thẩm mỹ hoặc làm ảnh hưởng đến vận động và những hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Tóm lại: Bệnh gout là vấn đề thường gặp, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mắc bệnh gout là do chế độ ăn uống sai lầm: Ăn nhiều phủ tạng động vật, thực phẩm có chứa nhiều acid uric, các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản… Uống nhiều rượu bia góp phần làm tăng thêm acid uric máu, làm cho acid uric dễ dàng bị lắng đọng tại tổ chức, gây cơn gout cấp, gây sỏi thận.
Vì vậy, cần phòng bệnh bằng cách có một chế độ ăn hợp lý như: cần ăn nhiều rau xanh giàu chất xơ như dưa chuột, rau cần, cải xanh, cải bắp, cà chua, khoai tây, bí đỏ, lê, táo nho… các loại ngũ cốc, trứng, sữa…Bệnh nhân gout cần có một chế độ sinh hoạt, rèn luyện thân thể một cách khoa học. Tránh làm những việc nặng, gắng sức; tránh bị lạnh đột ngột; tránh bị stress căng thẳng thần kinh.
Ngoài ra, cần thăm khám và điều trị tốt những bệnh lý kèm theo được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút thứ phát như các bệnh rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng lipid máu…), suy thận.
3 món ăn, thức uống cải thiện bệnh gout
Bệnh gout là một tình trạng viêm của khớp gây ra bởi sự tăng acid uric trong máu. Các tinh thể muối urat natri tích tụ trong khớp gây sưng, viêm và đau dữ dội.
Bệnh có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống phù hợp và thay đổi lối sống.
1. Thức ăn ảnh hưởng đến bệnh gout như thế nào?
Purin là các chất tự nhiên được tìm thấy trong tế bào của cơ thể và hầu như có trong tất cả các loại thực phẩm. Ở người, purin được chuyển hóa thành acid uric, đóng vai trò như một chất chống oxy hóa và giúp ngăn ngừa tổn thương gây ra bởi các gốc tự do.
Purin không phải là điều đáng ngại đối với những người khỏe mạnh, vì acid uric dư thừa có thể được loại bỏ ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả.
Nhưng ở những người bị bệnh gout, thường xuyên ăn nhiều thực phẩm giàu purin sẽ làm tăng nồng độ acid uric huyết thanh, gây ra cơn gout cấp tính. Vì vậy, ngoài uống thuốc để ngăn ngừa tình trạng viêm và giảm acid uric, người bị gout cần hạn chế các thực phẩm chứa purine.
Thực phẩm thường gây ra cơn gout bao gồm nội tạng, thịt đỏ, hải sản, rượu và bia. Chúng chứa một lượng purin từ trung bình đến cao. Tuy nhiên cũng có ngoại lệ. Nhiều nghiên cứu cho thấy các loại rau có hàm lượng purin cao không gây ra các cơn gout. Sữa cũng chứa nhiều purin, nhưng lại hỗ trợ vào quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
Dây gắm được chế biến thành rượu thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Ngược lại, đường fructose và đồ uống có đường không giàu purin nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và làm tái phát các cơn gout cấp tính. Lý do là chúng thúc đẩy một số quá trình của tế bào làm tăng nồng độ acid uric.
Một nghiên cứu của Khoa Dinh Dưỡng, Đại học Toronto, Canada, kéo dài trong 17 năm với 125.299 người tham gia, đã phát hiện ra rằng những người tiêu thụ nhiều đường fructose nhất có nguy cơ phát triển bệnh gout cao hơn 62%.
Thực phẩm người bệnh gout nên ăn
Các loại rau xanh: Rau hẹ, rau cần, rau cải bắp, cà, rau cải bẹ trắng nhỏ, cà chua...
Các loại trái cây: Quýt, chanh, nho, cam, táo...
Các loại khác: Nước ép quả.
Hợp chất carbon có trong thức ăn có thể giúp thúc đẩy acid trong nước tiểu thoát ra ngoài; Người bệnh nên ăn cơm tẻ, bánh bao, miến... là những loại thực phẩm có nhiều hợp chất carbon.
Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A và vitamin E như cá biển, sữa, đậu tương, cà rốt, bí đỏ, rau lá xanh, các loại hạt...
Thực phẩm nên kiêng
Các loại thủy hải sản: Các loại cá, sò ngao, các loại tôm, tảo tím, hải sâm.
Các loại thịt: Gan, tim, ruột nội tạng động vật.
Các loại khác: Đậu tương, đậu ván.
Ngoài ra, người bệnh nên giữ cho được thể trọng ổn định, phấn đấu giảm béo.
Lá mơ dại giúp giảm đau trong bệnh gout.
2. Một số món ăn, thức uống dễ thực hiện cải thiện tình trạng gout
2.1. Canh lươn gà
- Thành phần: Thịt lươn thái chỉ 50g, thịt gà xé bỏ da 50g, trứng gà 1 quả, mì sợi 10g, rượu, hành, gừng, xì dầu, hạt tiêu bột, nước luộc gà, nước luộc lươn, dầu vừng, muối, mì chính.
- Chế biến: Bắc chảo đổ nước luộc gà, nước luộc lươn, mỗi thứ 1 bát, đun sôi thì cho thịt lươn, thịt gà, mì sợi, xì dầu, dấm, hành, gừng, muối, sôi thì đổ trứng vào khuấy thành hoa, cho một chút bột vào đun sôi múc ra bát, rắc hạt tiêu, mì chính, dầu vừng là được.
- Công dụng: Bổ khí, thông huyết mạch, lợi gân cốt.
- Phạm vi dùng: Đau khớp xương, viêm khớp do gout, phong thấp. Khí huyết hư nhược, hồi hộp, thiếu lực, váng đầu...
- Cách dùng: Mỗi tuần có thể dùng 1-3 bữa, ăn kèm bữa ăn.
2.2. Dây gắm ngâm rượu
- Dây gắm có vị đắng, tính mát.
- Tác dụng: Giải độc, tiêu viêm, thư giãn gân cốt, hoạt huyết, sát trùng. Vị thuốc này được sử dụng nhiều nhất để điều trị các chứng đau nhức xương khớp, chữa phong tê thấp, hỗ trợ trong điều trị bệnh gout.
- Cách làm: Dùng ngâm rượu bạn nên ngâm theo tỷ lệ 1kg gắm khô không cần chế biến gì thêm, ngâm với khoảng 3 lít rượu, ngâm trong khoảng 1 tháng là uống được. Mỗi ngày nên uống khoảng 2 đến 3 ly rượu nhỏ.
Người bệnh gout nên ăn rau hẹ.
2.3. Nước sắc lá mơ dại
- Cách làm: Lá mơ dại (cả 2 mặt lá đều xanh, mùi hôi hơn lá mơ 1 mặt xanh, 1 mặt tím) thu hái về còn tươi, sau khi loại bỏ lá sâu và các loại lá tạp, đem băm cả dây, lá cho ngắn lại, phơi khô, sao vàng, hạ thổ. Mỗi ấm thuốc, lấy lượng bằng một vốc tay (khoảng 40g), đổ thêm nước, sắc đặc.
- Liều dùng: Mỗi ngày sắc một ấm, uống hai lần trong ngày.
Ngay ngày đầu, sau khi người bệnh uống thuốc, cơn đau đã giảm nhẹ. Từ 4 đến 6 ngày sau, có thể dứt hẳn đau đớn, nhưng người bệnh nên kiên trì uống trong khoảng 4-6 tuần để đạt được kết quả bền lâu.
Ngoài cách làm trên bạn đọc có thể sử dụng lá mơ dại dạng tươi thái nhỏ xào với trứng ăn hàng ngày cũng đem lại hiệu quả tốt. Nhưng nên dùng dạng sắc là tốt nhất.
3. Lưu ý ở người bệnh gout
- Ngoài việc điều trị (dùng thuốc) đúng, nghiêm túc, không điều trị ngắt quãng, người mắc bệnh gout cần thực hiện chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân (nếu béo phì), ăn nhiều rau, trái cây và không nên để bị đói (vì acid uric trong máu tăng cao khi đói). Người bệnh cần kiêng rượu, bia, bởi vì, các loại đồ uống có cồn thường là nguyên nhân làm xuất hiện hoặc tái phát bệnh gout.
- Cần uống đủ lượng nước hàng ngày (1,5- 2,0 lít) để tăng cường đào thải lượng acid uric bằng đường nước tiểu nhằm hạn chế lắng đọng ở thận.
- Hàng ngày nên vận động cơ thể, có chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất.
5 nguyên nhân khiến acid uric trong máu cao Nhiều người cho rằng tăng acid uric trong máu có liên quan đến bệnh gout. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, đặc biệt là thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Những nguyên nhân khiến acid uric trong máu cao Ngoài bệnh gout thì còn rất...