Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm âm đạo
Bạn thấy đau khi quan hệ rất có thể là do bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục như: viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và các hệ thống dây chằng tử cung.
Nhiều trường hợp vợ chồng trẻ mới cưới nhưng chuyện “vợ chồng” thì không được như ý, “chuyện ấy” chỉ diễn ra vài tháng 1 lần, 1 tháng 1 lần hoặc cũng có khi 2-3 tháng 1 lần. Dù khúc dạo đầu vẫn bình thường nhưng người phụ nữ lại cảm thấy đau và khó chịu, một lúc sau là âm đạo bị khô. Sau đó, âm đạo ra nhiều huyết trắng, đi khám ở viện Phụ sản thì được kết luận là bị nấm âm đạo. Điều trị không lâu, “chuyện ấy” được cải thiện hơn thì kế tiếp người bị đau lại là nam giới.
Theo các bác sĩ, nguyên nhân đau có thể là do bị viêm nhiễm bộ máy sinh dục như: viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và các hệ thống dây chằng tử cung.
Khám phụ khoa để xác định nguyên nhân gây đau khi quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, có những nguyên nhân khác không liên quan đến viêm nhiễm cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau khi quan hệ, bao gồm: tình trạng thiểu năng nội tiết sinh dục (tình trạng này làm cho âm hộ, âm đạo khô không được bôi trơn, khi sinh hoạt tình dục sẽ gây nên cảm giác đau tức khó chịu); đau có thể do thương tật ở bộ phận sinh dục sau khi bị ngã, tai nạn giao thông; hoặc do sẹo ở tầng sinh môn, âm đạo (do sinh nở); cổ tử cung bị rách khi đẻ phải khâu, về sau những sẹo đó bị xơ cứng chít hẹp lại…
Video đang HOT
Một nguyên nhân khác là dị dạng ở bộ phận sinh dục, gây ra tư thế bất thường của trục âm đạo, tử cung…
Chỉ có đi khám phụ khoa các bác sĩ mới xác định được chính xác đâu là nguyên nhân gây đau. Vì vậy khi gặp bất kỳ triệu chứng đau nào khi quan hệ tình dục, nên đi khám và điều trị bệnh.
Các bác sĩ cũng cho hay, nhiễm nấm là một trong các bệnh phụ khoa thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Bệnh có nhiều dạng, do các loại vi khuẩn khác nhau gây ra và có thể tự khỏi hoặc phải can thiệp bằng thuốc. Bệnh này cũng có đặc điểm là dễ lây sang bạn tình.
Về phía nam giới, triệu chứng đau khi quan hệ có thể do hai nguyên nhân: một là do chứng hẹp bao quy đầu mà chưa được trích, hai là bị nhiễm nấm giống bạn tình của mình. Khi bị nhiễm nấm, nam giới sẽ thấy có những triệu chứng tương tự bệnh phụ khoa ở phụ nữ như đau vùng kín, ngứa, thậm chí chảy dịch. Nhiều người cho rằng nấm là bệnh lây từ bạn tình, phụ nữ dễ bị nấm hơn nam giới, nhưng điều đó không có nghĩa người nam giới không thể bị nấm. Bất cứ môi trường nào ẩm ướt đều là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
Vì vậy, không chỉ có nữ giới mà nam giới cũng nên cùng đi khám để biết nguyên nhân và để được điều trị theo phương pháp thích hợp. Trong trường hợp bệnh nặng, cặp đôi nên hạn chế tuyệt đối việc quan hệ tình dục để tránh tình trạng nhiễm trùng chéo, bệnh nặng thêm.
Theo Kiến thức
Tại sao bạn không dám khám phụ khoa?
Chu kỳ kinh nguyệt đúng là có lúc rất đều đặn, có lúc lại thất thường nhưng trường hợp thất thường đến vài năm như của bạn thì rõ ràng là dấu hiệu cảnh báo không tốt.
Em năm nay 22 tuổi, có kinh nguyệt từ năm 16 tuổi. Nhưng kinh nguyệt của em luôn thất thường từ đó đến nay, có khi 2, 3 tháng một lần, lâu nhất là 6 tháng. Em định đi khám nhưng nghe mọi người nói chưa có chồng thì không nên tránh xâm phạm đến "vùng kín" để tránh rách màng trinh nên em cũng sợ và không dám đi khám.
Hiện tại em đang uống thuốc và thấy có tiến triển, kinh nguyệt ra đều. Nhưng nếu như dừng uống 1 đến 2 tuần thì kinh nguyệt lại mất. Mong các chuyên gia tư vấn có thể có thể cho em lời khuyên. Em nên tiếp tục uống thuốc hay đến bệnh viện khám và chấp nhận bị mất màng trinh? Em xin chân thành cảm ơn!
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Chu kì kinh nguyệt đúng là có lúc rất đều đặn, có lúc lại thất thường nhưng trường hợp thất thường đến vài năm như của bạn thì rõ ràng là dấu hiệu cảnh báo không tốt.
Bình thường, người phụ nữ bắt đầu có kinh từ khoảng 13-16 tuổi, mãn kinh vào khoảng 45-50 tuổi. Chu kỳ kinh trung bình từ 28-35 ngày. Mỗi kỳ kinh ra máu kéo dài 3-4 ngày. Lượng máu mất mỗi chu kỳ 50-100 ml.
Khám phụ khoa không làm mất trinh. (Ảnh minh họa)
Rối loạn kinh nguyệt là một từ chung để chỉ những bất thường của kinh nguyệt, cho dù là ở thời kì bắt đầu có kinh, mãn kinh, hoặc ở bất kì thời điểm nào trong cuộc đời người phụ nữ. Rối loạn chu kì kinh nguyệt có thể bao gồm: số ngày có kinh ngắn hoặc dài hơn bình thường, lượng máu kinh nhiều hoặc ít hơn bình thường, máu kinh không đều, xuất hiện nhỏ giọt nhưng kéo dài ngày... Rối loạn kinh nguyệt chiếm 1/3 các lý do đến khám tại các phòng khám phụ khoa.
Hiện tượng kinh nguyệt không đều như bạn gặp phải cũng được coi là một trong số những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, ví dụ như môi trường sống, cách sống, điều kiện làm việc, chuyện tình cảm riêng tư... Những điều kiện này tạo ra các áp lực cho cơ thể, dẫn đến các rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt.
Nếu bạn cảm thấy kinh nguyệt chỉ đều trong thời gian dùng thuốc thì bạn càng nên đi khám lại tại các cơ sở chuyên khoa phụ sản. Bạn không cần phải lo lắng quá đến trường hợp khám phụ khoa có thể làm mất trinh bởi việc khám, kiểm tra sẽ chỉ ở đúng những "nơi" cần khám chứ không tác động đến màng trinh nếu không cần thiết.
Các y bác sĩ sẽ có trách nhiệm không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe, cơ thể và tâm lý của người bệnh. Trong một số trường hợp, nếu cần thiết phải xử lý có liên quan đến màng trinh, bác sĩ sẽ thông báo để chờ sự quyết định của bệnh nhân. Nếu ở Hà Nội, bạn có thể đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương hoặc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Theo BS. Hoa Hồng (Tri thức Việt Nam)
Bỗng dưng bị sùi mào gà Ngoài nguyên nhân chính là lây qua đường tình dục thì còn nguyên nhân, khả năng lây lan qua đường nào khác không? Em chào bác sĩ. Em có một vấn đề về sức khỏe mong được bác sĩ tư vấn. Tháng trước, em bị ngứa ở "vùng kín", dù em đã vệ sinh rất sạch sẽ nhưng vẫn không hết. Sau đó...