Dấu hiệu nhắc nhở đến lúc phải bổ sung vitamin D cho cơ thể
Nếu nhận thấy bản thân có một hoặc nhiều những biểu hiện dưới đây thì bạn cần đến bác sỹ để kiểm tra hàm lượng vitamin D trong cơ thể và được bổ sung kịp thời.
Những lợi ích của vitamin D đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Chẳng hạn như giúp xương chắc khỏe, cải thiện tâm trạng hay thậm chí là giúp giảm cân hiệu quả hơn…
Vitamin D nổi tiếng là chất khó có được từ thực phẩm. Do đó bạn cần phải chú ý bổ sung, đồng thời chú ý các dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị thiếu hụt để bù đắp kịp thời. Nhưng điều khó khăn là những dấu hiệu này thường khó nhận biết, hay dễ bị bỏ qua.
Nếu bạn nhận thấy bản thân có một hoặc nhiều những biểu hiện dưới đây thì bạn cần đến bác sỹ để kiểm tra hàm lượng vitamin D trong cơ thể và được bổ sung kịp thời.
1. Yếu cơ
Hệ cơ xương của bạn chỉ có thể hoạt động bình thường khi cơ thể bạn nhận được đủ lượng vitamin D cần thiết. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy hệ cơ của mình yếu, nhất là khi thực hiện những bài vận động thông thường, lại dễ bị mệt mỏi thì đó là một trong những dấu hiệu bạn cần bổ sung vitamin D.
Nếu bạn nhận thấy bản thân có một hoặc nhiều những biểu hiện dưới đây thì bạn cần đến bác sỹ để kiểm tra hàm lượng vitamin D trong cơ thể và được bổ sung kịp thời (Ảnh minh họa)
2. Buồn bã, trầm cảm
Theo một nghiên cứu trong Tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism , phụ nữ có mức độ vitamin D thấp sẽ có triệu chứng buồn bã và nguy cơ mắc bệnhtrầm cảm gấp đôi những phụ nữ bình thường khác.
Video đang HOT
3. Chảy máu nướu răng
Nếu lợi của bạn thường xuyên bị sưng đau và chảy máu thì đó cũng là một trong những dấu hiệu của thiếu vitamin D.
4. Yếu xương
Vitamin D thúc đẩy sự phát triển xương. Vì vậy khi cơ thể bạn thiếu khoáng chất này, xương của bạn sẽ trở nên suy yếu, đồng nghĩa là nguy cơ gãy xương tăng lên.
Trong thực tế, một số nghiên cứu cho thấy bạn có nguy cơ gãy xương cao gấp đôi nếu nồng độ vitamin D trong cơ thể thấp.
5. Cao huyết áp
Vitamin D đóng vai trò trong sức khỏe tim mạch, giúp điều hòa huyết áp. Nó giúp cho tim duy trì nhịp đập đều đặn, đồng thời có thể kiểm soát được bệnh tim mạch nhờ lượng vitamin D đầy đủ trong cơ thể.
Vì vậy, khi bạn không nhận được đủ lượng vitamin D cần thiết, huyết áp của bạn có thể “leo thang”.
6. Buồn ngủ
Trong một nghiên cứu công bố năm 2012 của Tạp chí Y học ngủ lâm sàng, mức độ thấp của vitamin D có liên quan đến các cơn buồn ngủ vào ban ngày. Do đó, nếu bạn hay buồn ngủ, đừng loại trừ khả năng cơ thể đang thiếu vitamin D.
Nếu bạn hay buồn ngủ hoặc buồn bã, đừng loại trừ khả năng cơ thể đang thiếu vitamin D (Ảnh minh họa)
7. Dễ cáu kỉnh
Trước khi đổ lỗi cho đồng nghiệp hay bạn bè khiến bạn khó chịu thì bạn cần phải tinh tế để nhận biết rằng có thể lỗi ở chính mình.
Bạn có biết hàm lượng vitamin D trong cơ thể có liên quan đến mức độ serotonin trong não không? Người ta đã chứng minh được vitamin D đóng vai trò không thể thiếu trong sự phát triển và chức năng thần kinh của não bộ. Điều đó có nghĩa, vitamin D có ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.
Khi bạn thấy tâm trạng cũng như tính khí của mình thay đổi thất thường mà không có lý do, bạn có thể nghĩ đến trường hợp cơ thể mình đang bị thiếu hụt vitamin D.
8. Sức chịu đựng giảm
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giảm khả năng chịu đựng cũng như sức bền tổng thể trong các bài tập hay môn thể thao vận động cũng có liên quan tới hàm lượng vitamin D trong cơ thể thấp.
Theo VNE
Bổ sung vitamin và nước trong mùa lạnh
Bên cạnh việc phải cung cấp đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng thì việc bổ sung nước và vitamin hàng ngày là rất quan trọng.
Nguyên nhân thiếu nước và vitamin trong mùa rét là do ngại uống nước (sợ bị đi tiểu thường xuyên hoặc nghĩ rằng vào mùa đông không ra mồ hôi nên không cần phải uống nước), và không dùng rau, quả tươi, quả chua... (do có quan niệm cho rằng làm lạnh bụng). Đây là những quan niệm, thói quen hết sức sai lầm. Bên cạnh việc phải cung cấp đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng thì việc bổ sung nước và vitamin hàng ngày là rất quan trọng.
Bổ sung nước đầy đủ
Cơ thể chúng ta có đến 75% trọng lượng cơ thể là nước. Và nước giữ nhiều vai trò quan trọng trong hoạt động sinh lý của cơ thể và thường xuyên được bài tiết ra ngoài. Thông thường hàng ngày ta cần uống khoảng 2 lít nước để bù vào lượng nước được bài tiết ra khỏi cơ thể (qua nước tiểu, mồ hôi, hơi thở...). Vào mùa hè khí hậu nóng bức hoặc đối với người lao động chân tay nặng, lượng nước uống vào mỗi ngày đòi hỏi phải hơn 2 lít. Nước nhất thiết phải được cung cấp đầy đủ để duy trì khối lượng tuần hoàn của máu, giúp tạo môi trường vận chuyển và chuyển hóa các chất dinh dưỡng, đặc biệt giúp điều hòa thân nhiệt... Nếu nước không được cung cấp đủ, có thể sẽ dẫn đến một số rối loạn trong cơ thể, đặc biệt nếu uống nước quá ít dễ có nguy cơ bị sỏi niệu, táo bón (từ táo bón dễ dẫn đến bệnh trĩ). Riêng đối vớiphụ nữ càng cần uống đủ nước, tránh táo bón để giúp da dẻ mịn màng, tươi đẹp, nhất là trong mùa rét da rất dễ bị khô. Ta nên dùng đa dạng các loại nước như nước lã đun sôi để nguội, nước khoáng, nước trà, nước trái cây (nước chanh, nước cam...) để tạo sự ngon miệng mà vẫn duy trì đủ lượng nước cần thiết.
Mùa lạnh vẫn cần bổ sung nước cho cơ thể. (Ảnh minh họa)
Và vai trò của vitamin
Vào những ngày trời đông giá rét, ngoài việc ngại uống đủ nước, người dân còn không thích ăn rau quả tươi, quả chua nên thường dẫn đến thiếu vitamin C. Trong khi đó, vitamin C đã được thừa nhận là rất cần thiết cho sự tạo thành collagen, chỉnh sửa mô trong cơ thể và tham gia vào nhiều phản ứng chuyển hóa. ặc biệt, vitamin C có vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch, giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn. Như vậy, vitamin C có tác dụng giúp vết thương mau lành (do giúp tạo collagen), dùng để phòng cảm cúm (do giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn). Do đó, trong mùa rét chúng ta cũng rất cần vitamin C. Trong khi vào mùa rét, ta rất dễ bị cảm cúm nên càng cần ăn nhiều rau quả tươi, quả chua để tăng sức đề kháng, thậm chí có thể dùng thêm thuốc bổ sung vitamin C cho cơ thể..
Do cơ thể chúng ta không tổng hợp được vitamin, vì vậy cần được cung cấp vitamin thông qua các đồ ăn, thức uống. Trên lý thuyết, nếu ta ăn uống đầy đủ và cân bằng dưỡng chất thì không sợ thiếu vitamin. Tuy nhiên, có thể do việc bảo quản và chế biến thức ăn không tốt (như nấu chín các loại rau cải sẽ bị mất vitamin C); Hoặc do sự hấp thu ở đường tiêu hóa kém nên dù ăn uống đầy đủ cơ thể vẫn có thể thiếu vitamin. ặc biệt, một số đối tượng sau thường có nguy cơ thiếu vitamin như người ăn kiêng, ăn chay, người mới ốm dậy, bệnh nhân lao phổi, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, phụ nữ đang dùng thuốc ngừa thai, trẻ em chậm lớn, người hút thuốc, nghiện rượu... rất cần phải bổ sung vitamin bằng thuốc.
Theo VNE
Cách bổ sung dinh dưỡng chung nhất cho các kì "nguyệt san" Chị em có thể làm giảm các cơn đau trong kì nguyệt san bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng và tránh một số thực phẩm có thể làm cơn đau nặng thêm. Nhiều chị em phụ nữ gặp phải tình trạng đau bụng dữ dội trong mỗi kì kinh nguyệt. Hiện tượng này có thể do cơ địa hoặc cũng có...