Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vú
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây t.ử von.g hàng đầu ở phụ nữ. Ung thư vú đang trở nên phổ biến ở các nước đang phát triển và có xu hướng trẻ hóa.
Mặc dù vậy, ung thư vú nếu phát hiện ở giai đoạn sớm có thể chữa khỏi. Do vậy, khi nhận thấy tuyến vú có những dấu hiệu bất thường, chị em phụ nữ cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa để thăm khám và điều trị sớm.
Phụ nữ sau 35 tuổ.i có thể chụp nhũ ảnh để kiểm tra và phát hiện sớm bệnh ung thư vú, nếu có. Ảnh minh họa: A.Y
Theo bác sĩ chuyên khoa II Trần Trung Kiên, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện đại học Y dược Shing Mark, những dấu hiệu cảnh báo sớm mắc bệnh ung thư vú gồm
Đau tức ngực hoặc đau tuyến vú, hoặc đau ở một bên vú, đau kéo dài, đặc biệt tình trạng đau này không liên quan đến kỳ kinh.
Nổi u cục ở tuyến vú. Đây là dấu hiệu dễ nhận biết. Dấu hiệu này có thể sờ nắn được bằng tay khi kích thước khối u từ 1cm trở lên. Vì vậy, việc kiểm tra thường xuyên khu vực ngực của bản thân sẽ giúp phát hiện sớm những bất thường.
Video đang HOT
Nổi hạch nách. Khu vực nổi hạch có thể xung quanh xương đòn, cánh tay.
Tụt núm vú, thay đổi vùng da quanh đầu núm vú. Một số chị em phụ nữ bình thường cũng có những triệu chứng tụt núm vú bẩm sinh nên khiến cho triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu núm ngực tự nhiên bị tụt hẳn vào trong, kèm theo biểu hiện cứng và không kéo ra được như bình thường; hoặc vùng da bị co rút, nhăn nheo và có xuất hiện những hạt nhỏ ở quầng vú xung quanh, chảy dịch bất thường ở núm vú thì chị em cần chủ động đi thăm khám.
Ngực to bất thường, 2 bên không tương xứng hay thường xuyên cảm thấy cương cứng thì đó cũng là một dấu hiệu của ung thư vú.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ung thư vú có liên quan đến yếu tố di truyền và môi trường sống. Nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị gái/em gái bị ung thư vú thì nguy cơ bị ung thư vú của chị em sẽ cao hơn những người mà gia đình không có người bị ung thư vú. Ngoài ra, những người béo phì, thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn, sinh con đầu lòng sau 30 tuổ.i, có kin.h nguyệ.t trước 12 tuổ.i, sử dụng liệu pháp nội tiết tố sau mãn kinh, có đột biến gen… có nguy cơ ung thư vú cao hơn những người khác.
Tự khám vú tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư
Tự khám vú là một phương pháp quan trọng giúp phụ nữ nhận biết sớm các thay đổi bất thường trên tuyến vú, từ đó có thể kịp thời thăm khám và điều trị, giúp chị em phòng ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng sống.
Tự khám vú tại nhà giúp phát hiện sớm ung thư vú
Ung thư vú là tình trạng phát triển bất thường của các tế bào trong mô vú. Các tế bào ung thư này có thể phân chia và phát triển không kiểm soát, tạo thành khối u hoặc lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể.
Đây là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, chiếm tỷ lệ cao trong các ca t.ử von.g do ung thư. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm có thể giúp điều trị hiệu quả và nâng cao tỷ lệ sống sót. Trong đó, tìm hiểu cách tự khám vú tại nhà là phương pháp đơn giản, hiệu quả mà mỗi phụ nữ nên thực hiện thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Chia sẻ tại chương trình tọa đàm trực tuyến chủ đề: "Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành" do Gia đình Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Hà Nội tổ chức, Bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Phượng - Bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho biết, phụ nữ hoàn toàn có thể tự kiểm tra vú hàng ngày để sàng lọc, phát hiện sớm ung thư vú tại nhà.
Các chuyên gia y tế chia sẻ tại tòa đàm "Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành"
"Việc phụ nữ tự khám vú tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư. Khi phát hiện những bất thường trên cơ thể như xuất hiện khối u ở vú, gần xung quanh vú hoặc dưới nách; dịch từ núm vú, đặc biệt dịch có má.u; vết lõm da vú hoặc dày da vú; đau nhức vùng vú hoặc núm vú; biểu hiện tụt núm vú..., phụ nữ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị nếu có vấn đề", bác sĩ Phượng chia sẻ.
Việc phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm giúp tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%, đồng thời, người bệnh có thể sống thêm trên 5 năm hoặc dài hơn.
Tự khám vú tại nhà cần nhưng chưa đủ
Việc phụ nữ duy trì thói quen thường xuyên tự kiểm tra vú tại nhà để phát hiện sớm những vấn đề bất thường ở bầu ngực, dưới cánh tay là vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Thị Phượng, tự khám vú tại nhà chỉ là bước đầu trong quá trình tầm soát ung thư vú. Ngay cả khi không phát hiện bất thường như khối u hay đau nhức ở vùng ngực, phụ nữ cũng không nên chủ quan, tự kết luận cơ thể mình khỏe mạnh, không có vấn đề tiềm ẩn. Trên thực tế, có những khối u nhỏ nằm sâu khó phát hiện bằng phương pháp tự khám thông thường nên chị em phụ nữ vẫn cần đi tầm soát ung thư vú định kỳ tại bệnh viện.
"Có nhiều trường hợp khi tự kiểm tra vú tại nhà không sờ thấy khối u nhưng khi đến bệnh viện chụp X-quang mới phát hiện ra khối nghi ngờ và sinh thiết ra ung thư vú. Đây thường là những trường hợp phát hiện ở giai đoạn sớm như giai đoạn 0, giai đoạn 1, khối u kích thước dưới 2cm, mô vú đặc, lớn nên khó phát hiện hơn", bác sĩ Phượng cho biết.
Việc tự khám vú mặc dù không thể xác định chính xác nguy cơ ung thư vú (Ảnh: BVCC)
Thậm chí, trong một số trường hợp, việc chụp X-quang thông thường cũng chưa thể phát hiện chính xác sự xuất hiện của khối u. Chia sẻ thêm về vấn đề này, Ths. BS CKII Đỗ Đức Linh - Khoa chẩn đoán hình ảnh và điện quang can thiệp - Bệnh viện Đa khoa Hà Nội nhận định: "Hiện nay, trong cộng đồng, tỷ lệ phụ nữ có mô vú đặc thuộc Tuyp D lên tới 30%. Những trường hợp này khi sử dụng phương pháp chụp X-quang hay siêu âm 2D thông thường sẽ gặp hạn chế trong việc phát hiện những tổn thương ở tuyến vú hoặc các vi vôi hóa.
Khi đó, các bác sĩ phải thực hiện siêu âm 3D hoặc chụp cộng hưởng từ mới có thể phát hiện sớm những biến đổi về cấu trúc và các nhân tuyến vú ở những người có mô vú đặc".
Do đó, việc tự khám vú chỉ nên là bước đầu có tính tham khảo để phát hiện những bất thường ở tuyến vú nhưng không thể xác định chính xác nguy cơ ung thư vú. Vì vậy, phụ nữ vẫn cần đi tầm soát ung thư vú định kỳ 6 tháng - 1 năm tại các cơ sở y tế.
Vì sao 3 chị em cùng bị ung thư dù thế hệ trước không mắc bệnh này? Thế hệ cha, mẹ, ông bà... không ai bị ung thư, nhưng 3 chị em chị M. lần lượt bị ung thư vú, một người phát hiện giai đoạn cuối đã mất. 4 chị em gái, 3 người bị ung thư "Nhà có 4 chị em gái thì 3 người bị ung thư vú, em tôi đã mất vì bệnh này. Trong khi...