Dấu hiệu ngộ độc thuốc ở trẻ em
Dược sĩ Nguyễn Hoàng Thanh Tuyền – Khoa Dược, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, hàng năm tại các cơ sở y tế có rất nhiều trường hợp trẻ em phải cấp cứu, thậm chí tử vong do ngộ độc thuốc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, tuy nhiên, phần lớn là do sự thiếu kiến thức và vô ý của người lớn.
Nguyên nhân gây ra ngộ độc thuốc ở trẻ em
- Trẻ nhỏ bị ngộ độc thường do cha mẹ cho dùng lầm thuốc, dùng quá liều hoặc không biết rõ tác dụng của thuốc. Phổ biến nhất là do dùng các thuốc giảm đau, thuốc chống nôn, thuốc kháng histamin.
- Ngộ độc cũng thường xảy ra khi cha, mẹ bận rộn, không thể theo dõi sát trẻ. Trẻ ở lứa tuổi từ 1-6 rất tò mò, chúng thích khám phá môi trường xung quanh và cho vào miệng mọi thứ lấy được.
- Ở lứa tuổi 10-17, trẻ rất nhạy cảm với các lời chỉ trích, phê bình. Nhiều trường hợp ngộ độc do tự tử ở trẻ em là do buồn vì bị điểm kém hay bị cha mẹ, thầy cô la rầy.
Ảnh minh họa.
Phát hiện sớm trẻ bị ngộ độc
- Dấu hiệu tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy.
- Dấu hiệu hô hấp: ho sặc, thở nhanh, tím môi, khó thở.
- Dấu hiệu thần kinh: hôn mê hoặc co giật, run tay chân, run giật cơ (ở mặt, ngực, đùi, cánh tay), yếu cơ sau đó là liệt cơ. Nặng hơn có liệt hô hấp, rối loạn nhịp tim.
- Dấu hiệu tăng tiết: đàm nhớt, dịch tiêu hóa, mồ hôi, nước bọt.
Khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc, cha mẹ phải quan sát kỹ chung quanh để tìm những vật nghi ngờ gây độc và liên hệ điện thoại đến bệnh viện để được hướng dẫn cách sơ cứu thích hợp. Khi đưa trẻ đến bệnh viện, phải đem theo những vật nghi ngờ gây độc.
Video đang HOT
Cách phòng ngừa ngộ độc thuốc ở trẻ em
- Không tự ý mua thuốc cho con uống. Phải dùng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ cho mỗi lần khám. Không dùng đơn thuốc trong lần khám trước hay đơn thuốc cuả trẻ khác hay của người lớn cho trẻ.
- Thuốc nên được bảo quản cẩn thận trong lọ kín, có nhãn ghi tên thuốc, hạn sử dụng rõ ràng.
- Để thuốc ngoài tầm nhìn và tầm tay với của trẻ, tốt nhất là để thuốc trong tủ có khóa an toàn.
- Định kỳ làm vệ sinh tủ thuốc gia đình, loại bỏ thuốc quá hạn dùng, thuốc bị hỏng.
- Không nên uống thuốc trước mặt trẻ vì trẻ rất dễ bắt chước.
- Các bà mẹ đang cho con bú khi dùng thuốc phải có sự tư vấn của bác sĩ vì có một số thuốc có thể truyền qua sữa mẹ gây ngộ độc cho trẻ.
- Chắc chắn rằng bạn biết rõ liều lượng và số lượng dùng thuốc, và theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ hay trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
Để đảm bảo rằng con bạn uống thuốc đúng giờ và đủ liều, bạn có thể sử dụng bảng nhắc nhở hàng ngày. Bạn cũng có thể hướng dẫn cho ông bà, người giúp việc hay những người nào chăm sóc trẻ sử dụng bảng này.
Theo đó, bảng nhắc nhở gồm có:
- Tên trẻ
- Độ tuổi và cân nặng của trẻ (liều thuốc chính xác nhất khi dựa vào cân nặng, nếu như không biết rõ cân nặng thì dựa vào độ tuổi)
- Ngày dùng thuốc
- Thời gian dùng thuốc
- Bệnh hay tình trạng sức khỏe của trẻ khi dùng thuốc (vd: sốt, tiêu chảy,…)
- Tên thuốc
- Liều lượng dùng thuốc
Bạn nên để bảng nhắc nhở ở nơi nào có thể dễ dàng nhìn thấy. Thông tin trên bảng sẽ giúp bạn và những người chăm sóc trẻ nhớ lần cho trẻ uống thuốc trước là khi nào và liều trẻ đã uống là bao nhiêu.
Bạn nên điền đầy đủ thông tin vào bảng nhắc nhở mỗi lần cho trẻ uống thuốc cho đến khi nào trẻ ngưng thuốc.
Theo Vnmedia
Tác hại của rượu đối với gan Các giải pháp phòng tránh
Theo thống kê, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về tiêu thụ rượu bia. Rượu gây viêm gan cấp và mạn tính, gan nhiễm mỡ, có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan mà vẫn không có cảm nhận gì bất thường cho đến khi quá muộn.
Rượu hủy hoại gan như thế nào?
Gan là cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là chức năng chuyển hóa và tổng hợp các chất cần thiết cho sự sống. Gan còn mang một trọng trách lớn, đó là lọc và giải độc cho cơ thể. Rượu là một độc chất đối với cơ thể mà gan giữ nhiệm vụ khử bỏ độc chất đó. Nếu uống ít, cơ thể sẽ tự đào thải rượu ra ngoài ngay khi được hấp thụ vào máu, một phần nhỏ được bài tiết qua mồ hôi, nước tiểu, và hơi thở. Còn 90% lượng rượu vào trong cơ thể sẽ do gan đảm nhiệm việc chuyển hóa thành các chất không độc hại để thải loại ra ngoài.
(Theo Hiệp Hội Rượu Bia Việt Nam)
Uống quá nhiều rượu, gan sẽ bị "kiệt quệ" và chất aldehýt là độc chất được tạo ra từ rượu sẽ trực tiếp phá hủy tế bào gan. Mặt khác, tửu lượng của mỗi người cũng rất khác nhau. Có người chỉ cần uống vài ly là mặt đỏ bừng, choáng váng, nhức đầu buộc phải dừng nhưng cũng có người càng uống mặt tái xanh và vẫn tỉnh bơ. Đó là do khả năng chuyển hóa cồn ở gan khác nhau ở mỗi người.
Rượu bia là nguyên nhân gây viêm gan thường gặp, chỉ đứng hàng thứ hai sau viêm gan do siêu vi ở nước ta. Đầu tiên, rượu có thể gây viêm gan cấp tính. Rượu làm rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng tích tụ triglyceride ở gan, làm cho gan bị nhiễm mỡ. Giai đoạn đầu, hầu như bệnh nhân không hề có triệu chứng gì đặc biệt ngoài xét nghiệm cho thấy có tình trạng tăng men gan (men AST, ALT và GGT). Bệnh gan diễn biến thầm lặng và khó nhận biết. Bình thường chỉ có 25% tế bào gan hoạt động, còn 75% để dự trữ. Do vậy, khi hơn 75% tế bào gan bị tổn thương mới có biểu hiện suy chức năng gan trên lâm sàng.
Uống bao nhiêu rượu là nhiều?
Tác hại của rượu đối với gan không liên quan đến loại rượu mà tùy thuộc vào nồng độ cồn chứa trong loại rượu đó. Người ta ước tính cứ mỗi một lon bia 330ml tương đương với một ly rượu vang cỡ trung bình 135ml, bằng rượu mạnh khoảng 30ml vì cùng chứa một lượng cồn khoảng 10g. Mỗi ngày tiêu thụ trên 60g cồn ở nam, và hơn 40g cồn ở nữ sẽ làm tăng nguy cơ bệnh gan do rượu.
Ngoài ra, nếu chỉ uống rượu mà không ăn kéo dài như vậy lâu ngày, người nghiện rượu sẽ bị suy dinh dưỡng nặng khiến cơ thể thiếu dưỡng chất và vitamin để hóa giải độc chất và tái tạo lại tế bào gan đã bị hư hại.
Lời khuyên của bác sĩ
Biện pháp duy nhất để chữa bệnh chỉ là ngưng uống rượu. Nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục uống, gan sẽ bị ngộ độc và tổn thương mạn tính, dần dần sẽ dẫn đến xơ gan mặc dù nhiều bệnh nhân vẫn không có cảm nhận gì bất thường.
Người bệnh nên điều trị tích cực kết hợp với kiêng rượu hoàn toàn để có thể "cứu vớt" phần gan còn lại và bệnh tình sẽ thuyên giảm.
Nếu người bệnh vẫn tiếp tục uống rượu, gan mất dần các khả năng hoạt động, sẽ xuất hiện các biến chứng như cổ trướng (bụng to do tích tụ dịch), ói ra máu, hôn mê, suy thận và có thể chuyển sang ung thư gan... Rượu còn ảnh hưởng đến việc chuyển hóa một số thuốc cho nên khi uống rượu nhiều, bệnh nhân rất dễ bị ngộ độc thuốc, nhất là các loại thuốc có hại cho gan. Đặc biệt là uống paracetamol chung với rượu càng rất nguy hiểm vì sẽ làm cho gan bị viêm hoại tử nặng hơn.
Nếu chỉ là gan nhiễm mỡ đơn thuần hoặc viêm gan nhẹ, việc ngưng rượu có thể giúp gan hồi phục hoàn toàn. Ngay cả khi gan đã bị xơ hóa, việc cai rượu cũng giúp làm giảm hoại tử gan và chậm tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, việc từ bỏ rượu còn liên quan đến nhiều yếu tố: ý chí của người bệnh, tình trạng lệ thuộc vào rượu (nghiện rượu) và các điều kiện về gia đình, xã hội, môi trường sống... có giúp bệnh nhân thực hiện được việc từ bỏ rượu hay không?
Bên cạnh việc cai rượu, người bệnh gan do rượu cần phải ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhiều đạm và dầu thực vật, tránh mỡ động vật, bổ sung các vitamin C, E, B, giảm cân nếu bị béo phì. Có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ tế bào gan, chống oxýt hóa, làm cải thiện tình trạng viêm. Đặc biệt, chất phospholipid, thành phần chính trong thuốc bổ trợ gan có khả năng tu sửa và khôi phục chức năng màng tế bào gan đã bị tổn thương, góp phần ngăn ngừa các tác hại của rượu trên gan đồng thời giúp làm lành quá trình tổn thương viêm gan do rượu, làm chậm tiến trình xơ hóa gan.
Theo TTVN
10 loại thực phẩm 'chết' cũng không được ăn vì rất độc Những món thực phẩm dưới đây rất quen thuộc và bổ dưỡng. Nhưng nếu ăn không đúng cách thì hậu quả mà chúng đem lại cũng khôn lường. Cà chua xanh Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng...